Thời gian gần đây nếu chăm xem thời sự, anh em sẽ thường xuyên thấy những quảng cáo kêu gọi giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày chiếu trước và sau thời sự. Nhưng đồ ăn nhạt quá không thấy ngon thì phải làm sao? Giáo sư đại học Meiji ở Tokyo là Homei Miyashita, cùng tập đoàn thực phẩm nổi tiếng Nhật Bản, Kirin đã tạo ra được giải pháp.
Đôi đũa mà các nhà khoa học Nhật Bản tạo ra đôi đũa có thể dùng tín hiệu điện để mô phỏng chính xác quá trình các gai vị giác trên lưỡi cảm nhận vị mặn của thức ăn, nhờ vào cách khuếch đại tác động của ion natri từ lượng muối có trong những món ăn lên lưỡi. Đôi đũa này vận hành nhờ vào một cụm máy tính nhỏ đeo ở cổ tay.
Kết quả là nhờ đôi đũa này, món ăn sẽ tạo ra cảm giác mặn hơn so với lượng muối thực tế trong những khẩu phần ăn. Giáo sư Miyashita và tập đoàn Kirin kỳ vọng sang năm 2023 tới sẽ có phiên bản thương mại hóa bán ra thị trường, từ đó giúp giảm lượng muối trung bình người dân Nhật Bản tiêu thụ hàng ngày.
Theo thống kê, một người trưởng thành ở Nhật Bản tiêu thụ khoảng 10g muối mỗi ngày, cao gấp đôi khuyến cáo của WHO. Và thậm chí người Việt Nam còn cần đôi đũa này hơn, vì trung bình một người Việt tiêu thụ từ 18 đến 22g muối mỗi ngày, tức là cao gấp 3 đến 4 lần khuyến cáo. Ăn mặn là xuất phát điểm của nhiều căn bệnh gây tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là tim mạch. Theo nhiều nghiên cứu, ăn mặn là nguyên nhân gây ra 62% các ca tai biến mạch máu não và 49% các ca nhồi máu cơ tim. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy tim.
Thử nghiệm cho thấy, những người tình nguyện thử nghiệm nói so với đũa bình thường, những món ăn với đôi đũa đặc biệt này tạo ra cảm giác mặn hơn khoảng 1,5 lần so với thực tế. Nhờ đó, những bát súp miso hay mì ramen có thể giảm lượng gia vị và nước tương, nhưng mức độ đậm đà trong miệng thực khách không hề ảnh hưởng.
Theo Guardian
Đôi đũa mà các nhà khoa học Nhật Bản tạo ra đôi đũa có thể dùng tín hiệu điện để mô phỏng chính xác quá trình các gai vị giác trên lưỡi cảm nhận vị mặn của thức ăn, nhờ vào cách khuếch đại tác động của ion natri từ lượng muối có trong những món ăn lên lưỡi. Đôi đũa này vận hành nhờ vào một cụm máy tính nhỏ đeo ở cổ tay.
Kết quả là nhờ đôi đũa này, món ăn sẽ tạo ra cảm giác mặn hơn so với lượng muối thực tế trong những khẩu phần ăn. Giáo sư Miyashita và tập đoàn Kirin kỳ vọng sang năm 2023 tới sẽ có phiên bản thương mại hóa bán ra thị trường, từ đó giúp giảm lượng muối trung bình người dân Nhật Bản tiêu thụ hàng ngày.
Theo thống kê, một người trưởng thành ở Nhật Bản tiêu thụ khoảng 10g muối mỗi ngày, cao gấp đôi khuyến cáo của WHO. Và thậm chí người Việt Nam còn cần đôi đũa này hơn, vì trung bình một người Việt tiêu thụ từ 18 đến 22g muối mỗi ngày, tức là cao gấp 3 đến 4 lần khuyến cáo. Ăn mặn là xuất phát điểm của nhiều căn bệnh gây tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là tim mạch. Theo nhiều nghiên cứu, ăn mặn là nguyên nhân gây ra 62% các ca tai biến mạch máu não và 49% các ca nhồi máu cơ tim. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy tim.
Thử nghiệm cho thấy, những người tình nguyện thử nghiệm nói so với đũa bình thường, những món ăn với đôi đũa đặc biệt này tạo ra cảm giác mặn hơn khoảng 1,5 lần so với thực tế. Nhờ đó, những bát súp miso hay mì ramen có thể giảm lượng gia vị và nước tương, nhưng mức độ đậm đà trong miệng thực khách không hề ảnh hưởng.
Theo Guardian