Con người luôn ăn thịt xuyên suốt trong lịch sử của mình, nhưng gần đây, con người tiêu thụ thịt với tốc độ khủng khiếp. Sản lượng thịt toàn cầu đạt khoảng 375 triệu tấn vào năm 2018, hơn gấp ba lần lượng thịt thế giới sản xuất 50 năm trước đây.
Sản xuất thực phẩm có nguồn gốc động vật gây ra những tác động rất lớn lên môi trường, mỗi năm tốn xấp xỉ 2.422 giga mét khối nước và chiếm khoảng 57% tất cả khí nhà kính từ quá trình sản xuất thực phẩm nói chung - gần gấp đôi lượng khí thải từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Đó là chưa kể tới việc chăn thả gia súc chiếm khoảng 26% đất canh tác được trên Trái Đất. Với tác động như thế, nhiều người cho rằng đã đến lúc giảm ăn thịt và tìm những giải pháp thay thế khả thi. Hải sản có thể là lựa chọn hoàn hảo.
Hải sản là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng có tác động khí hậu tương đối thấp. Các tác giả của một nghiên cứu mới trên tạp chí Nature đã phân tích lượng phát thải khí nhà kính liên quan đến việc sản xuất các loại hải sản khác nhau như cá trắng và động vật giáp xác cũng như mật độ dinh dưỡng của chúng. Họ phát hiện ra rằng giảm tiêu thụ thịt đỏ và thay thế bằng một số loài hải sản có thể cải thiện dinh dưỡng và đồng thời giảm phát thải khí nhà kính.
Hải sản chứa các chất dinh dưỡng mà các loại thực phẩm khác không có hoặc chỉ có ở hàm lượng rất thấp, chẳng hạn như iốt, vitamin D và axit béo omega-3. Ở khía cạnh dinh dưỡng và phát thải khí nhà kính, những loài có lượng phát thải thấp nhất trên mỗi mật độ dinh dưỡng là các loài cá nổi nhỏ (loài sống gần mặt nước như cá cơm, cá thu và cá trích), loài hai mảnh như trai và hàu, và họ cá hồi.
Sản xuất thực phẩm có nguồn gốc động vật gây ra những tác động rất lớn lên môi trường, mỗi năm tốn xấp xỉ 2.422 giga mét khối nước và chiếm khoảng 57% tất cả khí nhà kính từ quá trình sản xuất thực phẩm nói chung - gần gấp đôi lượng khí thải từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Đó là chưa kể tới việc chăn thả gia súc chiếm khoảng 26% đất canh tác được trên Trái Đất. Với tác động như thế, nhiều người cho rằng đã đến lúc giảm ăn thịt và tìm những giải pháp thay thế khả thi. Hải sản có thể là lựa chọn hoàn hảo.
Hải sản là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng có tác động khí hậu tương đối thấp. Các tác giả của một nghiên cứu mới trên tạp chí Nature đã phân tích lượng phát thải khí nhà kính liên quan đến việc sản xuất các loại hải sản khác nhau như cá trắng và động vật giáp xác cũng như mật độ dinh dưỡng của chúng. Họ phát hiện ra rằng giảm tiêu thụ thịt đỏ và thay thế bằng một số loài hải sản có thể cải thiện dinh dưỡng và đồng thời giảm phát thải khí nhà kính.
Hải sản chứa các chất dinh dưỡng mà các loại thực phẩm khác không có hoặc chỉ có ở hàm lượng rất thấp, chẳng hạn như iốt, vitamin D và axit béo omega-3. Ở khía cạnh dinh dưỡng và phát thải khí nhà kính, những loài có lượng phát thải thấp nhất trên mỗi mật độ dinh dưỡng là các loài cá nổi nhỏ (loài sống gần mặt nước như cá cơm, cá thu và cá trích), loài hai mảnh như trai và hàu, và họ cá hồi.
Theo nghiên cứu này, các loài cá nổi lớn như cá ngừ vây vàng cũng có mật độ dinh dưỡng cao, nhưng chúng tạo ra nhiều khí thải hơn các loài cá nổi nhỏ, loài hai mảnh và họ cá hồi. Trong khi đó, hầu hết các loài cá trắng - như cá tuyết Đại Tây Dương - có lượng phát thải khí nhà kính ít hơn so với cá nổi lớn nhưng không bổ dưỡng bằng. Chuyển từ ăn thịt bò sang các loại hải sản có thể giảm lượng khí thải lớn nhưng câu chuyện không đơn giản như thế.
Vấn đề đầu tiên là sản xuất bền vững từng loài hải sản. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nguồn nuôi và phương pháp sản xuất cũng như thức ăn cho nuôi trồng thủy sản. Vào năm 1974, khoảng 10% lượng cá được đánh bắt ở mức độ không bền vững về mặt sinh học, có nghĩa là chúng bị đánh bắt với tốc độ nhanh hơn tốc độ phục hồi. Kể từ đó, tỷ lệ phần trăm này đã tăng gấp ba lần — lên 31 phần trăm vào năm 2013 và 34 phần trăm vào năm 2020. Đánh bắt quá mức, nguyên nhân chính của sự suy giảm quần thể động vật hoang dã đại dương, có thể phá vỡ các quần thể tự nhiên và làm suy giảm nghiêm trọng số lượng của nhiều loài, do đó làm tổn hại đến đa dạng sinh học đại dương.
Nhiều đàn cá nổi nhỏ hiện đang bị đánh bắt quá mức không chỉ để cho con người tiêu thụ mà còn để lấy bột cá dùng trong nuôi trồng thủy sản. Nhiều đàn cá hồi cũng có số phận tương tự và số lượng loài hai mảnh đang suy giảm do biến đổi khí hậu, vì vậy nhiều người lo ngại về tính bền vững của sản xuất từ nhu cầu ngày càng gia tăng.
Các nhà hoạch định chính sách đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình sản xuất thủy sản bền vững. Những người này ảnh hưởng đến hệ thống thực phẩm từ nhiều góc độ khác nhau, từ khuyến cáo về chế độ ăn uống đến các quy định về đánh bắt hoặc thủ tục cấp phép nuôi trồng thủy sản.
Để tăng sản lượng hải sản mà không gây tổn hại đến môi trường, tất cả các quần thể phải được quản lý bền vững, có nghĩa là đánh bắt trong giới hạn sinh học và bảo vệ hệ sinh thái của chúng. Điều này tối đa hóa thu hoạch từ đánh bắt thủy sản. Cũng cần đảm bảo rằng cá thu hoạch được sử dụng triệt để và không bị lãng phí dọc theo chuỗi cung ứng cũng sẽ tạo ra sự khác biệt. Rất nhiều thịt vụn trong chế biến cá được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, mặc dù hoàn toàn có thể tận dụng phế phẩm này để sản xuất thực phẩm cho người. Trong khi đó, các khu bảo vệ biển (marine protection areas) có thể khôi phục các hệ sinh thái. Thêm nữa, các nhãn trên bao bì sản phẩm thông báo cho người tiêu dùng về sản xuất thủy sản bền vững cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng.
Tổng kết lại, nếu muốn vết chân carbon (carbon footprint) và ăn thịt đỏ ít hơn, hãy thử kết hợp nhiều hải sản có nguồn gốc bền vững vào chế độ ăn uống. Điều này không chỉ có ích cho môi trường mà còn cơ thể được hưởng lợi từ một chế độ ăn uống đa dạng.
Theo PopSci.