Mới đây, các nhà khảo cổ vừa phát hiện 46 bức điêu khắc tuyệt đẹp về các nữ thần Ai Cập thời cổ đại đã bị chôn vùi suốt ngần ấy năm dưới những lớp bồ hóng và phân chim. Theo đó, những điêu khắc đầy màu sắc với nhiều chi tiết phức tạp đã được khắc trên trần nhà của một ngôi đền được xây từ thời Ai Cập cổ đại cách đây gần 2.200 năm.
Quang cảnh ngôi đền thờ thần Khnum
Theo Christian Leitz, một giáo sư và là giám đốc của Khoa Ai Cập học tại Đại học Tübingen ở Đức, cho biết, ngôi đền này tọa lạc tại Esna, một thành phố tại miền nam Ai Cập, cách thành phố Luxor (Thebes cổ đại) khoảng 60 km về phía nam, được xây dựng để tôn thờ thần Khnum, một vị thần Ai Cập cổ đại đại diện cho sự sinh sản và cai quản nguồn nước. Chữ tượng hình được khắc trên ngôi đền cho thấy người Ai Cập cổ đã thực hiện các việc thờ tụng tại ngôi đền trong gần 400 năm - giữa thời kỳ của pharaoh Ptolemy VI (trị vì từ năm 180 TCN đến năm 145 TCN) và hoàng đế La Mã Decius (trị vì từ năm 249 đến năm 251).

Quang cảnh ngôi đền thờ thần Khnum
Theo Christian Leitz, một giáo sư và là giám đốc của Khoa Ai Cập học tại Đại học Tübingen ở Đức, cho biết, ngôi đền này tọa lạc tại Esna, một thành phố tại miền nam Ai Cập, cách thành phố Luxor (Thebes cổ đại) khoảng 60 km về phía nam, được xây dựng để tôn thờ thần Khnum, một vị thần Ai Cập cổ đại đại diện cho sự sinh sản và cai quản nguồn nước. Chữ tượng hình được khắc trên ngôi đền cho thấy người Ai Cập cổ đã thực hiện các việc thờ tụng tại ngôi đền trong gần 400 năm - giữa thời kỳ của pharaoh Ptolemy VI (trị vì từ năm 180 TCN đến năm 145 TCN) và hoàng đế La Mã Decius (trị vì từ năm 249 đến năm 251).


Quảng cáo
Trong nhiều thế kỷ sau khi ngôi đền bị bỏ hoang, những bức điêu khắc tuyệt đẹp đầy màu sắc cũng dần bị lấp dưới lớp bồ hóng và bụi bẩn dày. Leitz cho biết, nhóm nghiên cứu Ai Cập-Đức đã làm sạch các bức tranh hiện vật này bằng cồn, qua đó có thể một lần nữa tái hiện được sự sống động đầy màu sắc của những thành quả nghệ thuật đặc biệt này. Các nhà khảo cổ thực sự vô cùng kinh ngạc trước các chi tiết đầy màu sắc và sống động của những bức điều khắc tuyệt đẹp này.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện rằng các bức điêu khắc trong ngôi đền có các chi tiết mô tả Nekhbet - một nữ thần được mô tả dưới hình dạng một con kền kền đội vương miện Trắng của Thượng Ai Cập, cùng với Wadjet - một nữ thần được mơ tả dưới hình dạng một con rắn hổ mang có cánh đội đĩa Mặt trời của Hạ Ai Cập. Nekhbet và Wadjet đôi khi được người Ai Cập cổ đại gọi chung với cái tên "Nebty", nghĩa là là "Hai quý bà". Thời Ai Cập cổ đại, sau khi Ai Cập thống nhất, Nekhbet và Wadjet thường được miêu tả là "những vị thần bảo hộ của Ai Cập".

Hiện tại, chỉ còn phần tiền sảnh của ngôi đền là còn tồn tại cho đến ngày nay, với chiều dài khoảng 37m, rộng 20 m và cao 15 m. Người Ai Cập cổ đại có thể đã xây dựng tiền sảnh cuối cùng, sau khi các phần khác của ngôi đền đã được xây dựng. Việc làm sạch và bảo tồn các bức tranh vẫn đang được nhóm nghiên cứu và các nhà khảo cổ tiến hành cẩn trọng. Đã có hơn một nửa phần trần nhà và 8/ 18 cột nhà được làm sạch, bảo quản và được tiến hành việc ghi chép lại các dữ liệu cần thiết.
Theo Livescience, University of Tübingen (1) (2)