Angry Birds: Định hình cả ngành game mobile, nhưng rồi lại hụt hơi trước chính xu hướng nó tạo ra

P.W
23/4/2023 9:47Phản hồi: 53
Angry Birds: Định hình cả ngành game mobile, nhưng rồi lại hụt hơi trước chính xu hướng nó tạo ra
Không nhiều người biết đến Rovio Entertainment, hãng game có trụ sở tại Helsinki, Phần Lan. Nhưng nhắc đến Angry Birds, chắc chắn họ biết ngay. Từng có thời điểm, mọi chiếc điện thoại đều phải cài Angry Birds. Lý do đơn giản vì ở cái quãng năm 2010, 2011 ấy, Angry Birds có thể coi là tác phẩm nổi bật nhất mà mọi người có thể thưởng thức trên chiếc điện thoại. Rồi thì bên cạnh Angry Birds, còn cả Temple Run và Fruit Ninja nữa chứ.

Bỗng tuần trước có thông tin Sega bỏ ra hơn 700 triệu USD mua lại hãng game lừng lẫy một thời, nhưng giờ chẳng còn mấy ai nhớ đến: https://tinhte.vn/thread/sega-mua-lai-nha-phat-trien-angry-birds-voi-gia-775-trieu-usd-mo-rong-kinh-doanh-game-mobile.3658498/

Sega mua lại nhà phát triển Angry Birds với giá 775 triệu USD, mở rộng kinh doanh game mobile

Thông tin có phần bất ngờ, đó là Sega vừa tuyên bố mua lại Rovio, nhà phát triển game đến từ Phần Lan, những người tạo ra series game mobile Angry Birds nổi tiếng một thời. Mấy năm gần đây, với series Yakuza, Persona, Sonic The Hedgehog, Bayonetta…
tinhte.vn


Điều ít người biết, cho tới trước khi Angry Birds ra mắt, studio game do Niklas Hed thành lập năm 2003 này đã tạo ra… 51 trò chơi khác nhau. Không một ai biết hay nhớ đến 51 cái tên ấy, vì giữa thị trường game vốn đã khổng lồ về quy mô lẫn cả số lượng nhà phát triển và số lượng đầu game như vậy, ngoại trừ việc tạo ra một cú hit đúng nghĩa đen, tác phẩm chỉ ở dạng làng nhàng sẽ bị quên lãng ngay.

Tinhte_AngryBirds1.jpg

Rovio khi ấy phải nhờ tới những công việc outsource từ Real Networks hay Electronic Arts mới có nguồn thu. Từ năm 2007 đến 2009, số lượng nhân sự của Rovio giảm từ 50 xuống còn 12. Và rồi Hed cùng người em họ Mikael đã phải tạo ra một kế hoạch để cứu lấy hãng game chính họ thành lập. Kế hoạch này dần thành hình, trò chơi thứ 52 của Rovio, Angry Birds.


Tháng 12/2009, Angry Birds ra mắt trên iOS, và phần còn lại của câu chuyện đã trở thành lịch sử.

Có thể liệt kê quá nhiều những lý do Angry Birds thành công, dù nó ra mắt cùng thời điểm với hằng hà sa số những trò chơi khác cập bến trên chiếc iPhone 3GS cũng ra mắt trong năm 2009. Cách chơi của nó cực kỳ đơn giản: Dùng ná bắn những chú chim không biết bay về phía những tòa lâu đài của băng đảng lợn dựng lên để tiêu diệt chúng, đòi lại số trứng mà đám lợn đã ăn trộm. Càng về những màn sau, những loài chim mới, với tính chất gameplay riêng được đem tới cho anh em. Mọi chi tiết gameplay ấy đều tuân thủ quy luật vật lý, mô phỏng tốt trọng lực để tạo ra đường bay cho những chú chim không cánh tròn xoe cáu kỉnh.

Tinhte_AngryBirds2.jpg

Không chỉ mọi người nghiện Angry Birds, mà chính bản thân những nhà phê bình game cũng dành tặng những lời có cánh cho trò chơi này. Họ thừa nhận lối chơi của Angry Birds đủ khiến mọi người dán mắt hàng giờ vào chiếc điện thoại. Giá bán của game trên App Store cũng rẻ nữa. Ấy là chưa kể đến việc Angry Birds tối ưu hoàn hảo cách điều khiển game dựa vào màn hình cảm ứng thay vì những nút bấm ảo hiện ra trên màn hình.

Chỉ mất sáu tháng để Angry Birds leo lên đỉnh #1 của danh sách những ứng dụng bán chạy nhất trên App Store. Tính đến tháng 4 năm ngoái, Những phiên bản Angry Birds đã được tải về trên 5 tỷ lượt.

Cũng phải tính toán một phần thành công của Angry Birds đến từ chính sự sơ sài của App Store cũng như Play Store ở thời điểm ấy, kết hợp với số lượng game mobile lúc ấy cũng chưa nhiều tới mức ngợp như bây giờ. Giờ này vào hai chợ ứng dụng của iOS và Android, anh em thậm chí còn được tìm kiếm những trò chơi theo từng thể loại nhất định, có cả bảng xếp hạng game nào nhiều lượt tải nhất, doanh thu cao nhất, v.v… Còn ở năm 2009, 2010, không có những lựa chọn đó.

Vậy là Angry Birds có được lợi thế cơ bản của bất kỳ sản phẩm nào ra mắt thị trường trước tiên, khi cạnh tranh chưa gay gắt và lựa chọn cũng chưa nhiều.

Tinhte_AngryBirds3.jpg

Quảng cáo



Thực tế, dù không thể quy kết toàn bộ công lao về cho một trò chơi duy nhất, nhưng Angry Birds chắc chắn đã góp một phần công rất lớn để khiến game trên smartphone phổ biến như ngày hôm nay. Và khi cuộc đua cấu hình SoC máy điện thoại diễn ra, trước cuộc đua màn hình đục lỗ mấy năm trước rồi bây giờ là cuộc đua cấu hình camera smartphone hiện giờ, Angry Birds đã chứng tỏ những chiếc máy với màn hình cảm ứng có thể trở thành một thiết bị chơi game nghiêm túc, thay thế được những thiết bị như PS Vita hay Nintendo 3DS thời điểm ấy.

Nói đi cũng phải nói lại, PS Vita và Nintendo 3DS thường bị coi là ra mắt sai thời điểm, khi iPhone đã tạo ra được nền tảng quá ổn với hàng trăm triệu người dùng toàn thế giới, giúp họ giải trí mọi lúc mọi nơi. Nhưng nếu không có những tác phẩm được phát triển riêng cho smartphone như Angry Birds, thì chúng ta sẽ lại rơi vào câu chuyện con gà quả trứng, khi thiết bị thì khỏe nhưng chẳng ai chịu làm game.

Thế nhưng, chính thành công quá lớn của Angry Birds lại tạo ra một cái bóng góp một phần không nhỏ tạo ra sự suy tàn của series này.

Tinhte_AngryBirds4.jpg

Đâu đó quãng 5 đến 6 năm sau, đến giữa thập niên 2010, thời kỳ iPhone 6 và 7 ra mắt, Angry Birds trở thành những trò chơi cho “ông già bà cả” hay “trẻ nít” chơi, chứ đối tượng đông đảo nhất sở hữu smartphone đã chuyển sang những trò chơi khác, vui hơn và đẹp hơn so với Angry Birds.

Anh em hẳn còn nhớ thời ấy các hãng cứ chạy đua với những demo đồ họa cùng câu từ khóa “hình ảnh tiệm cận console” chứ? Đó cũng chính là thời kỳ ba xu hướng game mobile được khai thác.

Quảng cáo





Thứ nhất chính là Pokemon GO khét tiếng, thứ tạo ra những nhóm bạn trẻ túm năm tụm ba ở những địa điểm công cộng chơi game cùng nhau. Thứ hai là những tác phẩm với hình ảnh đúng là tiệm cận với máy chơi game, nhờ sức mạnh của chip xử lý bên trong chiếc điện thoại. Năm 2015, 2016 chính là thời điểm chúng ta có FIFA Mobile, Need for Speed: No Limits và The Room Three. Thứ ba là những game PvP phong cách MOBA cho mọi người chiến đấu với nhau. Anh em có nhớ chính năm 2016 là thời điểm Liên Quân Mobile ra mắt không?

Về phần Angry Birds, phần 2 của series cũng ra mắt trong năm 2015. Nhưng giống như mọi thương hiệu nổi tiếng toàn cầu khác, Rovio cũng cố gắng hết sức để mở rộng Angry Birds sang những thể loại khác đẻ tìm thêm khán giá cho những chú chim điên. Từ đó tới nay, liên tục những phiên bản lấy phong cách khác nhau, ví dụ như ăn theo Star Wars, ăn theo bộ phim Rio, rồi cả Transformers lần lượt ra mắt. Đấy là những game còn giữ phong cách giải đố giống hệt như phiên bản gốc. Giờ này lên App Store, gõ từ khóa Angry Birds, anh em sẽ được nhìn thấy đâu đó cỡ… trên dưới hai chục trò chơi với đủ thể loại khác nhau.

Tinhte_AngryBirds5.jpg

Và ở cái thời năm 2015, khi nói đến game mobile, người ta nhắc đến Candy Crush và Clash of Clans, chứ không phải Angry Birds.

Nhưng mọi nỗ lực tìm ra phong cách mới để giữ Angry Birds đều chỉ dừng lại ở việc những tác phẩm mới ra mắt, chứ về mặt doanh thu, Angry Birds vẫn chỉ dựa vào phần 2, trò chơi với phong cách truyền thống nhất của series, bắn những chú chim về phía lâu đài lợn. Doanh thu của riêng trò chơi Angry Birds năm 2012 là gần 200 triệu USD. Đến năm 2022, đáng lẽ nếu giữ vững tốc độ phát triển, thì với hơn 20 game trên di động, có cả phim chiếu rạp lẫn bản quyền nhân vật bán cho các hãng, anh em sẽ nghĩ Rovio kiếm dược hàng tỷ USD. Nhưng con số của năm 2022 chỉ là 286.2 triệu USD.

Tinhte_AngryBirds6.jpg

Hơn chục năm nhìn lại, rất dễ để chúng ta thấy chính những nguyên nhân giúp Angry Birds thành công lại chính là nguyên nhân khiến giờ đây chẳng mấy ai quan tâm tới trò chơi này nữa:

  • Sự độc đáo: Thời điểm ra mắt, Angry Birds là một tác phẩm độc đáo về lối chơi, tối ưu hoàn hảo cho màn hình cảm ứng, có mục tiêu rõ ràng với gameplay và hình ảnh ấn tượng. Nhưng dần dần khi công thức đã đi vào lối mòn, những game Angry Birds sau này chẳng còn sức hút như ngày đầu nữa.
  • Thời điểm: Như đã nói, việc ra mắt sớm trên một nền tảng phân phối ứng dụng mới, đã thế lại còn là nền tảng đã tạo ra cuộc cách mạng cho giải trí số, Angry Birds có được thành công rất lớn trong những ngày đầu. Thời ấy có quá ít tác phẩm cạnh tranh đủ sức đọ lại với trò chơi của người Phần Lan. Angry Birds lúc ấy là trò chơi hoàn hảo, ra mắt trên nền tảng hoàn hảo ở một thời điểm hoàn hảo. Chính yếu tố này cũng đã giúp một series khác trở thành cái tên dẫn đầu ngành: Call of Duty, với phiên bản Call of Duty 4 với chế độ chơi mạng ấn tượng ra mắt đúng thời điểm Xbox 360 ra mắt.
  • App Store: Phân phối ứng dụng trên App Store là một cái vòng lặp không hồi kết với một ứng dụng thành công. Cách tốt nhất để thu hút người chơi lẫn doanh thu là ứng dụng phải nằm ở những vị trí rất cao trong các bảng xếp hạng, dựa trên số lượt tải và tốc độ tăng lượng tải. Ở đầu chu kỳ, kết hợp với việc là sản phẩm ra mắt sớm trên một thị trường non trẻ, Angry Birds có cái đà rất ổn. Đứng trên top BXH càng lâu thì càng nhiều người tải game, vì chẳng mấy ai có thời gian đi mò mẫm từng game riêng lẻ, xem kỹ screenshot lẫn đánh giá của người chơi để tải về cả.

Tinhte_AngryBirds7.jpg

Giống hệt như cái việc nghe một bài hát hay 100 lần mỗi ngày, dần dần mọi người cũng bắt đầu chán cái sự lặp đi lặp lại thiếu sáng tạo của Angry Birds. Rovio cũng phải chịu một phần lỗi, khi họ liên tục cho ra mắt những game dựa trên cùng một concept. Những xu hướng game mobile mới cuốn hút hơn và có chiều sâu hơn dần thay thế cho lối chơi đơn giản của Angry Birds. Giờ những tác phẩm đem về nhiều tiền nhất trên mobile đều thuộc ba thể loại: MOBA như Liên Quân (doanh thu đã vượt qua con số 13 tỷ USD toàn cầu), nhập vai như Genshin Impact (doanh thu sau 2 năm ra mắt đạt hơn 4 tỷ USD) hay bắn súng như PUBG Mobile (tính riêng doanh thu 2022 đạt 1.72 tỷ USD).

Tinhte_AngryBirds8.jpg

Dĩ nhiên thể loại giải đố vẫn còn một nhà vua không ai xô đổ được ngai vàng: Candy Crush Saga. Với việc liên tục ra mắt những màn chơi và chế độ chơi mới, cái việc King thuê các chuyên gia tâm lý để giúp game của họ gây nghiện là thứ luôn tạo ra thành công cho tác phẩm này. Nhờ đó, dù thua kém những trào lưu mới, Candy Crush vẫn mang về hơn 1 tỷ USD trong năm 2022.

Rất dễ để nghĩ ra những phép so sánh một quả bom tấn toàn cầu như Angry Birds với hiện tượng Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông. Kể từ sau phiên bản gốc, không một trò chơi nào, kể cả Angry Birds 2, có được sức hút mạnh như những gì Rovio đạt được hồi năm 2009. Nhưng những gì xảy đến với sức hút của Angry Birds lại khác biệt hoàn toàn. Nó là tổng hòa của rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, chứ không phải một cái tên bùng nổ rồi vụt tắt một cách cực kỳ chóng vánh như Flappy Bird.

Tinhte_AngryBirds9.jpg

Đối với những người chơi game mobile giải trí lúc rảnh rỗi, mỗi lần chỉ chơi 20 30 phút, thì giờ họ có mạng xã hội, có những dịch vụ xem clip trực tuyến để giải trí, vừa nhanh vừa nhiều thứ mới mẻ hơn việc ngồi canh góc bắn những chú chim trong game. Đó là lý do khách quan. Còn lý do chủ quan, như đã đề cập, đó là vì Rovio không chịu thay đổi trước những xu hướng của ngành game, mà quan trọng nhất có lẽ chính là cơn bão free to play với tính năng in app purchases để kiếm doanh thu.
53 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Một thời chơi game này nhưng không thấy hấp dẫn. Chơi có mấy cửa rồi không chơi nữa.
@vnstockguru nhái gunbound mà bác
@vnstockguru me too
Angry Birds giờ đây quá đơn giản với 1 game mobile rồi. Giờ cần nội dung sâu hơn nữa như mấy game RPG hiện tại
Rovio phát hiện ra mình bị thụt lùi, và dấn thân vào làm game match-3 puzzles như Candy Crush, vốn là thể loại thống trị trong nền tảng di động thì đã quá trễ và một phần nữa là dở.😁
Con cu phẫn nộ ^^
1 thời khởi nguồn game độc quyền trên mấy máy nokia Asha 311. Sau đó có cho các máy thấp hơn. ! bầu trời kỉ niệm. Chim Điên có ngày phải bán mình, thời gian và thời thế không chờ đợi một ai cả
Game này ăn may thôi chứ chả có vẹo gì mà chơi
@hoangle1979 vl ăn may, bác tìm hiểu kỹ vào, để được nổi lên như một trong những game ăn khách nhất không phải qua một đêm đâu mà được đâu
@luca_suarez ổng 1979, năm 2012 game mới nổi, lúc ấy ổng đang 33 tuổi, áp lực cơm áo gạo tiền nên ko hứng thú xu hướng hồi ấy, tuổi ông ấy là nokia 8800 hoặc N serrie thì mới là thời mình..
TAD23
ĐẠI BÀNG
một năm
@vunh94 ý là lớn tuổi nên nhận xét thế là hợp lý à 😆) hay người ta gọi là già đầu còn hay phát biểu ngu 😃)) thế nào là may 😃)) già thế đã kiếm đc bằng cái móng chân của con chim đấy chưa
games kiểu này vs xếp kim cương giờ ít ai thèm chơi
@O.R.A.N.G.E kể từ thời ip6 tới giờ m chưa gặp ai chơi luôn
@sóc Đỏ @sóc Đỏ
Candy crush doanh thu tỉ đô đấy.
@sóc Đỏ B ko gặp ko có nghĩa là ko có, nên nhớ đến cả game Pikachu mà giờ vẫn còn kha khá người tìm cài lên đt để chơi đấy
@O.R.A.N.G.E mình đâu có nói ko có đâu ? 😅😅
Hồi xưa xài con galaxy mini chơi được game này mừng hết lớn 😁
@JerryKist E72 vẫn chơi
Mình đang nhìn thấy kết cục của Google trong này.
Người tạo ra xu thế và bị xu thế đá đít, phải bán mình.
@tinhdg @tinhdg cố mơ tiếp đi i cừu ạ 🤣
Nomadd
ĐẠI BÀNG
một năm
@tinhdg Đi ngủ đi bạn. Thẩm du xong ko nên đi comment vô ý thức như vậy
@tinhdg Mình lại nghĩ. Đến lúc bạn xanh cỏ thì Google nó vẫn ở đấy. 😅
Games gì thì games nó chỉ có thể hot 1 thời gian thôi. Chơi mãi là chán mà, Đổi games mới. Nên nó hết thời là bình thường.
cho ace thich nge 😁
Ấn tượng nhất quả trải lưỡi ra giặt khi phát hiện vừa uống nước tiểu của Đại bàng 😝
Cách đây 10 năm ở Việt Nam cũng có ông mãnh nào đó tạo ra được game Chim ngu bay bay qua các ống nước ý và đạt được lượt tải rất lớn trên các cửa hàng store và CHplay ! Và sau đó có người phô ra là ông này kiếm được rất nhiều tiền từ game này đó! Thế là thuế đến sờ gáy yêu cầu nộp tiền ! Bây giờ game này nghỉm rồi ! Thật đáng tiếc ko phát triển được ở Việt nam âu cũng là cái nghiệp kiếp trước để lại
@Emranhieulam1990 Nó mà để lại và đóng thuế thì tiền kiếm vẫn nhiều chả hiểu sao sợ
truongpv
ĐẠI BÀNG
một năm
@Emranhieulam1990 Flappy bird - Nguyễn Hà Đông
@Emranhieulam1990 Vấn đề game ngủm đâu phải do đóng thuế 😆)
@truongpv Đúng rồi Của ông này ! Hà Đông cũng là nơi ông này ở
DKez
TÍCH CỰC
một năm
@Emranhieulam1990 ông ấy ko thích nổi thôi, và cũng ko chịu được áp lực nổi tiếng, ông ý giờ vẫn làm IT và vẫn giàu hơn 90% anh em trong tt 😆))
Làm 1 game sống cả đời là đây
@bạn nhật là coder , 1 là thằng culi code mãi mãi ,2 là tạo ra sp riêng và đổi đời
Nhớ năm 2010 trong lớp có thg xài con Sony X10 android cũng hơn chục củ lúc đó, mượn chơi Angry Birds phê lòi, về nhà lấy cái X10 của bà chị cài chơi bị bả chửi xong vài hôm sau thấy bả cũng chơi 😂
P.s: năm đó mình xài Nokia E63 😅
Mình thì thấy mấy game nhỏ nhỏ giải trí như này phần nhiều là ăn may, kiểu lướt sóng. Chứ gameplay thì game nào cũng sẽ có sự thu hút riêng thôi.
Như thời anh Nguyễn Hà Đông mọi người tung hô ảnh quá trong khi ảnh biết rõ là tầm mình chưa tới mức đó.
Lựa chọn xoá game và ở ẩn có hơi tiêu cực nhưng có lẽ là phù hợp nhất trong hoàn cảnh của ảnh. Dù sao cũng respect ảnh vì đã đủ tỉnh táo để làm vậy chứ không bị cuốn theo vòng xoáy.
TKNRCT
ĐẠI BÀNG
một năm
Thế mới thấy cái trò mario duy trì được 30 năm là giỏi vậy mà nhiều thằng cứ bảo Mario vắt sửa, nếu vắt thì sao không như Angry bird đúng là nin đại đế có khác, phong độ là nhất thời đẳng cấp là mãi mãi
Tet21: Ngưỡng mộ
@TKNRCT con bò có thể vắt một ngày cả chục L sửa. Con chim vắt thế, nó tèo sớm.
Mấy con game offline nó chỉ dc thời, vụ là ngỏm, chả có con game nào bền cả, giờ cứ phải phát triển game online thì mới có chuyện bền vững trong vòng 5-10 năm đổ lên
nếu là tôi thì tôi bán lun, vì già áp lực cơm áo gạo tiền rồi, nên hãy tìm đam mê khác tương lai khác. hơn là cố gắng cố đấm ăn xôi...

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019