Vào ngày 15/01/2021 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 03/2021/NĐ-CP, trong đó có nhiều điểm mới và rất đáng chú ý về bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc của chủ xe cơ giới và sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2021 tới đây. Mời anh em cùng tham khảo và thảo luận thêm về chủ đề này nhé! 😃
Nếu anh em nào chưa nắm rõ bảo hiểm TNDS là gì, thì hãy xem lại bài viết mình đã từng chia sẻ trước đây nhé! Link bài đây => https://tinhte.vn/t/3098016/
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2020/03/4936568_bao_hiem_tnds_xe_may_2.jpg)
Về cơ bản, có 6 cái mới được ban hành trong Nghị định 03/2021/NĐ-CP này, cụ thể như sau:
Nếu anh em nào chưa nắm rõ bảo hiểm TNDS là gì, thì hãy xem lại bài viết mình đã từng chia sẻ trước đây nhé! Link bài đây => https://tinhte.vn/t/3098016/
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2020/03/4936568_bao_hiem_tnds_xe_may_2.jpg)
Về cơ bản, có 6 cái mới được ban hành trong Nghị định 03/2021/NĐ-CP này, cụ thể như sau:
1. Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử (bản mềm) sẽ có hiệu lực như bản cứng
Theo khoản 4, điều 6, Nghị định 03, từ ngày 01/3/2021, anh em mua bảo hiểm TNDS bắt buộc có thể sẽ được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử. Tức là, nếu lỡ có quên mang bản cứng, anh em có thể lấy điện thoại ra và đưa bản mềm cho CSGT xem nếu phải trình giấy tờ. Điều này giúp anh em đở áp lực phải nhớ mang bảo hiểm theo bên người, và nếu lỡ có bị mất, bị thất lạc, bị rách bản cứng của bảo hiểm thì anh em vẫn luôn có bản mềm để sơ cua. Hy vọng mấy hãng bảo hiểm nhanh chóng triển khai vụ này! 😁
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2020/03/4936620_cover_bao_hiem.jpg)
2. Phí bảo hiểm có thể cao hơn tối đa 15% tùy người mua
Theo khoản 3, điều 7, Nghị định 03/2021/NĐ-CP có quy định rằng căn cứ vào tiền sử tai nạn của chủ xe và năng lực chấp nhận rủi ro của mình, công ty bảo hiểm có thể chủ động điều chỉnh tăng phí bảo hiểm lên tối đa là 15% tính trên phí bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định. Trước đây tại Nghị định 103/2008 trước đây thì không hề có quy định này.
Như vậy, nếu như anh em đã từng gây tai nạn, hoặc đã từng đòi bồi thường bảo hiểm thì nhiều khả năng sẽ phải mua bảo hiểm TNDS mắc hơn người khác. Nhưng không sao cả, 15% của mức giá bảo hiểm hiện nay cũng không phải là con số quá lớn đúng không anh em. Ở nước ngoài thì cái này đã được thực hiện từ lâu, và giá bảo hiểm trong một vài trường hợp có khi cao hơn giá gốc đến cả vài lần chứ không phải 15% đâu. :D
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2020/03/4936567_bao_hiem_tnds_xe_may_1.jpg)
3. Thời hạn tối đa của bảo hiểm TNDS có thể lên đến 3 năm
Theo Nghị định 103 trước đây, thời hạn ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm là 01 năm hoặc dưới 01 năm trong một số trường hợp, tức là anh em không thể có giấy chứng nhận bảo hiểm kéo dài 2-3 năm (muốn mua 2-3 năm thì phải cầm 2-3 cái giấy).
Tuy nhiên, theo khoản 1, điều 9 của Nghị định 03/2021/NĐ-CP thì thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể tăng lên tối đa là 3 năm.
Quảng cáo
Như vậy, rõ ràng Nghị định mới tạo điều kiện để người dân mua bảo hiểm tiện lợi hơn, mua một lần cho 2-3 năm luôn, và chỉ cầm 1 cái giấy, khỏi sợ bị quên khi bảo hiểm đang dùng hết hạn sau 1 năm. :D

4. Có 8 trường hợp bị thiệt hại nhưng không được bảo hiểm bồi thường
Theo điều 13, Nghị định 03/2021/NĐ-CP thì công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau, anh em chú ý nhé!
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.
- Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
- Người lái xe chưa đủ độ tuổi hoặc quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy định pháp luật về giao thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe (GPLX) hoặc sử dụng GPLX không hợp lệ.
- Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
- Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.
- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
- Chiến tranh, khủng bố, động đất.

5. Quy định rõ ràng hơn về việc tạm ứng khi có thiệt hại về sức khỏe, tính mạng
Trước đây, Nghị định 103/2008/NĐ-CP chỉ quy định về việc tạm ứng một cách “chung chung” như sau: “Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn.”
Quảng cáo
=> Tạm ứng “ngay” là khi nào, trong vòng mấy ngày, và tạm ứng bao nhiêu? Những câu hỏi không có lời giải đáp, ahihi… 😅
Do đó, Nghị định mới đã khắc phục luôn vụ này một cách rõ ràng. Theo khoản 2, điều 14, Nghị định 03/2021/NĐ-CP thì: "Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, cụ thể:
- Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:
- 70% mức bồi thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong.
- 50% mức bồi thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.
- 30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định trường hợp tử vong.
- 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu."

6. Đơn giản hóa hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Cái này thì mình nghĩ là ai mua bảo hiểm cũng sẽ quan tâm nè! Theo điều 15, Nghị định 03/2021/NĐ-CP thì công ty bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với người mua bảo hiểm và các bên có liên quan để làm ra 1 bộ hồ sơ bồi thường bảo hiểm gồm:
- Tài liệu liên quan đến xe, người lái xe (Bản sao công chứng hoặc Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp.
- Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp.
- Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản do bên mua bảo hiểm cung cấp.
- Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an do doanh nghiệp bảo hiểm thu thập trong các vụ tai nạn gây tử vong đổi với bên thứ ba và hành khách, bao gồm: Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông hoặc Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông.
- Cuối cùng là biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm lập được thống nhất giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm.
Như vậy, thủ tục mới trông có vẻ đã được “giảm tải” và rõ ràng hơn trước đây rồi! Mình nhớ không lầm thì có những yêu cầu rất phức tạp như: Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn, sơ đồ hiện trường, ảnh chụp, biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn, thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông, các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn, vân vân và mây mây… (Nghe thôi là muốn bỏ cuộc từ vòng gửi xe rồi, haha… :D)
Anh em nghĩ sao về Nghị định 03/2021 mới ra lò này? Hãy chia sẻ ý kiến và bình luận thêm tại topic này nhé! Cảm ơn anh em! 😃
Tham khảo: Luatvietnam