Băng thông 1 Tbps (terabit trên giây) tương đương với tốc độ tương đối khủng khiếp: 125 GB dữ liệu truyền dẫn được mỗi giây đồng hồ. Đó là thành tựu, kỷ lục mới mà các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học UCL, London, Anh Quốc vừa đạt được. Để tiện so sánh, kỹ thuật truyền dẫn tín hiệu không dây băng thông rất lớn này có thể truyền dữ liệu một bộ phim ở độ phân giải 4K dài 2 tiếng, dung lượng 14 GB chỉ trong vòng… 0.12 giây.
Ở khía cạnh ứng dụng, kỷ lục đường truyền dữ liệu không dây này có thể trở thành tiền đề cho những công nghệ viễn thông không dây trong tương lai xa. Để tạo ra được tốc độ truyền dẫn dữ liệu nhanh gấp cả nghìn lần so với tốc độ trung bình kết nối 5G ở Anh Quốc, cao hơn cả trăm lần so với tốc độ tối đa trên lý thuyết của công nghệ 5G (10 Gbps), các nhà nghiên cứu đã kết hợp nhiều dải sóng điện từ khác nhau.
Chính xác hơn, kết hợp giữa cả tín hiệu điện tử lẫn tín hiệu quang học, với dải sóng dao động từ 5 đến 150 GHz, thử nghiệm ở trường UCL tạo ra kết nối băng thông tối đa 938 Gbps, tức là 117.25 GB/s.
Công nghệ 5G hiện tại hầu hết vẫn chỉ sử dụng dải sóng gọi là sub-6, nghĩa là dưới ngưỡng tần số 6 GHz. Tần số sóng radio truyền thống giờ bị nghẽn vì nhiều tín hiệu khác nhau chồng lấn, dẫn tới tốc độ thực tế của công nghệ 5G hiện tại chưa đạt được ngưỡng lý thuyết, sóng thường bị xung đột, tốc độ dẫn truyền tín hiệu và dữ liệu không dây bị ảnh hưởng.
Đó là lý do các nhà nghiên cứu kết hợp cả sóng radio lẫn tín hiệu quang học, vừa tăng tốc độ truyền dẫn dữ liệu, vừa tăng độ ổn định của đường truyền.
Cùng với đó, các nhà nghiên cứu cũng ứng dụng những “linh kiện điện tử thế hệ mới” để truyền dẫn tín hiệu tốt hơn ở dải sóng từ 5 đến 50 GHz đối với sóng radio, và ở dải sóng từ 50 đến 150 GHz, họ dùng công nghệ ánh sáng tạo ra sóng điện từ.
Zhixin Liu, chủ biên cuộc nghiên cứu của trường UCL cho biết: “Các hệ thống truyền dữ liệu không dây hiện tại đang phải vật lộn để theo kịp nhu cầu ngày càng tăng về truy cập dữ liệu tốc độ cao, với lớp nghẽn cổ chai nghiêm trọng nhất là khoảng cách giữa thiết bị đầu cuối của người dùng với hệ thống truyền dẫn tín hiệu không dây.”
Những thử nghiệm của các nhà khoa học Anh Quốc có lẽ cũng phải còn lâu mới được ứng dụng thực tế và thương mại hóa, vì để đạt được băng thông 1 Tbps, họ chỉ có thể làm được trong điều kiện lý tưởng bên trong phòng thí nghiệm. Hiện tại các nhà nghiên cứu đã bắt đầu triển khai việc thử nghiệm kỹ thuật truyền dữ liệu không dây này ở môi trường bên ngoài, nơi có những dải sóng khác cùng tồn tại và có khả năng làm nhiễu tín hiệu cũng như tốc độ truyền dữ liệu. Với những dự báo tích cực nhất, cũng phải mất từ 3 đến 5 năm nữa, kỹ thuật này mới có thể thương mại hóa.
Theo Techspot
Ở khía cạnh ứng dụng, kỷ lục đường truyền dữ liệu không dây này có thể trở thành tiền đề cho những công nghệ viễn thông không dây trong tương lai xa. Để tạo ra được tốc độ truyền dẫn dữ liệu nhanh gấp cả nghìn lần so với tốc độ trung bình kết nối 5G ở Anh Quốc, cao hơn cả trăm lần so với tốc độ tối đa trên lý thuyết của công nghệ 5G (10 Gbps), các nhà nghiên cứu đã kết hợp nhiều dải sóng điện từ khác nhau.
Chính xác hơn, kết hợp giữa cả tín hiệu điện tử lẫn tín hiệu quang học, với dải sóng dao động từ 5 đến 150 GHz, thử nghiệm ở trường UCL tạo ra kết nối băng thông tối đa 938 Gbps, tức là 117.25 GB/s.
Công nghệ 5G hiện tại hầu hết vẫn chỉ sử dụng dải sóng gọi là sub-6, nghĩa là dưới ngưỡng tần số 6 GHz. Tần số sóng radio truyền thống giờ bị nghẽn vì nhiều tín hiệu khác nhau chồng lấn, dẫn tới tốc độ thực tế của công nghệ 5G hiện tại chưa đạt được ngưỡng lý thuyết, sóng thường bị xung đột, tốc độ dẫn truyền tín hiệu và dữ liệu không dây bị ảnh hưởng.
Đó là lý do các nhà nghiên cứu kết hợp cả sóng radio lẫn tín hiệu quang học, vừa tăng tốc độ truyền dẫn dữ liệu, vừa tăng độ ổn định của đường truyền.
Cùng với đó, các nhà nghiên cứu cũng ứng dụng những “linh kiện điện tử thế hệ mới” để truyền dẫn tín hiệu tốt hơn ở dải sóng từ 5 đến 50 GHz đối với sóng radio, và ở dải sóng từ 50 đến 150 GHz, họ dùng công nghệ ánh sáng tạo ra sóng điện từ.
Zhixin Liu, chủ biên cuộc nghiên cứu của trường UCL cho biết: “Các hệ thống truyền dữ liệu không dây hiện tại đang phải vật lộn để theo kịp nhu cầu ngày càng tăng về truy cập dữ liệu tốc độ cao, với lớp nghẽn cổ chai nghiêm trọng nhất là khoảng cách giữa thiết bị đầu cuối của người dùng với hệ thống truyền dẫn tín hiệu không dây.”
Những thử nghiệm của các nhà khoa học Anh Quốc có lẽ cũng phải còn lâu mới được ứng dụng thực tế và thương mại hóa, vì để đạt được băng thông 1 Tbps, họ chỉ có thể làm được trong điều kiện lý tưởng bên trong phòng thí nghiệm. Hiện tại các nhà nghiên cứu đã bắt đầu triển khai việc thử nghiệm kỹ thuật truyền dữ liệu không dây này ở môi trường bên ngoài, nơi có những dải sóng khác cùng tồn tại và có khả năng làm nhiễu tín hiệu cũng như tốc độ truyền dữ liệu. Với những dự báo tích cực nhất, cũng phải mất từ 3 đến 5 năm nữa, kỹ thuật này mới có thể thương mại hóa.
Theo Techspot