Ảnh từ tàu New Horizons tiết lộ bí ẩn về bề mặt chia mảng đa giác của Diêm Vương tinh

bk9sw
10/1/2016 11:55Phản hồi: 19
Ảnh từ tàu New Horizons tiết lộ bí ẩn về bề mặt chia mảng đa giác của Diêm Vương tinh
Một hình ảnh vừa được tàu thăm dò New Horizons gởi về đã đưa các nhà khoa học đến một giả thuyết mới rằng nhiều khu vực thuộc vùng đồng bằng hình trái tim trên sao Diêm Vương được hình thành nhờ một quá trình giống như hiện tượng đối lưu - vật chất trồi lên bề mặt nhờ nội nhiệt và xẹp xuống khi bị lạnh đi. Để dễ hình dung, họ ví hiện tượng này giống như hiện tượng đối lưu chất lỏng có trong những chiếc đèn trang trí lava.

Hình ảnh được chụp bởi thiết bị ảnh hóa do thám tầm xa (Long Range Reconnaissance Imager - LORRI) trên tàu New Horizons ở cự ly khoảng 17.000 km vào ngày 14 tháng 7 năm 2015. Bức ảnh chụp một phạm vi rộng khoảng 80 km và dài hơn 700 km.

Diêm_Vương_tinh_02.jpg

Bề mặt chia thành nhiều mảng hình đa giác giống da rắn đã khiến giới khoa học trên toàn thế giới ngạc nhiên khi họ được nhìn thấy hình ảnh chi tiết đầu tiên về hành tinh xa nhất hệ Mặt Trời này. Các mảng đa giác được phát hiện tại một khu vực có tên Sputnik Planum với bề mặt toàn băng nằm bên trái khu vực có hình trái tim đặc trưng của sao Diêm Vương.

Quan sát từ khoảng cách quỹ đạo, các nhà khoa học xác định Sputnik Planum gồm nhiều mảng đa giác với chiều rộng từ 16 dến 40 km và khi quan sát ở góc thiếu ánh sáng mặt trời với vùng bóng thấy được, các mảng này có phần tâm nhô cao hơn một chút và hơi gợn lên ở các vùng rìa.


Hiện tượng đối lưu chất lỏng trong đèn lava.

Các nhà khoa học thực hiện sứ mạng tin rằng địa hình độc đáo này là kết quả của một quá trình đối lưu nhiệt. Nitrogen rắn có thể đã được làm ấm bởi nhiệt lượng từ bên trong hành tinh và nổi dần lên trên, lồi lên khỏi bề mặt dưới dạng những khối u khổng lồ từ một bể chứa có thể nằm sâu vài dặm dưới bề mặt. Sau đó, nitrogen giàu nước lạnh dần và xẹp suống. Cứ như vậy một quy trình mới bắt đầu.

Diêm_Vương_tinh_Sputnik_Planum_01.jpg

Các mô hình máy tính được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu sứ mạng New Horizons cho thấy những khối u nitrogen rắn có thể đã nở ra từ từ và sáp nhập với nhau qua hàng triệu năm. Vùng rìa các mảng đa giác hơi gợn chứng tỏi nitrogen chứa băng đã được làm lạnh và chìm xuống, co lại. Dấu hiệu chữ X mà chúng ta thấy trên hình trước đây từng là một ngã tư nơi 4 mảng vật chất đối lưu gặp nhau.

Các bạn có thể nhấn vào đây để xem ảnh moisac chụp khu vực Sputnik Planum tại đây.

Theo: NASA
19 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

1131411314a
ĐẠI BÀNG
8 năm
công nghệ thật là hiện đại.
Ruiz
CAO CẤP
8 năm
ước mơ của con người là nhìn thấy các hành tinh xa, bây giờ thành sự thật rồi, sau khi nhìn thấy sẽ đặt chân lên 😃
Lạ nhỉ! Sao diêm Vương cực kỳ lạnh giá mà sao con tàu vũ trụ đó không bị đông cứng lại nhỉ?
@kkzbanana Nhiệt độ khoảng không bên ngoài sao Diêm Vương luôn ở mức dưới âm 100 độ C.
@3rbf Ừa,mình rõ rồi
@3rbf Không có nước ngoài không gian. Có thiệt là mình cần phải giải thích đến thế o nhỉ.
@kkzbanana Nếu cứ để nhiệt độ xuống quá thấp các thiết bị trên tàu sẽ ngừng hoạt động. "Đông cứng" ở đây là theo nghĩa đó. Các tàu vũ trụ hoạt động ở khoảng cách xa như thế đều phải dùng các đồng vị phóng xạ để cung cấp năng lượng vì quá xa mặt trời và làm nguồn nhiệt giữ ấm cho các thiết bị.
kungfu9
CAO CẤP
8 năm
cấp 1 em được học 9 hành tinh:rolleyes:...lên cấp 2,3 thì chỉ còn 8:eek:...và giờ diêm vương trở lại thành hành tinh trong thái dương hệ saoo_O....chao ôi khoa học😕
@kungfu9 Cái chỗ nào nói diêm vương tinh lại trở thành hành tinh thứ 9 của thái dương hệ vậy bạn ?
lamqsb
TÍCH CỰC
8 năm
Thích đọc mấy bài này
Diêm Vương tinh bị loại khỏi danh sách hành tinh của Hệ Mặt Trời rồi mà bác thớt !
newslove
TÍCH CỰC
8 năm
Trong tấm ảnh hình như có ai đó đang kéo 1 cái vali đi trên đó.
@newslove Thế thì người đó phải cao cỡ vài km đó bạn :eek:
Cái dấu X đó là hôm nọ mình với đứa bạn ghé qua chơi caro mà 😁. Vẫn còn đường kẻ nữa kìa.
Sao giống hình chụp đồi cát ở Phan Thiết vậy 😁
David.Le
ĐẠI BÀNG
8 năm
Xin góp ý một chút: Diêm Vương tinh (Pluto) là một hành tinh lùn chứ không phải là một ngôi sao, nên việc dùng cụm từ "sao Diêm Vương" là chưa chính xác (tương tự đối với các hành tinh khác của hệ mặt trời). Bởi vì nó là một hành tinh lùn, nên hiện nay Diêm Vương tinh cũng đã bị loại bỏ danh sách 9 hành tinh của hệ mặt trời, khiến cho danh sách này chỉ còn lại 8 thành viên bao gồm: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
@anhdeptrai_1505 Gọi là sao không có gì sai. "Tinh" = sao, "hành" = di chuyển, di động, "hành tinh" = ngôi sao di chuyển (quay) (xung quanh mặt trời). Mặt trời cũng là sao, nhưng là "định tinh" hay còn gọi là "hằng tinh".

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019