Cơ quan An ninh Y tế Anh Quốc UKHSA vừa thông báo xác nhận vào hôm 1 tháng Sáu vừa rồi rằng bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) là bệnh có khả năng lây lan trong cộng đồng, từ người sang người. “Đợt bùng phát hiện tại là lần đầu tiên virus gây bệnh đậu mùa khỉ lây lan từ người sang người ở Anh, diễn ra ở những nơi chưa xác định được các liên kết du lịch từ những quốc gia đã xuất hiện dịch bệnh”.
Hiện tại phần lớn các ca mắc bệnh, 132 ca, chủ yếu đều sinh sống ở London. Một thống kê khác thú vị hơn đó là có tới 111 ca bệnh là những người đồng tính nam, lưỡng tính hoặc những người là nam có quan hệ tình dục với nam giới. Chỉ có 2 ca bệnh được ghi nhận là phụ nữ. Điều này khiến UKHSA đưa ra những mối liên hệ giữa các ca bệnh đậu mùa khỉ với các quán bar đồng tính, các phòng tắm xông hơi cũng như các ứng dụng hẹn hò trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, có 34 trường hợp bệnh ở Anh đã từng đến châu Âu trong vòng 21 ngày kể từ khi phát bệnh, chiếm 18% trong tổng số 190 ca đã được xác nhận ở nước này tính từ ngày 31 tháng Năm. Trong phát biểu cách đây ít lâu, Giám đốc Cơ quan Y tế Cộng đồng ở London, ông Kevin Fenton, đã cảnh báo rằng bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, những người bị ảnh hưởng nhiều nhất hiện tại vẫn là cộng đồng đồng tính nam (GBMSM).
Hiện tại, cơ quan này đang làm việc với Hiệp hội Sức khoẻ Tình dục và HIV của Anh cũng như ứng dụng hẹn hò Grindr để nâng cao ý thức và dịch vụ sức khoẻ tình dục cho cộng đồng GBMSM.
Cho anh em nào chưa biết thì bệnh đậu mùa khỉ gây ra các triệu chứng giống cảm sốt, đồng thời cũng khiến nhiều vùng da bị tổn thương (tương tự như bệnh đậu mùa/trái rạ mà trẻ con thường mắc). Bệnh thường không gây ra nguy hiểm tính mạng, thường khỏi trong vài tuần. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp có thể gây tử vong.
Để phần nào khắc phục sự lây nhiễm, các cơ quan y tế ở Anh đang cung cấp vaccine đậu mùa Imvanex cho những người từng tiếp xúc với ca bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh. Hiện tại các ca bệnh ngoài châu Phi đang tiếp tục được ghi nhận ngày một nhiều hơn, chủ yếu ở châu Âu. Các nhà khoa học vẫn đang tìm cách xác định nguyên nhân đâu là thứ khiến căn bệnh này lây lan ngày một nhiều. Hiện tại, đã có hơn 550 ca mắc ghi nhận từ 30 quốc gia không thuộc châu Phi được báo lên tổ chức WHO.
Tham khảo Reuter
Hiện tại phần lớn các ca mắc bệnh, 132 ca, chủ yếu đều sinh sống ở London. Một thống kê khác thú vị hơn đó là có tới 111 ca bệnh là những người đồng tính nam, lưỡng tính hoặc những người là nam có quan hệ tình dục với nam giới. Chỉ có 2 ca bệnh được ghi nhận là phụ nữ. Điều này khiến UKHSA đưa ra những mối liên hệ giữa các ca bệnh đậu mùa khỉ với các quán bar đồng tính, các phòng tắm xông hơi cũng như các ứng dụng hẹn hò trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, có 34 trường hợp bệnh ở Anh đã từng đến châu Âu trong vòng 21 ngày kể từ khi phát bệnh, chiếm 18% trong tổng số 190 ca đã được xác nhận ở nước này tính từ ngày 31 tháng Năm. Trong phát biểu cách đây ít lâu, Giám đốc Cơ quan Y tế Cộng đồng ở London, ông Kevin Fenton, đã cảnh báo rằng bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, những người bị ảnh hưởng nhiều nhất hiện tại vẫn là cộng đồng đồng tính nam (GBMSM).
Hiện tại, cơ quan này đang làm việc với Hiệp hội Sức khoẻ Tình dục và HIV của Anh cũng như ứng dụng hẹn hò Grindr để nâng cao ý thức và dịch vụ sức khoẻ tình dục cho cộng đồng GBMSM.
Cho anh em nào chưa biết thì bệnh đậu mùa khỉ gây ra các triệu chứng giống cảm sốt, đồng thời cũng khiến nhiều vùng da bị tổn thương (tương tự như bệnh đậu mùa/trái rạ mà trẻ con thường mắc). Bệnh thường không gây ra nguy hiểm tính mạng, thường khỏi trong vài tuần. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp có thể gây tử vong.
Để phần nào khắc phục sự lây nhiễm, các cơ quan y tế ở Anh đang cung cấp vaccine đậu mùa Imvanex cho những người từng tiếp xúc với ca bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh. Hiện tại các ca bệnh ngoài châu Phi đang tiếp tục được ghi nhận ngày một nhiều hơn, chủ yếu ở châu Âu. Các nhà khoa học vẫn đang tìm cách xác định nguyên nhân đâu là thứ khiến căn bệnh này lây lan ngày một nhiều. Hiện tại, đã có hơn 550 ca mắc ghi nhận từ 30 quốc gia không thuộc châu Phi được báo lên tổ chức WHO.
Tham khảo Reuter