Áp dụng robot dạng người trong việc hỗ trợ trẻ tự kỷ thông qua các bài tập về cảm xúc

Hassler
10/7/2018 4:15Phản hồi: 1
Áp dụng robot dạng người trong việc hỗ trợ trẻ tự kỷ thông qua các bài tập về cảm xúc
Trong điều trị trẻ tự kỷ một trong những thử thách rất lớn đối với các nhà trị liệu là cách tiếp cận như thế nào để có thể giao tiếp và hiểu được cảm xúc của trẻ trong quá trình điều trị. Hiện tại các nhà nghiên cứu tại đại học MIT dùng đã kết hợp với Chubu University của Nhật Bản và Imperial College của Anh để sử dụng một robot dạng người có tên là NAO hỗ trợ điều trị bằng cách theo dõi cách trẻ chơi và phản ứng với robot để tìm ra cách tiếp cận tốt nhất đối với trẻ.

Cách tiếp cận này dựa vào thực tế là trẻ tự kỉ có xu hướng giao tiếp và làm thân với động vật hoặc những vật khác tốt hơn là việc giao tiếp với con người. Việc đem 1 chú robot có ngoại hình dễ thương và có khả năng thể hiện cảm xúc có thể sẽ giúp trẻ thấy thoải mái hơn việc nhìn và học theo 1 ông bà nào đó, bất kể họ có thân thiện với trẻ hay không.
Robot Nao với công nghệ machine learning sẽ kết hợp với nhà trị liệu trong quá trình chữa trị thông qua các bài học phù hợp để trẻ có thể tương tác với robot và lấy các kết qủa để có những thay đổi cần thiết trong các buổi trị liệu về sau. Trong thử nghiệm đưa NAO tiếp xúc với 35 trẻ tự kỷ trong độ tuổi từ 3 đến 13, các kết quả cho thấy trẻ đã thể hiện rất nhiều cảm xúc sau đợt trị liệu kéo dài 35 phút, các cảm xúc trải dài từ chán chường, buồn ngủ đến hứng khởi phấn khích, cười đùa với NAO. Và theo cách trẻ tương tác với robot có thể thấy trẻ coi NAO như là một người bạn chứ không phải là 1 con robot vô tri. Như ở trong video dưới đây trẻ được đưa cho các thẻ nói về việc cảm xúc được thể hiện như thế nào và sau đó sẽ xem robot thể hiện các cảm xúc đó. Cuối cùng trẻ sẽ được hỏi để chọn đúng thẻ cảm xúc phù hợp với những gì robot đã thể hiện.



Mong rằng với cách tiếp cận thân thiện như vậy các nhà khoa học sẽ có thêm nhiều dữ liệu để điều trị cho trẻ hiệu quả hơn, bởi với trẻ tự kỉ không phải cứ gò vào 1 khuôn phép là được, cái trẻ cần nhất là sự thoải mái và cảm thông.

Tham khảo MIT
1 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

sars113
ĐẠI BÀNG
6 năm
ahihi lại suất hiện cổng thông tin của Bộ Y Tế!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019