Anh em chắc nghe thực tế ảo nhiều rồi, nghe trầm cảm cũng nhiều rồi. Giờ đây các nhà nghiên cứu của đại học Drexel đã tìm ra được cách đem thực tế ảo vào liệu pháp nghệ thuật nhằm giúp người đang có vấn đề tâm lý có thể giảm bớt các triệu chứng âu lo và phần nào giúp chữa trị căn bệnh trầm cảm.
Để làm điều này các nhà khoa học đã mời 17 người (5 nam và 12 nữ) đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần tham gia các lượt sử dụng thực tế ảo để xem những người đó có thấy mình đỡ mệt mỏi hơn sau khi sử dụng liệu pháp này hay không. Họ sẽ được sử dụng thiết bị HTC VIVE, bộ điều khiển Leap Motion để sử dụng phần mềm vẽ có tên Google Tilt Brush để vẽ trong môi trường 3D trong vòng 20 đến 25 phút, ngoài ra họ còn có thể sử dụng phần mềm Kodon để nặn tượng, hay đơn giản là thay đổi môi trường xung quanh theo dạng theme để không còn nhìn thấy thực tại nữa. Sau đó họ sẽ được hỏi để phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi có những trải nghiệm này. Theo kết quả thu được phần lớn những người tham gia đều khá tận hưởng trải nghiệm này và họ có cảm giác được thoát khỏi thế giới hiện tại để làm tự do làm điều mình muốn (dù điều đó chỉ là vẽ lung tung tùy ý 😁).
Một tác phẩm của người tham gia thử nghiệm
Các nhà khoa học sẽ vẫn tiếp tục nghiên cứu kĩ hơn về vấn đề này và dự kiến sẽ áp dụng thêm những phương pháp khác có sử dụng đến thực tế ảo để nhằm giúp cho những người bị trầm cảm có thêm lựa chọn để được điều trị phù hợp nhất.
Để làm điều này các nhà khoa học đã mời 17 người (5 nam và 12 nữ) đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần tham gia các lượt sử dụng thực tế ảo để xem những người đó có thấy mình đỡ mệt mỏi hơn sau khi sử dụng liệu pháp này hay không. Họ sẽ được sử dụng thiết bị HTC VIVE, bộ điều khiển Leap Motion để sử dụng phần mềm vẽ có tên Google Tilt Brush để vẽ trong môi trường 3D trong vòng 20 đến 25 phút, ngoài ra họ còn có thể sử dụng phần mềm Kodon để nặn tượng, hay đơn giản là thay đổi môi trường xung quanh theo dạng theme để không còn nhìn thấy thực tại nữa. Sau đó họ sẽ được hỏi để phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi có những trải nghiệm này. Theo kết quả thu được phần lớn những người tham gia đều khá tận hưởng trải nghiệm này và họ có cảm giác được thoát khỏi thế giới hiện tại để làm tự do làm điều mình muốn (dù điều đó chỉ là vẽ lung tung tùy ý 😁).

Một tác phẩm của người tham gia thử nghiệm
Các nhà khoa học sẽ vẫn tiếp tục nghiên cứu kĩ hơn về vấn đề này và dự kiến sẽ áp dụng thêm những phương pháp khác có sử dụng đến thực tế ảo để nhằm giúp cho những người bị trầm cảm có thêm lựa chọn để được điều trị phù hợp nhất.
Tham khảo Đại học Drexel