Áp lực học tập, chuyện không phải mới đây

1/4/2022 17:12Phản hồi: 272
Áp lực học tập, chuyện không phải mới đây
Hẳn là anh em đã theo dõi câu chuyện rất buồn về cậu bé bị bố ép học hơn 3h sáng, mình xin chia sẻ tâm tư của mình - một người giáo viên về áp lực học tập.

1. Khi mình thi Đại học

Giai đoạn mình ôn thi Đại học là một giai đoạn căng thẳng, không chỉ với mình mà còn là với các thành viên trong gia đình. Nhà mình có ba mẹ và bà nội, chia thành hai quan điểm hoàn toàn khác nhau. Mình học thêm cũng kha khá, căng thẳng trong việc chuẩn bị cho kỳ thi khá lớn. Mỗi khi chở mình đi học thêm về thì ba mình luôn dằn vào đầu mình những câu khá gay gắt, độ gay gắt tăng dần khi ngày thi cận kề đến nỗi mình bức xúc nên bật lại: “Con thi rớt Đại học thì đi học nghề thôi, ba không cần phải nặng nề như thế.” Bà nội mình thì lại khác, bà chỉ khuyến khích, động viên nhẹ nhàng và chỉ ra cho mình nhiều con đường. May mắn của mình là có bà.

2. Đi dạy thêm lớp 12

Có một giai đoạn mình đi dạy thêm lớp 12 ở ngoài trung tâm, và những câu chuyện mình gặp cùng xuất phát từ áp lực học tập.
  • Có một cô bé ngồi đầu bàn, gương mặt luôn mệt mỏi, giờ mình là anh Văn nhưng cô bé lại ngồi giải toán.
  • Có một cậu học trò chạy xe máy từ Long An lên Phú Nhuận để học thêm, khi biết chuyện mình đã nói chị chủ trung tâm xem xét khuyến khích cậu ta học gần nhà cho an toàn. Tuy nhiên ba mẹ cậu nhất mực phải cho học ở Sài Gòn cho có chất lượng, và chuyện gì tới cũng tới, cậu bé gặp tai nạn xe, không quá nặng nhưng gây cho mình cú sốc rất lớn.
Đó là lần duy nhất mình nhận dạy Tiếng Anh 12 cho trung tâm, sau 2 tháng mình nghỉ việc.

3. Mở lớp dạy cá nhân

Mình dạy IELTS, một môn rất khó, mình nhận định đối tượng phù hợp nhất để học là các bạn sinh viên hoặc người đi làm. Tuy nhiên một thực tế là nhu cầu học IELTS các bạn học sinh lớp 12 đang cực kỳ lớn, có IELTS thì việc xét tiếng Anh vào các trường đại học sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Và từ đó, ngoài việc học thêm các môn như thế hệ mình ngày xưa thì các bạn học sinh bây giờ phải học thêm cả IELTS nữa, thật khủng khiếp!


Dưới góc nhìn của một người giáo viên, mình nhận thấy áp lực học tập không phải là một điều xấu, có áp lực sẽ giúp người học theo đuổi mục tiêu một cách nghiêm túc và kỉ luật hơn. Tuy nhiên, cái gì quá nhiều thì sẽ phản tác dụng, áp lực học tập từ thời của mình đã rất lớn, nó ngày một lớn hơn cho đến hiện tại và sự việc đáng buồn vừa rồi là hồi chuông báo động thật sự.

Với mình, việc học phải có niềm vui, khi trẻ em tìm được niềm vui thì chúng nó sẽ tự khám phá, sáng tạo và hiểu hơn về khả năng của bản thân. Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết.
272 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

bber8700
ĐẠI BÀNG
3 năm
Em nghĩ bằng một cách nào đó, giáo dục nên chú tâm vào đạo tạo một người trở nên tử tế để làm người tốt và bản lĩnh để vượt qua khó khăn. Càng sớm và triệt để càng tốt.
@bber8700 Bạn định thay đổi giáo dục như thế nào nếu những người đứng đầu ngành lại là những người hủ bại nhất?
bber8700
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Pnmr560 Em chỉ than vậy thôi chứ thấp cổ bé họng có làm được gì đâu bác.
@bber8700 Thực ra càng nhiều người nếu ý kiến thì càng tốt. Như vậy mới tạo ra thay đổi được.
@bber8700 cán bộ đăng clip chứ ai vào đây nữa
Mắc ói quá
Chuẩn ạ, học trò mình học mình cũng không ép, hạn chế la mắng (trừ hs làm biếng). Thiết nghĩ PH nên nghiên cứu tâm sinh lý lứa tuổi để hiểu con cái mình hơn
@hoangphi1650 Bác ở trên @Kenny909PV thì bảo 9x đời cuối, còn bác bảo 9x đời đầu. 2 người tranh luận nhau cho vui.
@Kenny 909PV Chuẩn bác, ngày xưa là kiểu con ai nấy dạy, thời nay thì các cha mẹ trẻ còn cập nhật thông tin và trao đổi với nhau nhiều
@Dollarssssss Đúng rồi bác, con nít giờ thông minh và nhạy bén lắm
@Kenny 909PV chắc ko. tôi 8x đời cuối đây, vẫn nắm bắt tâm lý đc. quan trọng bạn có chịu để ý hay không thôi. chứ còn lứa tuổi nào cũng vậy cả
mình thì thật sự thích nghề dạy học luôn
@lehuuthe1202 Bạn dạy được lâu năm chưa
@lehuuthe1202 Thích là một chuyện, yêu nghề là một chuyện và giữ lửa sau một khoảng thời gian làm nghề lại là một chuyện khác đó bạn
mình có vài ng quen, là ng giàu, ng có tiền. mình toàn thấy họ tự để con học. mặc dù rất quan tâm nhưng họ vẫn để con tự do. và mình thấy phần đa tụi nhóc ấy tư duy tốt thật, chúng nó biết tự cố gắng chăm chỉ.
@-KhangThien- thế hệ nào cũng thế thôi

chỗ nào chả có người giàu bằng kiến thức kĩ năng, và người giàu xổi =))

network của ông và tôi khác nhau, phải dạy đời nhau làm gì nhỉ. thứ mà ông không nhìn thấy chưa chắc người khác đã không thấy. và tôi đang thấy điều đó
@-KhangThien- vì mấy đứa hay nói "mỗi đứa trẻ đều là một thiên tài" nên mới tạo áp lực cho phụ huynh khai thác và so sánh đấy

cứ để cho nó sống một cuộc đời bình thường đi, đừng cố làm thiên tài làm gì 😆
@-KhangThien- Việc đứa trẻ nào cũng là thiên tài mình thấy hơi...sai sai. Nói vậy thì giống như bằng mọi giá mọi đứa trẻ chỉ phát huy được theo hướng trời phú dù muốn hay ko?

Thiên tài thường rất dễ phát hiện trong môi trường nuôi dưỡng tự do khám phá, và số trẻ thiên tài cực kì hiếm trên toàn thế giới.

Trẻ nào cũng có những thứ rất giỏi, những thứ tạm được và những thứ rất dở. Định hướng cho mấy đứa trẻ là rất tốt để nó đỡ khổ sau này do nó dc phát triển theo đúng sở trường của nó, mà cho dù có ko định hướng được 100% thì chí ít cũng giúp phát triển được theo đúng nguyện vọng của đứa trẻ. Được tạo điều kiện được làm việc mình thích từ mức độ trung bình trở lên cũng là quá tốt rồi.
@tan.phan.vt "Trẻ nào cũng có những thứ rất giỏi, những thứ tạm được và những thứ rất dở". đấy, cái thứ nó rất giỏi thì giúp cho nó thành thiên tài trong cái lĩnh vực mà nó giỏi, nó thích. vậy thôi bạn.
Chuyện áp lực học tập theo mình thì đâu cũng có. Nhưng cha mẹ nên lắng nghe con cái để có những lời khuyên cũng như định hướng phù hợp. Khi bạn học càng giỏi, thì kì vọng cũng như mục tiêu của bạn càng lớn dẫn đến áp lực vô hình cũng càng lớn.
Cốt lõi của việc học chính là hướng tới mục tiêu. Ví dụ bạn muốn làm bác sĩ thì mục tiêu cũng như áp lực của bạn phải lớn hơn những bạn khác vì điểm đầu vào của ngành này không hề đơn giản. Nhưng phải xuất phát từ cái ham muốn của chính bạn. Có như vậy bạn sẽ thấy việc học hay áp lực nó là công cụ để giúp bạn hoàn thành thử thách. Cha mẹ hay thầy cô kì vọng vào con em của mình, nhưng đừng tạo áp lực, hãy cứ động viên, chia sẻ và cảm thông. Hãy yêu thương dù cho con em mình có đôi lần điểm thấp, hãy cứ bao dung dù cho có đôi lần làm sai. Làm người không ai là hoàn hảo, người lớn chúng ta cũng đâu phải thánh thần, nên đừng bắt con em của mình phải là siêu nhân.
Con mình sau này sẽ không để nó học từ sáng tới tối, học 6-7 ngày một tuần như mình trước đây.
@der_titan Nên vậy bác à, mình trải qua rồi mới hiểu cái áp lực của việc học quá nhiều nó khủng khiếp như nào
Giáo viên cũng chịu áp lực. Rồi áp lực ngược lại hs. Giáo viên tận tuỵ có mấy ai
@aiglove Đúng bản thân giáo viên cũng bị xích bởi giáo án, tiến độ, số liệu thành tích từ mấy chục năm trước, rất hạn chế trong sáng tạo nội dung bài giảng hay kiến thức từ thực tế. Mà làm ko sáng tạo, như cái máy ngày này qua ngày khác thì nghề gì chả chóng chán.
@susanou Giáo viên phải gọi là thợ dạy mới đúng 😃
@aiglove giáo viên cũng chỉ là nạn nhân thôi bạn. họ cũng áp lực đủ đường. cái cần thay đổi là cả hệ thống giáo dục, quản lý, và cả nhận thức của cả xã hội nữa kia bạn ơi.
@-KhangThien- Cảm ơn bạn
@aiglove mẹ mình cũng là giáo viên, em mình cũng là giáo viên nên mình cũng hiểu đc một phần áp lực của họ.
Học tập để mong có ngày lên ông lên bà, để hơn người này, người nọ cho nên mới sinh ra áp lực!?
Bạn trẻ kia mới sinh năm 2006 thôi mà học tới, học lui, học tới 3H sáng! rồi bạn ấy muốn yên nghỉ nên chọn cách nhảy lầu
Buồn ghê...
Các bậc phụ huynh gia cảnh trung bình nên cho con học trường gần nhà, tiết kiệm thời gian đưa đón. Có thời gian cho con giải lao .
Học giỏi để làm gì ? Chỉ cần qua môn là dc
@Dollarssssss Vâng! Đấy là bạn thành công theo cách của bạn, nhưng xã hội là tổng hoà của hàng triệu con người, ông nào cũng bỏ học thì tỷ lệ thành công như Bill Gates, như Mark Zukerbug là bao nhiêu?
@caocao_203 cái này sai nha. tuỳ vào cty bạn tuyển chọn người như thế nào. bằng giỏi, yêu cầu cao thì chưa chắc đã hợp vs vị trí bạn lựa chọn. vì nó sẽ nhảy việc nhanh hơn.
@caocao_203 Quan trọng cái định nghĩa "giỏi" ở đây là gì nữa, từ đó đưa ra mục tiêu của mình
@caocao_203 Cái bằng giỏi nó là tấm vé xin nhất có thể để vào đời, thấy nhiều bạn khinh thường bằng giỏi mình thấy hơi buồn cười ấy.
Cơ mà bằng giỏi cũng có 1 điểm yếu, đó hầu như chỉ dùng dc một hai lần đầu xin việc, sau đó thì méo ai coi cái bằng nữa rồi :v
mình thích dạy học thật
@tranhana1994 hiện tại có dạy học ko bác, :V
Giờ thấy tụi nhỏ còn phải kết hợp với GV + pH để tham gia các cuộc thi khoa học nữa . Thấy bạn mình khoe học sinh nó đoạt giải cao về đề tài ( ứng dụng máy sấy và tách chiết hương liệu dùng năng lượng mặt trời) . Bộ điều khiển dùng các cảm biến ánh sáng+áp suất + màu sắc và lập trình nhúng . Nghĩ mấy em học phổ thông xong đi làm công nhân kĩ thuật được rồi. Thật kì diệu.
@đất mũi Ở trường địa phương mình thì mỗi lớp bắt buộc phải có 1 học sinh hoặc nhóm tham gia, các bạn ấy toàn phải tự làm (tự bỏ tiền ra, tự nghiên cứu ko có thầy cô hỗ trợ) hoặc ko làm được thì phải đi mua sáng chế của các thầy cô. Mà cuộc thi yêu cầu trình độ và kiến thức mà trên kiến thức từ trường lớp ít áp dụng được hoặc thậm chí vô dụng luôn, nó còn tạo thêm áp lực vì còn việc học hành trên trường rồi việc nhà, cuộc sống cá nhân nữa
ngày xưa em đi học thi không có áp lực về học tập mà chỉ có áp lực về tiền.....lo sao đến cuối tháng còn đủ tiền ăn.. đến kì đủ tiền học lại... tiền tiền tiền.......
Cái bọn tư tưởng bằng cấp, thành tích ăn vô não rồi... cha mẹ j kiểu này ... ko biết tâm tư con mình, ko biết hướng nghiệp sao cho đúng khả năng của đứa con ... giờ sáng mắt ra
@Bão Xì Phố Vụ đấy : thằng bé đã ra hiệu là chán nản , bước ra ban công 1 lần , tự lẩm bẩm "bây giờ chết hay không chết" tận 2 lần . Thế nhưng câu trả lời của ông bố vẫn là những lời trách mắng và bước ra ban công lần 2 vẫn chưa hiểu gì.
Nhớ ngày xưa rớt đh đầu nhà cũng chả ai quan tâm, năm sau đậu cái ót cũng chả ăn mừng, làn nhàn ra trường hồi nào ông bà già còn không biết chỉ khi đi làm có lương thì hay, báo có bồ thì hay. Không phải phân biệt chứ chuyện bằng cấp thấy người Bắc hay quan trọng hoá lắm, và người miền quê nữa.
@xecatang Bằng ha vớt mới được làm luật ở NY, bằng caltec, mit mới được vào cty công nghệ ở silicon, vì nhìn bằng tuyển dụng sẽ lọc bớt nhiều thành phần ở vòng 1, mà đấy là nước phát triển top 1 đấy bạn, nên trọng bằng cấp là từ thời thuộc địa người ta du nhập sang mình rồi.
@Ghetbonbatluong Đại ý là đừng có căng thẳng áp lực quá, chết sớm đó, có thì tốt nhưng không phải là tất cả
Đâu phải cứ học giỏi và đạt nhiều thành tích xuất sắc trên ghế nhà trường thì đều thành đạt cả? 😃 học xong chỉ sử dụng phần nhỏ trong đó, quan trọng là học ĐH và học nghề thế nào. Học phổ thông cứ ép cho siêu sao làm gì nhỉ? Tốn thời gian
(Lưu ý là không cần phải học giỏi có nghĩa là học dốt và ngu và học tốt ở đây không có nghĩa là phải xuất sắc tất cả các môn học).
Đừng nguỵ biện để đánh cắp tuổi thơ của trẻ.
@Wolfrain Cho xin cái số liệu 99% nhỉ? 😆 thời bây giờ ở đâu chẳng trên 70% là học sinh giỏi đến tận cấp 3. Vậy xem cái số đấy bao nhiêu đứa học xong làm được gì hộ đi 😃 toàn đua thành tích hão mà trẻ thì mất hết tuổi thơ. Đồng ý là ngu thì không thể nào mà thành đạt được nhưng giỏi ở phổ thông thì cũng không chắc đâu. Phổ thông với lực học khá hoặc khá giỏi rồi lên ĐH có những lựa chọn yêu thích và đúng hướng thì mới là lựa chọn tốt.
@Wolfrain Ở cấp ĐH nhóm học tb mới là nhóm ra trường có đầu óc làm giàu, làm lãnh đạo nhé!
Nhóm học giỏi hay đi làm thuê lắm.
@Mãi Không Về Bờ Người đâu phải robot, có người giỏi cái này, có người giỏi cái kia, đâu phải ai cũng giống ai đâu mà phải ép cho tội nghiệp. Để ý xem con em mình theo ngành nào hoặc môn nào giỏi thì đầu tư nhiều hơn vào đó thôi. Ép theo kiểu cào bằng thì khổ cho trẻ quá 😔 môn nào không phải sở trường thì học khá là được rồi, đâu cần phải giỏi. Miễn là không dốt là được.
Nên có 1 chiếc M1 tại thỏ để bớt áp lực
@XBlue Đúng vậy, Macbook Air M1 màn hình siêu nét pin siêu trâu cấu hình siêu mạnh, nâng tầm cảm hứng học tập, chống tự tử.
@hqm_thunderlion Theo như bác nào hôm trước thì m1 sẽ x2 công lực, học đâu hiểu đó, auto thủ khoa, ra trường offer 1k
Cười vô mặt
@ONE NO! Chưa kể sẽ trở thành quái vật Excel, ông hoàng Word, Kẻ chinh phục Powerpoint, người hùng không bao giờ chơi game, siêu nhân tập trung học đến cạn pin Macbook mới chịu hết cảm hứng, phải đem đi cắm sạc cảm hứng lại.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019