Hồi tháng 3, các nhà quản lý thị trường thuộc liên minh châu Âu đã công bố án phạt 1.95 tỷ USD đối với Apple. Đó là kết quả của cuộc điều tra dựa trên đạo luật thị trường số (DMA) vừa mới được thông qua và áp dụng. Các nhà quản lý châu Âu đi đến kết luận rằng, Apple đã lợi dụng những quy định quản lý các nhà phát triển ứng dụng trên App Store để kìm hãm những dịch vụ stream nhạc trực tuyến cạnh tranh với Apple Music, và đẩy mức giá người dùng phải bỏ cho những dịch vụ không phải Apple Music.
Đó là lần đầu tiên ủy ban châu Âu đưa ra án phạt với Apple, và khoản tiền gần 2 tỷ USD cao gấp 4 lần dự đoán trước đó của các nhà phân tích. Đương nhiên Apple không vui vẻ với quyết định này, và viết trên blog rằng họ sẽ kháng cáo, vì không có bằng chứng cho thấy đây là hành vi gây hại cho người tiêu dùng, cũng chẳng phải hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Còn ở thời điểm hiện tại, rất có khả năng Apple sẽ phải đối mặt với án phạt thứ hai từ các nhà quản lý thuộc liên minh châu Âu. Hồi tháng 6, đã có thông tin các nhà quản lý thị trường tại đây, sau khi hoàn tất quá trình điều tra, đã đi đến kết luận rằng Apple đã vi phạm đạo luật DMA, dù đã thay đổi quy chế phân phối ứng dụng trên iPhone.
Cụ thể hơn, theo uỷ ban châu Âu, nhà sản xuất iPhone, chủ quản chợ ứng dụng số App Store hiện giờ đang không tuân thủ nghiêm túc những quy định trong đạo luật thị trường số, không cho phép các nhà phát triển ứng dụng dễ dàng điều hướng người dùng ra những chợ ứng dụng hay những dịch vụ thanh toán trực tuyến bên ngoài App Store một cách dễ dàng hoặc miễn phí.
Vì sao Apple bị liên minh châu Âu phạt tới 2 tỷ USD, rồi phải đổi cả quy định của App Store?
Khoản tiền phạt 1.95 tỷ USD mà Ủy ban châu Âu EC áp đặt lên tập đoàn Apple là kết quả của việc các nhà quản lý châu Âu đi đến kết luận rằng, Apple đã lợi dụng những quy định quản lý các nhà phát triển ứng dụng trên App Store để kìm hãm những dịch…
tinhte.vn
Đó là lần đầu tiên ủy ban châu Âu đưa ra án phạt với Apple, và khoản tiền gần 2 tỷ USD cao gấp 4 lần dự đoán trước đó của các nhà phân tích. Đương nhiên Apple không vui vẻ với quyết định này, và viết trên blog rằng họ sẽ kháng cáo, vì không có bằng chứng cho thấy đây là hành vi gây hại cho người tiêu dùng, cũng chẳng phải hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Còn ở thời điểm hiện tại, rất có khả năng Apple sẽ phải đối mặt với án phạt thứ hai từ các nhà quản lý thuộc liên minh châu Âu. Hồi tháng 6, đã có thông tin các nhà quản lý thị trường tại đây, sau khi hoàn tất quá trình điều tra, đã đi đến kết luận rằng Apple đã vi phạm đạo luật DMA, dù đã thay đổi quy chế phân phối ứng dụng trên iPhone.
Cụ thể hơn, theo uỷ ban châu Âu, nhà sản xuất iPhone, chủ quản chợ ứng dụng số App Store hiện giờ đang không tuân thủ nghiêm túc những quy định trong đạo luật thị trường số, không cho phép các nhà phát triển ứng dụng dễ dàng điều hướng người dùng ra những chợ ứng dụng hay những dịch vụ thanh toán trực tuyến bên ngoài App Store một cách dễ dàng hoặc miễn phí.
Nhắc lại quy chế mới mà Apple áp dụng tại thị trường châu Âu kể từ thời điểm DMA có hiệu lực.
Quy chế mới của Apple với những chợ ứng dụng và những ứng dụng được vận hành tại châu Âu như thế này. Đầu tiên, để người dùng có thể tải, cài đặt và sử dụng ứng dụng từ các nguồn thứ ba, mọi ứng dụng và chợ ứng dụng đều sẽ phải đi qua một bước kiểm duyệt của Apple, gọi là Notarization Process. Đây là yếu tố mang tính tranh cãi, dù những ứng dụng đó hoàn toàn không phân phối qua App Store.
Mọi ứng dụng, bất chấp cách và nơi phân phối, đều sẽ phải được Apple phê duyệt để xác định năm tiêu chuẩn: Độ chính xác về tính năng, những tính năng của ứng dụng, mức độ an toàn, mức độ bảo mật và mức độ an ninh mạng. Sau đó, các nhà lập trình ứng dụng sẽ phải liên hệ với đơn vị vận hành chợ ứng dụng của bên thứ ba để "nhận token bảo mật phục vụ phân phối ứng dụng bên ngoài App Store.
Sau đó, với công cụ App Store Connect, các nhà phát triển app sẽ được chọn chợ ứng dụng để phân phối sản phẩm và giải pháp của họ, cũng như lựa chọn cách cập nhật ứng dụng cho người dùng. Đến đoạn này cũng là một quyết định tạo ra nhiều ý kiến trái chiều.
Những ứng dụng phân phối bên ngoài App Store sẽ không phải trả phí chia sẻ doanh thu cho Apple tính trên mỗi giao dịch phát sinh. Tuy nhiên, Apple lại yêu cầu mỗi nhà phát triển và quản lý chợ ứng dụng bên thứ ba trả một khoản phí gọi là Core Technology Fee, tính theo số lượng lượt tải ứng dụng để phân phối app về iPhone hay iPad, mỗi lượt phải trả Apple 0.5 Euro.
Apple phải trả bù tiền thuế 14.3 tỷ USD ở châu Âu
Trước đó vào năm 2016, cơ quan quản lý thuộc ủy ban châu Âu, đứng đầu là bà Margrethe Vestager đã thực hiện điều tra và đi đến kết luận rằng, chính quyền Ireland, một nơi được coi là thiên đường thuế ở châu Âu, đã cho Apple những ưu đãi…
tinhte.vn
Không chỉ dừng lại ở đó, hồi tháng 9 vừa rồi, tòa án Công lý châu Âu (ECJ) đã đưa ra phán quyết cuối cùng trong cuộc điều tra gian lận thuế của Apple. Thẩm phán tòa án “xác nhận quyết định năm 2016 của ủy ban châu Âu, rằng Ireland đã cho Apple hưởng mức thuế không tuân thủ pháp luật, và Ireland phải thu hồi khoản thuế thất thoát.”
Vào năm 2016, cơ quan quản lý thuộc ủy ban châu Âu, đứng đầu là bà Margrethe Vestager đã thực hiện điều tra và đi đến kết luận rằng, chính quyền Ireland, một nơi được coi là thiên đường thuế ở châu Âu, đã cho Apple những ưu đãi, để Apple được hưởng mức thuế chưa đầy 1%. Kết quả, Apple đang đứng trước việc phải trả bù 13 tỷ Euro, tương đương 14.3 tỷ USD tiền thuế.
Theo Reuters