Dưới đây là những chia sẻ của Jonathan Goldberg, sáng lập đơn vị tư vấn D2D Advisory, chuyên trách mảng công nghệ nói chung và chip bán dẫn nói riêng.
Sự ra mắt của thế hệ chip xử lý M3 là một sự kiện nổi bật vì nhiều lý do. Thứ nhất là cách mọi người sử dụng máy tính cá nhân hàng ngày. Thứ hai là việc thiếu đi những cụm từ khoá liên quan tới AI. Và thứ ba là thực tế Apple tung ra liền một lúc ba con chip M3, M3 Pro và M3 Max, chứ không chờ khoảng vài tháng sau mới có bản nâng cấp như hai thế hệ Apple Silicon trước.
Những gì liên quan tới kiến trúc M3 có lẽ đã được nói rất nhiều trong gần một tuần qua. Nhưng ngoài những số liệu mang tính mô tả sức mạnh và hiệu năng của ba con chip này, có vài thứ đáng đề cập hơn.
Đầu tiên, Apple đã có một nước đi khôn ngoan khi định hình phân khúc sản phẩm máy tính cá nhân của họ. Về cơ bản, bước đầu tiên khi lựa chọn máy tính của Apple, người dùng sẽ được chọn kích thước màn hình. Rồi kế đến mới tới bước chọn con chip phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu bạn nhìn lại đoạn video clip giới thiệu sản phẩm ở sự kiện Scary Fast, bạn sẽ nhận ra Apple bỏ rất nhiều thời gian để mô tả những tác vụ phù hợp với từng chiếc máy tính Mac trang bị từng con chip thế hệ M3:
Sự ra mắt của thế hệ chip xử lý M3 là một sự kiện nổi bật vì nhiều lý do. Thứ nhất là cách mọi người sử dụng máy tính cá nhân hàng ngày. Thứ hai là việc thiếu đi những cụm từ khoá liên quan tới AI. Và thứ ba là thực tế Apple tung ra liền một lúc ba con chip M3, M3 Pro và M3 Max, chứ không chờ khoảng vài tháng sau mới có bản nâng cấp như hai thế hệ Apple Silicon trước.
Những gì liên quan tới kiến trúc M3 có lẽ đã được nói rất nhiều trong gần một tuần qua. Nhưng ngoài những số liệu mang tính mô tả sức mạnh và hiệu năng của ba con chip này, có vài thứ đáng đề cập hơn.
Đầu tiên, Apple đã có một nước đi khôn ngoan khi định hình phân khúc sản phẩm máy tính cá nhân của họ. Về cơ bản, bước đầu tiên khi lựa chọn máy tính của Apple, người dùng sẽ được chọn kích thước màn hình. Rồi kế đến mới tới bước chọn con chip phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu bạn nhìn lại đoạn video clip giới thiệu sản phẩm ở sự kiện Scary Fast, bạn sẽ nhận ra Apple bỏ rất nhiều thời gian để mô tả những tác vụ phù hợp với từng chiếc máy tính Mac trang bị từng con chip thế hệ M3:
Với hầu hết người dùng chúng ta, chip M3 cơ bản là quá đủ cho mọi nhu cầu duyệt thư điện tử, duyệt web hay văn phòng. M3 Pro thì phục vụ những người làm lập trình, còn M3 Max tập trung phục vụ cho những người làm sáng tạo, làm kỹ xảo hay mô phỏng thuật toán. Phân chia như vậy rất dễ hiểu cho số đông. Cách đây ít lâu nhiều sản phẩm của Apple ra mắt không làm được điều này, iPad chẳng hạn.
Khía cạnh thứ hai, những nhà phân tích trong ngành thực sự thấy lạ khi toàn bộ sự kiện giới thiệu thế hệ chip xử lý mới, Apple hoàn toàn không nhắc tới AI dù chỉ một lần. Chính xác hơn thì họ chỉ đề cập tới machine learning trong những tác vụ mà M3 Pro có thể làm được. Nhưng hoàn toàn không có bất kỳ thông số kỹ thuật nào liên quan tới bản thân những con chip cả. Không có những số liệu số nhân, xung nhịp, sức mạnh xử lý số thực dấu phẩy động hay TOPS…

Chi tiết Apple M3 series: khi nào Apple mới bắt đầu chạy đua về AI?
Nếu anh em có coi qua sự kiện “nhanh dựng tóc gáy” của Apple sáng nay, con chip Apple M3 mới của Apple (bao gồm M3, M3 Pro và M3 Max) cũng như những gì Apple nói trong suốt 30 phút đó thực sự không hấp dẫn mình lắm.
tinhte.vn
Có lẽ điều này giải thích cho xu hướng của Apple, đem sản phẩm của họ quay trở lại với những tác vụ và nhu cầu sử dụng thực sự gần gũi với mọi người hàng ngày, thay vì chạy đua teraflops và số transistor trên die, những con số nghe thì oai nhưng thực tế chẳng mấy ai quan tâm ngoại trừ lúc đem ra so sánh và tranh luận.
Ngay cả việc không nói nhiều tới AI cũng là điều có lý, vì hiện giờ chẳng có mấy tác vụ thực sự khiến mọi người sử dụng một cách hữu ích hàng ngày, bắt buộc phải có để đảm bảo trải nghiệm cả. Đương nhiên chúng tôi nghĩ rằng ba con chip M3 thừa đủ khả năng xử lý neural network. Nhưng cho tới khi những tác vụ và mức độ phổ biến của tác vụ AI tăng lên, sẽ là dễ hiểu khi Apple không cố đề cập tới thứ mà người dùng thực sự bỏ tiền mua MacBook chẳng mấy quan tâm.

Và thứ ba, như đã nói, có phần bất ngờ khi cả M3, M3 Pro và M3 Max đều được ra mắt cùng lúc. Ban đầu các nhà phân tích thị trường đưa ra quan điểm cho rằng giống như vài mẫu CPU bên AMD và Intel, cả ba phiên bản M3 đều là một die, die nào đạt chuẩn thì thành M3 Max, còn die nào không đủ nhân đạt chuẩn thì biến thành M3 thông qua quy trình binning quen thuộc.
Hóa ra không phải như vậy. Chúng là ba con chip với kết cấu và bố cục khác nhau hoàn toàn, kích thước cũng khác biệt, nhìn hình chụp die silicon phóng to là nhận ra. Tôi từng có dự đoán rằng chi phí tape-out để sản xuất ba con chip này cùng lúc có thể đạt ngưỡng 1 tỷ USD. Chi phí này mô tả số tiền phải đầu tư để đạt được kết quả cuối cùng của quá trình thiết kế chip bán dẫn, tạo ra bản khắc để gửi cho TSMC gia công M3 trên tiến trình 3nm. Rất ít tập đoàn có ngần ấy tiền mặt để cùng lúc làm ra ba con chip khác nhau hoàn toàn như thế này.
Quảng cáo
Điều đó đưa chúng ta đến với tình hình chung của cả thị trường chip xử lý máy tính cá nhân. Hoàn toàn có thể chia thị trường này thành hai nửa: Apple và phần còn lại. Intel đến giờ vẫn đang là cái tên dẫn đầu thị trường CPU máy tính cá nhân, với AMD theo sau rất sát. Qualcomm thì trước khi M3 được giới thiệu khoảng 1 tuần cũng đã tổ chức sự kiện ra mắt Snapdragon X Elite cho Windows ARM. Nói riêng về Snapdragon X Elite, dù hiệu năng được cho là rất hứa hẹn, nhưng thực sự rất khó để đưa ra những dự báo tích cực về triển vọng chiếm lĩnh thị trường của con chip PC mới từ Qualcomm.

Chi tiết Qualcomm Snapdragon X Elite: 12 nhân ARM với tham vọng lột xác laptop Windows
Thành công của Qualcomm với những SoC kiến trúc ARM trang bị cho smartphone Android là điều không cần phải bàn cãi nữa. Thế nhưng thành công ở những mảng chip xử lý các thiết bị công nghệ khác thì vẫn đang là dấu hỏi chấm rất lớn.
tinhte.vn
Rồi cũng phải tính đến cả những thông tin không chính thức gần đây, nói Nvidia và AMD đang có kế hoạch bắt đầu quá trình nghiên cứu chip xử lý máy tính cá nhân kiến trúc tập lệnh ARM nữa. Cái thị trường PC ARM vốn đã hẹp, giờ còn đông kẻ cạnh tranh nữa.
Thị trường ấy hẹp cỡ nào, hãy thử lấy một ví dụ. Cứ cho là Qualcomm bán được 6 triệu chip Snapdragon X Elite với giá 150 USD, thì họ sẽ có được 2% thị phần với giá trị 900 triệu USD. Con số này thậm chí còn thấp hơn cả chi phí tape-out trong quá trình nghiên cứu phát triển ba con chip M3 của Apple. So sánh như vậy để mô tả rằng, Apple đang tạo ra được một lợi thế rất lớn trong cả thị trường PC kiến trúc chip ARM.
Từ trước tới nay, các đơn vị bán chip như Qualcomm hay Intel luôn có lợi thế về mặt nghiên cứu so với Apple, đơn vị chỉ làm chip phục vụ riêng sản phẩm của họ, không bán cho ai. Vì Snapdragon hay Core bán cho rất nhiều khách hàng, từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng, nên Qualcomm và Intel có thể đổ số vốn nghiên cứu phát triển sản phẩm khổng lồ. Nhưng đến giờ có vẻ mọi chuyện đã diễn ra theo chiều ngược lại, khi Apple đang chứng tỏ họ rất chịu chi.
Cũng phải thôi, khi lợi nhuận từ điện thoại, máy tính bảng và máy tính cá nhân của Apple là thừa đủ để cho phép họ làm điều đó.
Quảng cáo
Xin nhắc lại, gần như không có tập đoàn nào trên thế giới có thể bạo chi để nghiên cứu sản phẩm mới như Apple. Các OEM lớn như Dell, HP, Asus hay Lenovo không thể là điều chắc chắn. May ra có Samsung làm được, nhưng thị phần máy tính cá nhân của họ quá thấp để thuyết phục các vị giám đốc duyệt khoản vốn hàng tỷ USD nghiên cứu chip xử lý. Google cũng có khả năng đầu tư mạnh tay, nhưng lấy gì đảm bảo họ không nản sau 1 đến 2 năm ra mắt những sản phẩm tầm thường, để rồi dẹp luôn mảng chip PC như rất nhiều dự án khác đã bị xếp xó? Còn ở bên Trung Quốc, khá chắc Huawei đang làm một thứ gì đó, sau màn ra mắt của Kirin 9000s.

Huawei và chip 7nm Kirin 9000s: Chinh phục giới hạn vật lý, hay lệnh cấm vận chip của phía Mỹ?
Tuần trước, bên cạnh những sản phẩm mới và những chiếc xe mới tại IFA và IAA, một trong những tin tức khiến cộng đồng công nghệ xôn xao chính là cái điện thoại Mate 60 của Huawei, cùng con chip Kirin 9000s bên trong chiếc máy.
tinhte.vn
Nói một cách ngắn gọn, thị trường PC trong tương lai gần khó có thể trở nên khác biệt. Apple vẫn sẽ chiếm một khoản lợi nhuận lớn của ngành máy tính cá nhân. Còn khi Qualcomm, AMD hay Nvidia nhảy vào cuộc chơi CPU ARM cho máy tính, tình hình cạnh tranh sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn đối với tỷ suất lợi nhuận. Ai cũng nói rằng sẽ cạnh tranh về hiệu năng chứ không cạnh tranh về giá. Nhưng để chiếm được dù chỉ vài phần trăm thị phần, chắc chắn sẽ có tập đoàn phá giá chip họ bán ra.
Theo Techspot