Apple và "nỗi nhục" mang tên Ping
Sau hai năm đi vào hoạt động, số người quan tâm sử dụng Ping được Tim Cook, CEO Apple, nhận xét là "quá khiêm tốn”, đồng thời ông cũng bày tỏ là không sẵn sàng phí thêm sức lực cho đứa con này. Tình trạng ế ẩm mau chóng biến Ping thành một nỗi hổ thẹn không đáng có đối với tên tuổi của Apple, kẻ hiện dẫn đầu thế giới trong cuộc đua phân phối điện thoại thông minh, máy tính bảng và chia sẻ các bài hát.
Đóng cửa Ping là một động thái cần thiết nhưng cũng là lời "tự thú" về khả năng kém cỏi trong việc phát triển mạng xã hội của mình. Tuy nhiên, tình thế có thể thay đổi. Nếu nắm bắt được những bài học kinh nghiệm quý báu "đào xới" từ đống đổ nát mang tên Ping, Apple hoàn toàn có thể tiếp tục cho ra đời những sản phẩm xã hội đầy sáng tạo và hữu ích, thậm chí là đạt thành công vang dội. Cụ thể là gần đây, hãng này đã cứu vãn mối quan hệ với Facebook kịp lúc trước sự kiện ra mắt iOS 6.
Trong quá khứ, không ít lần kế sách ngoại giao có vẻ tầm thường như trên đã từng giúp đẩy tên tuổi Apple leo lên đỉnh cao. Mối quan hệ với The Gap giúp hãng trở thành một nhà phân phối sản phẩm nổi tiếng thế giới - mặc dù đã có một thời gian vất vả trong công tác bán lẻ. Hãng cũng đã trở thành nhà phân phối phương tiện truyền thông trực tuyến hàng đầu nhờ vào mối quan hệ tốt đẹp với Pixar. Mối quan hệ này hỗ trợ Apple rất nhiều trong việc thuyết phục các thế lực lớn trong giới truyền thông bắt tay vào dự án iTunes Music Store và mang lại thành công vang dội.
Apple là một đối thủ đáng gờm, cũng vì thế mà những mạng xã hội nổi danh hiện nay không sẵn lòng giúp đỡ. Nhưng ngoài lý do khách quan nói trên thì cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan khiến Ping "gục ngã" ngay từ những bước chập chững:
Sau hai năm đi vào hoạt động, số người quan tâm sử dụng Ping được Tim Cook, CEO Apple, nhận xét là "quá khiêm tốn”, đồng thời ông cũng bày tỏ là không sẵn sàng phí thêm sức lực cho đứa con này. Tình trạng ế ẩm mau chóng biến Ping thành một nỗi hổ thẹn không đáng có đối với tên tuổi của Apple, kẻ hiện dẫn đầu thế giới trong cuộc đua phân phối điện thoại thông minh, máy tính bảng và chia sẻ các bài hát.
Đóng cửa Ping là một động thái cần thiết nhưng cũng là lời "tự thú" về khả năng kém cỏi trong việc phát triển mạng xã hội của mình. Tuy nhiên, tình thế có thể thay đổi. Nếu nắm bắt được những bài học kinh nghiệm quý báu "đào xới" từ đống đổ nát mang tên Ping, Apple hoàn toàn có thể tiếp tục cho ra đời những sản phẩm xã hội đầy sáng tạo và hữu ích, thậm chí là đạt thành công vang dội. Cụ thể là gần đây, hãng này đã cứu vãn mối quan hệ với Facebook kịp lúc trước sự kiện ra mắt iOS 6.
Trong quá khứ, không ít lần kế sách ngoại giao có vẻ tầm thường như trên đã từng giúp đẩy tên tuổi Apple leo lên đỉnh cao. Mối quan hệ với The Gap giúp hãng trở thành một nhà phân phối sản phẩm nổi tiếng thế giới - mặc dù đã có một thời gian vất vả trong công tác bán lẻ. Hãng cũng đã trở thành nhà phân phối phương tiện truyền thông trực tuyến hàng đầu nhờ vào mối quan hệ tốt đẹp với Pixar. Mối quan hệ này hỗ trợ Apple rất nhiều trong việc thuyết phục các thế lực lớn trong giới truyền thông bắt tay vào dự án iTunes Music Store và mang lại thành công vang dội.
Apple là một đối thủ đáng gờm, cũng vì thế mà những mạng xã hội nổi danh hiện nay không sẵn lòng giúp đỡ. Nhưng ngoài lý do khách quan nói trên thì cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan khiến Ping "gục ngã" ngay từ những bước chập chững:
Không tích hợp với Facebook
Khi sử dụng hai mạng xã hội âm nhạc hàng đầu Rdio hay Spotify, bạn có thể dễ dàng kết nối vào tài khoản Facebook của mình để theo dõi hoạt động của bạn bè cùng sử dụng với mình. Nhưng với Ping, bạn phải bước vào mạng lưới riêng của Apple, cách ly hoàn toàn với các mạng xã hội khác. Ngoài ra, việc thêm bạn bè cũng quá rắc rối. Kết quả là rất nhiều người dùng đổ xô vào Rdio, gần 10 triệu thành viên tham gia Spotify (3 triệu thành viên trả phí). Trong khi đó Ping hẩm hiu về chót với chỉ 1 triệu người dùng. CEO Tim Cook giờ đây hiểu ra rằng Ping là một sai lầm, và “Apple không cần phải có một mạng xã hội”. Thậm chí việc cho phép kết nối với Twitter cũng không cứu vãn được Ping, vì Facebook mới là mạng xã hội hàng đầu!
Miễn phí một cách... hẹp hòi
Apple đã quá tự tin khi tuyên bố Ping cung cấp những đoạn nhạc mẫu dài đến... 30 giây. Trong khi 2 đối thủ của họ là Spotify và Rdio cung cấp miễn phí hàng triệu bài hát. Ngay cả khi không có những tính năng xã hội nhưng Pandora đã kiếm về được 125 triệu người dùng vì nhạc miễn phí. Ba đối thủ Rdio, Spotify và Pandora thật sự khôn ngoan khi chọn tính năng nâng cấp tài khoản và quảng cáo làm cách hái ra tiền. Dù không biết đó có là một mô hình kinh doanh bền vững hay không, nhưng ít nhất nếu linh hoạt như thế Ping sẽ "kiếm chác" được tương đối cho Apple.
Thiếu tính năng chia sẻ
Ping có một lợi thế duy nhất là được xây dựng trong phần mềm iTunes và các thiết bị di động (như iPhone) mà rất nhiều người sử dụng để nghe nhạc. Thế nhưng, Ping lại không cho người dùng một mảy may cơ hội "công khai" những tác phẩm mà họ đang nghe. Người dùng chỉ có thể chia sẻ những sản phẩm của iTunes Store, "like" chúng, và không được nghe!
Tự "huyễn hoặc" rằng người dùng luôn mua nhạc từ Apple
iTunes có thể chạy được những bài nhạc từ nhiều nguồn, nhưng Ping lại chỉ cho phép bàn luận và chia sẻ những bài hát "tồn tại" trong iTunes Music Store.
Quảng cáo
"Chậm nhịp" so với thị trường
Nhiều chuyên gia cho rằng, thời xa xưa, Apple thắng lớn nhờ có thể giải quyết các vấn đề trước đối thủ của mình. Nhưng hiện tại, hãng này lại đang loay hoay với các vấn đề mà đối thủ khác đã khắc phục được từ rất lâu.
Kết
Tóm lại, Ping là đại diện hoàn hảo cho thái độ bốc đồng hiện tại của Apple trong chiến lược kinh doanh: từ chối đối tác hoặc tích hợp với các công ty công nghệ khác (ngay cả khi nó hoàn toàn có lợi khi Apple vui vẻ bắt tay với họ); "bảo thủ" tích hợp các sản phẩm mới với những sản phẩm sẵn có trong khi các sản phẩm mới sẽ phát huy tốt hơn nếu phát triển theo một hướng đi khác và cố chấp trong việc nỗ lực sở hữu và kiếm tiền từ trải nghiệm của người dùng - chứ không chấp nhận một thực tế là "sự đa dạng mới làm nên một nền tạng tuyệt vời".
Tuy nhiên, thái độ đầu hàng và hối lỗi hiện nay trước sự thất bại của Ping lại là sự báo hiệu: có thể Apple sẽ không còn thất bại trong những sản phẩm mang tính xã hội về sau.
(Theo Genk)
Quảng cáo