ROG Ally phiên bản Z1 và Z1 Extreme khác nhau chỉ ở cấu hình và hiệu năng mà thôi, chính vì vậy khi xét về các yếu tố khác như thiết kế, tản nhiệt, màn hình, trải nghiệm cầm nắm thì cả hai đều giống như nhau. Tuy nhiên, mức giá chênh lệch hiện tại là khoảng 4 triệu đồng so với bản Z1 Extreme thì ROG Ally Z1 thể hiện được đến đâu?
Nói một cách thẳng thắn, 18 triệu cho ROG Ally Z1 Extreme đã là một món hời so với những gì mà chiếc máy này mang lại, còn với ROG Ally Z1, câu chuyện liệu có tương tự người anh em của nó không?
Đầu tiên, xét về thông số kỹ thuật, cả Z1 và Z1 Extreme đều sử dụng kiến trúc Zen 4 và nhân đồ hoạ tích hợp RDNA 3, đây là các công nghệ mới của AMD trong năm qua. Z1 sẽ có 6 nhân 12 luồng trong khi Z1 Extreme là 8 nhân 16 luồng. Nhân đồ hoạ RDNA 3 trên Z1 chỉ có 4 CU trong khi Z1 Extreme là 12 CU. Một điểm thú vị nữa trên AMD Z1 đó là 4 trong số 6 nhân được sử dụng kiến trúc Zen 4c sản xuất trên tiến trình 5nm, có cùng IPC và diện tích được tinh gọn đi khoảng 35% trong khi hiệu năng thì vẫn giữ nguyên như nhân Zen 4.
Nói một cách thẳng thắn, 18 triệu cho ROG Ally Z1 Extreme đã là một món hời so với những gì mà chiếc máy này mang lại, còn với ROG Ally Z1, câu chuyện liệu có tương tự người anh em của nó không?
Hiệu năng của ROG Ally Z1
Đầu tiên, xét về thông số kỹ thuật, cả Z1 và Z1 Extreme đều sử dụng kiến trúc Zen 4 và nhân đồ hoạ tích hợp RDNA 3, đây là các công nghệ mới của AMD trong năm qua. Z1 sẽ có 6 nhân 12 luồng trong khi Z1 Extreme là 8 nhân 16 luồng. Nhân đồ hoạ RDNA 3 trên Z1 chỉ có 4 CU trong khi Z1 Extreme là 12 CU. Một điểm thú vị nữa trên AMD Z1 đó là 4 trong số 6 nhân được sử dụng kiến trúc Zen 4c sản xuất trên tiến trình 5nm, có cùng IPC và diện tích được tinh gọn đi khoảng 35% trong khi hiệu năng thì vẫn giữ nguyên như nhân Zen 4.
Hiệu năng khi benchmark hay khi chơi game thì đều thấp hơn ROG Ally bản Z1 Extreme, đó là điều chắc chắn, nhưng gần đây có một bản cập nhật BIOS và driver mới cho ROG và nó mang lại một sự nâng cấp có nhiều ý nghĩa với Ally bản Z1, đó là khả năng chơi game ở độ phân giải 900p, cùng với đó là công nghệ HYPR-RX.
Trước đây, ROG Ally chỉ hỗ trợ hai độ phân giải khi chơi game là 720p và 1080p, trong khi đó, ở độ phân giải 1080p và kể cả có sự trợ giúp của công nghệ AMD RIS, FSR hay RSR thì đều không cải thiện khả năng chơi game của Ally bản Z1 là bao. Nhưng hiện tại với độ phân giải 900p, nó đã giúp cân bằng hơn giữa chất lượng và hiệu năng.
Ở độ phân giải 900p cộng với HYPR-RX, bản cập nhật này giúp cho ROG Ally bản Z1 chơi game với mức FPS cân bằng hơn với hình ảnh hiển thị: sắc nét hơn so với 720p nhưng FPS lại không quá thấp như khi chơi ở 1080p.
Công nghệ HYPR-RX theo AMD nó sẽ đem một loạt các công nghệ mới giúp cải thiện hiệu năng của nhưng vi xử lý AMD Ryzen 7000 series, tức là những APU sở hữu nhân đồ hoạ RDNA 3, chính vì vậy mà HYPR-RX về mặt lý thuyết là một nâng cấp lớn của những chiếc máy chơi game cầm tay như Ally hay Legion Go so với Steam Deck (sử dụng kiến trúc đồ hoạ RDNA 2). HYPR-RX sẽ đi kèm với một loạt các tính năng được tự động kích hoạt trong AMD Adrenalin như RSR, Anti-Lag hay Radeon Boost, cải thiện hiệu suất game, tự động phát hiện và tối ưu hiệu suất, giúp tiết kiệm điện đến 68% (theo AMD). Chính vậy mà HYPR-RX cũng sẽ giúp cải thiện thời lượng sử dụng pin của Ally nói chung.
Thử nghiệm của mình khi bật và không bật HYPR-RX, chơi game ở độ phân giải 900p thì sự thay đổi về cả thời lượng dùng pin cũng như hiệu năng đều rất khó để nhận ra, thậm chí trong một vài tựa game thì con số FPS khi bật HYPR-RX còn thấp hơn so với khi không bật HYPR-RX.
Với mình, ROG Ally bản Z1 trở nên đáng mua hơn nhờ vào sự hỗ trợ của RSR, RIS và độ phân giải 900p, vì đó đều là những cải thiện tích cực so với trước đây.
Quảng cáo
Trải nghiệm sử dụng chung của ROG Ally Z1
Như mình đã nói, thiết kế bên ngoài, mọi thông số về phần ngoại hình của ROG Ally bản Z1 đều tương tự như bản Z1 Extreme.
Màn hình 1080p 120Hz IPS độ sáng 400 nits và 100% sRGB là quá đủ để anh em chơi game giải trí. Khả năng chơi game AAA ở mọi lúc mọi nơi là điểm mà các thiết bị như ROG Ally ăn đứt so với những chiếc laptop gaming hay desktop.
Sau nửa năm ra mắt, ROG Ally vẫn là chiếc máy chơi game cầm tay đẹp và cá tính, có phong cách riêng của ROG. Màu trắng của Ally sẽ dễ bám bẩn theo thời gian và khi bám rồi rất khó lau sạch. Công ty mình hay một số anh em đã và đang dùng Ally đều xác nhận điểm này.
Hệ thống joy stick và các nút bấm của Ally đến thời điểm này vẫn được đánh giá là khá hợp lý, khi nó giúp người dùng chơi game thoải mái. Cân nặng 600g của Ally cũng giúp người dùng sử dụng lâu không bị mỏi tay, có thể nói, ROG Ally hiện tại là chiếc máy chơi game cầm tay cân bằng và đáng mua nhất.
Quảng cáo
Khả năng tản nhiệt của ROG Ally vẫn thuộc loại tốt nhất trong thế giới handheld PC thời điểm hiện tại. Đặc biệt khi chơi game ở 900p, pin không bị tụt nhanh và nhiệt độ cao như khi chơi ở 1080p. Hơn nữa, thiết kế tản nhiệt đặc biệt của ROG Ally giúp cho người dùng dù nằm, đứng hay ngồi, sử dụng ở tư thế nào thì luồng khí nóng vẫn được đẩy ra ngoài hiệu quả.
Thời gian đầu, ROG Ally vẫn còn một số lỗi nhưng dần dần đã được khắc phục, cho đến hiện tại, đó là một nỗ lực của ASUS ROG và cả cộng đồng sử dụng rộng lớn.
Windows 11 hiện tại trên ROG Ally đã ổn hơn chưa? Câu trả lời là vẫn chưa, màn hình cảm ứng thuần với Windows 11 với một thiết bị như Ally vẫn chưa thực sự tối ưu tốt. Những nỗ lực tối ưu giao diện của Valve (với Steam) hay Armoury Crate SE của ASUS, tích hợp Steam vào chung là đáng ghi nhận nhưng thực sự là Ally sẽ hợp lý để sử dụng chơi game hơn là làm việc, trừ khi có bộ công cụ input truyền thống là bàn phím và chuột.
Xét riêng ở thị trường Việt Nam, việc ROG Ally được phân phối chính ngạch là một ưu thế cực kì lớn, vì các đối thủ của chiếc handheld PC này ở thị trường quốc tế thì đều không phân phối tại Việt Nam, cho nên hiện để chọn một chiếc máy vừa đáp ứng được những trải nghiệm chơi game, vừa có thể có được những chế độ hậu mãi, chăm sóc sau bán hàng thì ASUS ROG Ally đang làm quá tốt.