Chiếc bàn phím cơ không dây, nhân vật chính của bài trên tay trải nghiệm của chúng ta được Asus ra mắt hồi đầu năm. Thực tế thì nó cũng khiến mình bất ngờ. Bình thường thì xu hướng sẽ là các hãng lớn sẽ tạo ra một sản phẩm chạy theo trend, cụ thể ở đây là bàn phím cơ switch mỏng, gọn gàng cho mọi thiết bị công nghệ, nhưng sẽ bán với mức giá trên trời, và không có nhiều tính năng và thiết kế mỹ thuật công nghiệp đẹp mắt như những sản phẩm từ những thương hiệu mới, nhỏ và ít được biết tới hơn.
Đấy chính là trường hợp đã xảy ra với một chiếc bàn phím mình rất thích, chính chủ Cherry mà mình từng có cơ hội gửi những chia sẻ và trải nghiệm của mình đến với anh em:
Asus Falchion RX Low Profile, may mắn thay, không rơi vào tình huống ấy. Mức giá gần 4 triệu Đồng đương nhiên vẫn cao hơn nhiều mẫu bàn phím layout 65%, với switch siêu mỏng khác trên thị trường. Nhưng đổi lại, là những chi tiết công năng được cân nhắc và tính toán vô cùng kỹ càng, không tìm thấy được ở bất kỳ sản phẩm nào khác. Thành ra, cảm giác dùng chiếc bàn phím này rất đã và tiện, không chỉ ở khía cạnh đánh giá cảm giác gõ dàn switch mỏng RX của riêng Asus.
Đơn cử, là cái nắp che bàn phím để ngăn bụi và chất bẩn lọt vào sau một ngày làm việc và gõ phím. Khi cần dùng, thì lấy nắp che này ra, đặt xuống dưới và thả bàn phím vào. Nắp che có sẵn 4 chân cao su chống trượt, rất tiện:
Đấy chính là trường hợp đã xảy ra với một chiếc bàn phím mình rất thích, chính chủ Cherry mà mình từng có cơ hội gửi những chia sẻ và trải nghiệm của mình đến với anh em:

Cherry và bàn phím switch mỏng "chính chủ" Compact Wireless: Đẹp, êm, tiện, giá hơi cao
Trào lưu bàn phím cơ switch mỏng, hay thậm chí là siêu mỏng đã có từ vài năm nay. Kailh, Gateron, Choc và chính bản thân Cherry cũng đều đã có những phiên bản switch mỏng, hành trình kích hoạt phím cỡ 1 đến 1.5mm tùy phiên bản và tùy hãng....
tinhte.vn
Asus Falchion RX Low Profile, may mắn thay, không rơi vào tình huống ấy. Mức giá gần 4 triệu Đồng đương nhiên vẫn cao hơn nhiều mẫu bàn phím layout 65%, với switch siêu mỏng khác trên thị trường. Nhưng đổi lại, là những chi tiết công năng được cân nhắc và tính toán vô cùng kỹ càng, không tìm thấy được ở bất kỳ sản phẩm nào khác. Thành ra, cảm giác dùng chiếc bàn phím này rất đã và tiện, không chỉ ở khía cạnh đánh giá cảm giác gõ dàn switch mỏng RX của riêng Asus.
Đơn cử, là cái nắp che bàn phím để ngăn bụi và chất bẩn lọt vào sau một ngày làm việc và gõ phím. Khi cần dùng, thì lấy nắp che này ra, đặt xuống dưới và thả bàn phím vào. Nắp che có sẵn 4 chân cao su chống trượt, rất tiện:


Rồi kế đến, ấn tượng hơn có lẽ là dải cảm ứng cạnh trên chiếc bàn phím, để anh em vuốt, làm được nhiều việc, chẳng hạn như thay đổi độ sáng màn hình, điều khiển bật tắt nhạc, hay hữu ích hơn cả là điều chỉnh nhanh âm lượng thiết bị lúc sử dụng. Thay vì một con lăn hay núm vặn như giải pháp của nhiều hãng khác, thiết kế cảm ứng vừa tiện, lại vừa không ảnh hưởng tới kích thước, độ dày và không gian chassis của chiếc bàn phím:

Và dù được đóng mác Republic of Gamers, thương hiệu linh kiện và thiết bị ngoại vi dành riêng cho anh em gamer, Asus vẫn không bỏ quên cộng đồng người dùng máy tính macOS hay máy tính bảng iPad, với hai chế độ kết nối PC và Mac, với một cái cần gạt ở cạnh trên bàn phím, kèm theo đó là dàn icon tương ứng với giao diện bàn phím của cả Windows lẫn macOS trên keycap.


Rồi phím cơ siêu mỏng giá mềm có gì, Falchion RX Low Profile có đủ những tính năng ấy. Từ 5 profile hiển thị màu sắc và macro khác nhau, cho tới 3 profile kết nối Bluetooth với máy tính, laptop, máy tính bảng hay smartphone, chiếc bàn phím của chúng ta có đủ. Kiểm tra pin cũng rất đơn giản, giữ nút Fn và nút ", phần trăm pin sẽ hiển thị một cách trực quan trên hàng nút số.

Quảng cáo
Có lẽ thứ mình thích nhất trên chiếc bàn phím này, là cách Asus tận dụng từng khoảng không gian của bàn phím để tích hợp những tính năng hiển thị. Chẳng hạn như dàn đèn hiển thị Caps Lock hay chính dải đèn chạy ngang thân bàn phím sẽ hiển thị trực quan âm lượng khi miết tay vào thanh cảm ứng mình đã mô tả ở trên.
Nói cách khác, với Falchion RX Low Profile, xét riêng về khía cạnh thẩm mỹ, Asus không đánh đổi sự mỏng gọn và tiện dụng lấy những chi tiết mỹ thuật hợp gu anh em gamer, như đèn RGB chẳng hạn. Kích thước phím vẫn gọn gàng, thả vào túi xách hay ba lô không choán diện tích, đem đi làm hay mang ra ngoài cafe làm việc vẫn rất ổn. Tất cả những tính năng trên đây kết hợp lại với nhau, tạo ra một chiếc bàn phím sử dụng hàng ngày không có đối thủ về mặt tiện lợi.

Nhưng cùng lúc, mình cũng biết rằng, anh em sẽ quan tâm tới trải nghiệm quan trọng nhất của một chiếc bàn phím, đấy chính là trải nghiệm gõ. Đấy là lúc chúng ta phải nói về mẫu switch RX Red Low Profile của riêng Asus. Tháo keycap ra, thấy hình thù switch khá kỳ dị, vì chân stem nằm ở bốn góc của switch, chính giữa là đèn RGB. Thiết kế này khá hay, vì nó giảm thiểu được tối đa tình trạng keycap bị lệch và cập kênh lúc bấm. Lợi thế nữa là đèn RGB ở chính giữa, từng nút bấm được phát sáng xuyên keycap đẹp mắt hơn rất nhiều so với thiết kế chân stem nằm ở chính giữa switch như những giải pháp khác trên thị trường.
Chính nhờ kết cấu stem cố định keycap như thế này, cảm giác bàn phím chắc chắn hơn nhiều. Lúc gõ văn bản, chat chit hay làm việc, cảm giác rất chắc chắn. Rồi kết hợp sự chắc chắn ấy với kết cấu của chiếc bàn phím, với chính bản thân cách switch vận hành, anh em sẽ được trải nghiệm một trong những mẫu phím cơ siêu mỏng tốt nhất trong năm 2024.

Quảng cáo
Hãy nói về switch trước đi. Asus mô tả mẫu switch này kết hợp khả năng kích hoạt quang học, với cơ chế vận hành cơ học. Giống nhiều mẫu switch cơ siêu mỏng khác đang có trên thị trường, RX Red Low Profile vận hành giống hệt như bàn phím “cắt kéo”, nhưng Asus gọi kết cấu cơ khí khi ấn nút cùng lò xo dẹt tạo đàn hồi cho từng nút bấm là X-stabilizer. Hành trình phím từ lúc bắt đầu ấn cho tới khi phím nhận và gửi tín hiệu về máy tính chỉ có 1mm, lực kích hoạt 40g. Nhờ đó, khả năng lướt tay trên mặt phím, viết văn bản hay lập trình với tốc độ cao là thứ hoàn toàn khả thi. Và để kích hoạt switch, gửi tín hiệu về máy tính, Asus chọn giải pháp quang học, để không có độ trễ.

Đấy mới chỉ là một khía cạnh tạo ra tổng thể trải nghiệm gõ phím. Ngoài phiên bản với switch RX Red Low Profile, Asus còn có chiếc Falchion với switch RX Blue Low Profile, tạo ra phản hồi xúc giác với tiếng click, nhưng mình luôn thích bàn phím gõ vừa êm vừa yên tĩnh, nên chọn bản RX Red Low Profile. Từng con switch độc lập, theo Asus, đã được lube sẵn để gõ mượt và trơn nhất có thể.
Dù thiết kế bàn phím “lộ thiên”, switch và keycap chạm trực tiếp vào khung nhôm, nhưng vì bên trong chiếc bàn phím là hai lớp silicone kẹp bo mạch của bàn phím, nên chỉ còn âm thanh keycap gõ lên mặt trên của lớp khung, rất yên tĩnh, vừa tăng cảm giác đã tay khi gõ, lại vừa không làm phiền người xung quanh.

Bộ keycap trắng ABS xuyên LED của Falchion có lẽ là thứ khiến nhiều anh em tâm tư nhất. Nhưng thực tế là dù sử dụng chất liệu dễ bám bẩn, dễ bay lớp phủ sau một thời gian sử dụng, nhưng Asus cũng đã cẩn thận phủ một lớp UV coating lên, tạo ra bề mặt nhám, sờ vào tương đối đã tay, nhưng lâu dài thì cũng cần giữ gìn một chút, vì bản thân từng chiếc keycap được đúc khá mỏng.

Vậy là chúng ta có một chiếc bàn phím cơ cho tất cả mọi nhu cầu. Cần độ trễ thấp để chơi game, switch quang học và kết nối 2.4 GHz độ trễ thấp với dongle sẽ phục vụ tốt nhu cầu anh em. Nhưng khi cần tới một chiếc bàn phím phục vụ công việc, mang đi công tác hay di chuyển nhiều, Falchion hoàn toàn không chiếm nhiều không gian trong ba lô hay túi xách của mọi người. Và phím cũng tương đối đẹp, xét trên quan điểm và mắt thẩm mỹ của một gamer.

Có lẽ thứ mình thích nhất với ROG Falchion RX Low Profile, chính là việc Asus đã bỏ thêm thời gian và công sức để lube từng con switch cơ bên trong chiếc bàn phím. So sánh trực tiếp với Cherry MX LP 2.1 mình từng có cơ hội trải nghiệm, cảm giác gõ vừa êm hơn, vừa mượt hơn, không thấy sạn như mẫu switch thương mại sẵn có mà Cherry dùng lắp vào chiếc bàn phím mỏng nhẹ của họ.
Một trong hai vấn đề của ROG Falchion có lẽ là mức giá. Hầu hết những mẫu phím cơ switch mỏng, kích thước 65% đang có bán tại thị trường Việt Nam đều có mức giá dễ chịu hơn sản phẩm của Asus. Nhưng mỗi sản phẩm ấy khi so sánh trực tiếp với ROG Falchion đều sẽ thua kém ở một khía cạnh nào đó. Có chiếc gõ hơi sạn. Có chiếc chuyển đổi kết nối giữa Windows và macOS hơi phức tạp, phải đọc hướng dẫn sử dụng để bấm đúng cụm nút tắt để kích hoạt kết nối với các thiết bị qua Bluetooth. Rồi cũng có chiếc thua kém về độ bền, hoặc kết cấu các tính năng đa phương tiện. Và đáng nói nhất, là đối với anh em gamer, không có chiếc nào đẹp như ROG Falchion.
Vấn đề thứ hai, là trọng lượng gần 600 gram. Anh em sẽ thấy là, với bộ khung nhôm cùng hai lớp damper silicone để tiêu âm, ROG Falchion mỏng gọn, chứ không nhẹ.

Mấy năm qua, mình thường có một quan điểm như thế này. Các hãng linh kiện máy tính làm ra những mẫu gaming gear thường chỉ dành cho những anh chị em fan cứng của thương hiệu, muốn mua những sản phẩm từ linh kiện cho tới thiết bị ngoại vi, gaming gear của cùng một hãng cho đồng bộ. Nhưng Asus ROG trong hai năm qua đã khiến mình nghĩ khác.
Đầu tiên, là mình được trải nghiệm một chú chuột gaming trọng lượng nhẹ, tên là ROG Harpe Ace. Dù thiết kế và đường cong, số đo kích thước của Harpe Ace không khác biệt so với Logitech G Pro X Superlight, nhưng những công nghệ bên trong, cùng trọng lượng vẫn đủ sức tạo ra một mẫu chuột gaming nghiêm túc, có thể dùng để thi đấu, và bằng chứng là cũng đã thấy vài tay chơi Valorant chuyên nghiệp sử dụng ROG Harpe Ace ở một vài giải đấu.

Asus ROG Harpe Ace Aimlab Edition: 54 gram, một bất ngờ của làng chuột gaming 2023
Trong bài viết tư vấn chọn chuột gaming ở mọi tầm giá mà vài tháng trước mình đem tới cho anh em, ở khoảng giá 2 đến 3 triệu Đồng có một sản phẩm của Asus, tên là ROG Harpe Ace. Hồi mới ra mắt, với giá khuyến nghị bên nước ngoài 149 USD, chú...
tinhte.vn
Rồi tới ROG Falchion RX Low Profile, ra mắt hồi tháng 3 năm nay. Dù mức giá cao, nhưng đổi lấy mức giá này là tổng hoà của mọi tính năng và thiết kế hữu ích nhất cho người dùng, phục vụ mọi nhu cầu, mọi kết nối và mọi thiết bị, chứ không chỉ dành riêng cho gamer hoặc dành riêng cho người làm văn phòng. Tất cả những công năng ấy được gói gọn trong một chiếc bàn phím thực sự gọn gàng, mỏng và đẹp mắt.