Trong Thế chiến II, các nước lớn thuộc phe Đồng minh đã thực hiện một vài chiến dịch ném bom chiến lược lớn nhất trong lịch sử ở cả châu Âu lẫn châu Á. Trong đó hai sự kiện nổi bật nhất là một cặp máy bay ném bom B-29 Superfortress đã thả hai trái bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, đánh dấu sự kết thúc cuộc chiến.
Nhưng dần dà thì nhiều nước đã phát triển các hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) thế hệ mới, có thể nhắm đến các mục tiêu của đối phương ngay từ chính quốc gia của họ, làm giảm nhu cầu về máy bay ném bom. Vai trò của máy bay ném bom lại càng giảm thêm nữa khi Mỹ và Liên Xô phát triển Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) vào những năm 1980 và 1990, cho phép tàu ngầm trở thành nền tảng triển khai vũ khí hạt nhân.
Trước sự áp đảo của tên lửa công nghệ cao và tàu ngầm thế hệ mới, máy bay ném bom chiến lược tầm xa dần lỗi thời và ngừng hoạt động ở hầu hết các nước. Tuy nhiên có 3 nước trên thế giới vẫn duy trì lực lượng máy bay ném bom chiến lược bên cạnh tàu ngầm và tên lửa, không những vậy họ còn vận hành một số lượng máy bay rất đáng kể. Đó là Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Không quân Mỹ (USAF) vận hành 3 loại máy bay ném bom chiến lược khác nhau. Mỗi loại có một lợi thế riêng và thiết kế của chúng cũng rất khác nhau, bao gồm B-2 Spirit (20 chiếc), B-52 Stratofortress (76 chiếc) và B-1 Lancer (45 chiếc).
Nhưng dần dà thì nhiều nước đã phát triển các hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) thế hệ mới, có thể nhắm đến các mục tiêu của đối phương ngay từ chính quốc gia của họ, làm giảm nhu cầu về máy bay ném bom. Vai trò của máy bay ném bom lại càng giảm thêm nữa khi Mỹ và Liên Xô phát triển Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) vào những năm 1980 và 1990, cho phép tàu ngầm trở thành nền tảng triển khai vũ khí hạt nhân.
Trước sự áp đảo của tên lửa công nghệ cao và tàu ngầm thế hệ mới, máy bay ném bom chiến lược tầm xa dần lỗi thời và ngừng hoạt động ở hầu hết các nước. Tuy nhiên có 3 nước trên thế giới vẫn duy trì lực lượng máy bay ném bom chiến lược bên cạnh tàu ngầm và tên lửa, không những vậy họ còn vận hành một số lượng máy bay rất đáng kể. Đó là Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Mỹ
Không quân Mỹ (USAF) vận hành 3 loại máy bay ném bom chiến lược khác nhau. Mỗi loại có một lợi thế riêng và thiết kế của chúng cũng rất khác nhau, bao gồm B-2 Spirit (20 chiếc), B-52 Stratofortress (76 chiếc) và B-1 Lancer (45 chiếc).
B-2 Spirit.
B-2 Spirit là một máy bay tiên tiến về công nghệ tới mức nó tách biệt hẳn so với 2 chiếc kia. B-2 Spirit được thiết kế vào cuối những năm 1980 và đi vào hoạt động năm 1997. Đây vẫn là máy bay ném bom có chức năng tàng hình duy nhất đang hoạt động.
Tuy có công nghệ tối tân, chiếc B-2 vẫn có hai nhược điểm lớn là khả năng chở tải trọng hạn chế và tốc độ tối đa chỉ đạt mức cận âm (1,010 km/giờ, hay Mach 0,95). Do vậy USAF phải vận hành thêm hai máy bay ném bom chiến lược khác để bù khuyết cho hai hạn chế trên.
Để bù đắp cho sức chứa, họ sử dụng chiếc Boeing B-52 Stratofortress có tải trọng lớn. B-52 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1952 và vẫn đang hoạt động tích cực. Còn để bù đắp cho tốc độ, USAF dùng chiếc B-1 Lancer. Chiếc B-1 bắt đầu được phát triển vào năm 1973 và vẫn đang hoạt động với vai trò là máy bay ném bom chiến lược tầm xa siêu thanh duy nhất của USAF. Tốc độ tối đa của nó có thể đạt tới 1,335 km/giờ.
B-52 Stratofortress.
Trung Quốc
Không quân TQ vận hành một phi đội máy bay ném bom chiến lược hùng hậu, nhưng chỉ gồm một loại duy nhất. Đó là máy bay ném bom Xi'an H-6, với hơn 200 chiếc đang hoạt động. Trước đây các máy bay này cũng có mặt trong Không quân Iraq và Không quân Ai Cập, nhưng Iraq đã ngưng sử dụng nó năm 1991 và theo sau là Ai Cập vào năm 2000.
Quảng cáo
Chiếc Xi’an H-6 không phải là một thiết kế thuần túy của TQ, mà là phiên bản được cấp phép sản xuất từ chiếc Tupolev Tu-16 của Liên Xô. Công tác sản xuất do tập đoàn công nghiệp máy bay Tây An đảm nhiệm, đó là lý do vì sao nó có chữ Xi’an trong tên gọi. Việc chuyển giao công nghệ bắt đầu vào cuối thập niên 1950 và tính đến năm 2020, đã có hơn 231 chiếc được xuất xưởng từ nhà máy ở Tây An. Dù TQ chỉ sử dụng có một loại máy bay ném bom, nhưng số lượng lại nhiều hơn cả Mỹ và Nga.
Nga
Nga đang có 3 loại máy bay ném bom chiến lược khác nhau vẫn đang hoạt động là Tupolev Tu-22M3 (58 chiếc), Tu-95 (47 chiếc) và Tu-160 (15 chiếc). Với tổng cộng 120 chiếc, chúng ta thấy số lượng oanh tạc cơ mà Không quân Nga vận hành nhỏ hơn TQ đáng kể. Chiếc Tu-22M3 được đưa vào sử dụng từ thập niên 1980 và có thiết kế cánh cụp cánh xòe.
Tu-160.
Chiếc thứ hai là Tu-95, được đưa vào sử dụng tại Liên Xô từ tận thập niên 1950, nhưng ngày nay vẫn đang hoạt động với vai trò máy bay ném bom, đồng thời còn được cải tiến để làm “bệ phóng” tên lửa dẫn đường. Chiếc thứ ba là Tu-160, ra mắt lần đầu vào năm 1987 và tiên tiến hơn hai mẫu trên. Nó có thiết kế cánh cụp cánh xòe và có thể đạt tốc độ siêu thanh lên tới 2,220 km/giờ (Mach 1,8), nhanh hơn cả B-1 Lancer.
Theo Simple Flying.
Quảng cáo