Và như vậy sau Vietnam Airlines, Bamboo Airways đã được Bộ vận tải Hoa Kỳ (DOT) cấp phép thực hiện các chuyến bay thẳng từ Việt Nam. Hiện tại vẫn chưa có đường bay thẳng không dừng nghỉ giữa Việt Nam và Mỹ, điều này khiến thời gian hành trình kéo dài đến 18 - 21 tiếng trong khi đường bay thẳng sẽ cắt giảm xuống còn 14 - 16 tiếng.
*Cập nhật: Theo một văn bản của DOT thì giấy phép được cấp cho Bamboo có hiệu lực trong 1 năm, hết hạn vào tháng 11 năm 2021. Bamboo sẽ được vận hành 12 chuyến bay thuê (charter) khứ hồi hoặc vận tải một chiều hành khách, hàng hóa, thư tín giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Trên trang SimpleFlying cũng đã xuất hiện thảo luận về việc làm rõ giấy phép này bởi theo những gì được nêu thì Bamboo được phép bay đến Mỹ nhưng chỉ bay thuê, giới hạn chuyến và như vậy hãng vẫn chưa thể mở đường bay cố định giữa Việt Nam và Mỹ. Mình sẽ tiếp tục cập nhật khi có thông tin mới.
Bay thẳng đến Mỹ luôn nằm trong kế hoạch của Bamboo và hãng từng có ý định dùng Airbus A380. Theo giấy phép của DOT thì Bamboo sẽ được phép bay từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến mọi sân bay quốc tế của Mỹ nhưng ở giai đoạn đầu, Bamboo Airways nhắm đến 2 cảng hàng không lớn tại bờ Tây gồm sân bay quốc tế Los Angeles (LAX) và San Francisco (SFO). Nếu khai thác thì Bamboo Airways sẽ có thể thiết lập đường bay nhanh hơn với những chiếc 787-9 Dreamliner sẵn có trong đội bay.
Trước đó Bamboo Airways đã gặp gỡ vào thảo luận với Boeing về 777X - thế hệ mới nhất của dòng máy bay phản lực thân rộng tầm xa 777. Theo giám đốc marketing của 777X - Jill Kelly, nếu khai thác 777X thì Bamboo Airways sẽ có thể vươn đến nhiều địa diểm đến nằm trong lục địa Mỹ hơn. Và chỉ một tuần sau đó, chủ tịch Trịnh Văn Quyết đã tiết lộ kế hoạch đặt mua đến 12 chiếc 777X với trị giá hợp đồng đến 5 tỉ đô.
Tầm bay của 777X rất xa, biến thể 777X-8 cho tầm bay đến 8690 hải lý (hơn 16000 km), khả năng chuyên chở tối đa 365 hành khách. Trong khi đó 787-9 Dreamliner có tầm bay tối đa ở 7635 hải lý (14140 km), khả năng chuyên chở tối đa 290 hành khách.
Tháng 2 năm ngoái, Việt Nam đã được Ủy ban hàng không liên bang (FAA) chứng nhận Category 1 và điều này có nghĩa Cơ quan quản lý hàng không dân dụng Việt Nam (CAAV) đã đáp ứng các tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) về cấp nhân sự, hoạt động và năng lực hàng không. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để các hãng hàng không Việt Nam mở đường bay đến Mỹ, từ đó nâng tầm Việt Nam trên thị trường hàng không thế giới.
Cũng giống như Vietnam Airlines, Bamboo Airways đã có thể xin cấp Giấy phép hãng hàng không nước ngoài (FACP) từ DOT để vận hành hoạt động vận tải hàng không chở người, hàng hóa, thư tín giữa Việt Nam và Mỹ. Thêm vào đó, Bamboo Airways cũng được phép thỏa thuận với các hãng hàng không Mỹ để bay liên danh (Codeshare).
Theo: SimpleFlying; VnExpress

*Cập nhật: Theo một văn bản của DOT thì giấy phép được cấp cho Bamboo có hiệu lực trong 1 năm, hết hạn vào tháng 11 năm 2021. Bamboo sẽ được vận hành 12 chuyến bay thuê (charter) khứ hồi hoặc vận tải một chiều hành khách, hàng hóa, thư tín giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Trên trang SimpleFlying cũng đã xuất hiện thảo luận về việc làm rõ giấy phép này bởi theo những gì được nêu thì Bamboo được phép bay đến Mỹ nhưng chỉ bay thuê, giới hạn chuyến và như vậy hãng vẫn chưa thể mở đường bay cố định giữa Việt Nam và Mỹ. Mình sẽ tiếp tục cập nhật khi có thông tin mới.
Bay thẳng đến Mỹ luôn nằm trong kế hoạch của Bamboo và hãng từng có ý định dùng Airbus A380. Theo giấy phép của DOT thì Bamboo sẽ được phép bay từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến mọi sân bay quốc tế của Mỹ nhưng ở giai đoạn đầu, Bamboo Airways nhắm đến 2 cảng hàng không lớn tại bờ Tây gồm sân bay quốc tế Los Angeles (LAX) và San Francisco (SFO). Nếu khai thác thì Bamboo Airways sẽ có thể thiết lập đường bay nhanh hơn với những chiếc 787-9 Dreamliner sẵn có trong đội bay.

Trước đó Bamboo Airways đã gặp gỡ vào thảo luận với Boeing về 777X - thế hệ mới nhất của dòng máy bay phản lực thân rộng tầm xa 777. Theo giám đốc marketing của 777X - Jill Kelly, nếu khai thác 777X thì Bamboo Airways sẽ có thể vươn đến nhiều địa diểm đến nằm trong lục địa Mỹ hơn. Và chỉ một tuần sau đó, chủ tịch Trịnh Văn Quyết đã tiết lộ kế hoạch đặt mua đến 12 chiếc 777X với trị giá hợp đồng đến 5 tỉ đô.

Tầm bay của 777X rất xa, biến thể 777X-8 cho tầm bay đến 8690 hải lý (hơn 16000 km), khả năng chuyên chở tối đa 365 hành khách. Trong khi đó 787-9 Dreamliner có tầm bay tối đa ở 7635 hải lý (14140 km), khả năng chuyên chở tối đa 290 hành khách.

Tháng 2 năm ngoái, Việt Nam đã được Ủy ban hàng không liên bang (FAA) chứng nhận Category 1 và điều này có nghĩa Cơ quan quản lý hàng không dân dụng Việt Nam (CAAV) đã đáp ứng các tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) về cấp nhân sự, hoạt động và năng lực hàng không. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để các hãng hàng không Việt Nam mở đường bay đến Mỹ, từ đó nâng tầm Việt Nam trên thị trường hàng không thế giới.
Cũng giống như Vietnam Airlines, Bamboo Airways đã có thể xin cấp Giấy phép hãng hàng không nước ngoài (FACP) từ DOT để vận hành hoạt động vận tải hàng không chở người, hàng hóa, thư tín giữa Việt Nam và Mỹ. Thêm vào đó, Bamboo Airways cũng được phép thỏa thuận với các hãng hàng không Mỹ để bay liên danh (Codeshare).
Theo: SimpleFlying; VnExpress