Bạn có biết Clapperboard - một dụng cụ tuy đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng đối với ngành điện ảnh

Nhà Của Cáo
26/2/2021 19:25Phản hồi: 34
Bạn có biết Clapperboard - một dụng cụ tuy đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng đối với ngành điện ảnh

CLAPPERBOARD

Clapperboard là một thiết bị đơn giản của ngành điện ảnh và sản xuất video, để hỗ trợ cho việc đồng bộ giữa âm thanh (được thu âm riêng) với hình ảnh từ máy quay và đồng bộ nhiều góc quay với nhau.
Bên cạnh đó Clapperboard còn là một công cụ để đánh dấu và ghi chú các thông tin của cảnh quay như: ngày tháng, tên nhà sản xuất, tên phim, tên đạo diễn, tên người quay phim, tên người phụ trách âm thanh (Soundman), số thứ tự bối cảnh (scene), số thứ tự shot quay (take)... Tuỳ theo mục đích cũng như các hãng phim khác nhau sẽ có các thông tin khác nhau.
IMG_0779.jpeg
Ngoài Clapperboard thiết bị này còn có nhiều cái tên khác như: Clapper, Clapboard, cue card, clacker, slate, slate board, slapperboard, sync slate, time slate, sticks, board,...
Mình đã quên lần đầu biết đến và sử dụng nó là khi nào nhưng mình luôn sử dụng cái tên "Slate", và "đập slate" là cách mà mình gọi tên việc sử dụng nó.

Cha đẻ của Clapperboard

SPACE SCENE | TAKE.jpeg
Clapperboard được phát minh bởi F. W. Thring (cũng là cha của diễn viên Frank Thring) - người đứng đầu của Efftee Studios ở Melbourne, nước Úc. Trước đó người ta đã dùng cách vỗ tay và dùng các hòn đá đập vào nhau, việc vỗ tay hàng trăm cái mỗi ngày là điều mà mình và anh em chắc sẽ khó mà làm được, cùng với việc người đánh dấu thông tin cảnh quay khá khó khăn. Cảm ơn ông về phát minh này.

Cách hoạt động

440px-2009-06-23-flemming-by-RalfR-20.jpeg
Clapperboard kết hợp giữa tấm bảng viết phấn (hoặc tấm acrylic). Trên bảng ekip sẽ ghi mọi thông tin như mình đã nói ở trên. Hiệu lệnh yêu cầu bấm máy từ đạo diễn "Rolling" vang lên tất cả cameraman và soundman sẽ bấm máy, trợ lí quay phim sẽ đưa Clapperboard ra trước ống kính máy quay thứ 1, sau đó quay tấm bảng ra hướng ống kính của máy quay thứ 2 có thể thấy được rồi hô lớn các thông tin " Roll A - Scene 2 - take 1 " sau đó đập hai thanh gỗ thật nhanh và mạnh để tạo ra âm thanh lớn và dứt khoát. Cú đập thành công khi mà Soundman, camera 1, 2 đều có thể ghi nhận được âm thanh đập, và thông tin trên Clapperboard.
Sync point.png
Đến khâu dựng phim, người dựng phim sẽ đồng bộ 3 file: Âm thanh, camera 1, camera 2 bằng cách tìm ra tiếng đập Clapperboard nằm ở đâu trên cả 3 file do tiếng đập rất đanh và lớn nên khi xem biểu đồ sóng âm của âm thanh sẽ dễ dàng nhận ra cú đập nằm ở đâu. Và người dựng phim chỉ việc đưa chúng khớp lại với nhau là xong. Mục đích là để cảnh quay có chất lượng âm thanh tốt nhất từ máy thu âm chuyên dụng riêng biệt sẽ không bị tình trạng hình đến trước miệng cử động rồi mà âm thanh đến sau hoặc ngược lại, và hai góc máy quay sẽ có cùng một mốc thời gian, góc 1 chuyển qua góc 2 sẽ cùng một dòng thời gian, tránh tình trạng góc 1 một diễn viên đã đi đến cửa rồi mà chuyển qua góc 2 diễn viên vẫn đang ngoài sân, điều này khiến cho việc dựng phim đa góc máy trở nên dễ dàng hơn.
Đôi khi người ta sẽ đập clapperboard sau khi "cắt" bởi vì góc quay được setup ban đầu khó có thể quay được clapperboard, hoặc khi mà cảnh quay khó đối với diễn viên và đạo diễn nghĩ là tiếng đập sẽ làm cho diễn viên mất tập trung.

Cấu tạo

IMG_0782.jpeg
Clapperboard là một chiếc bảng phấn hoặc acrylic có thể viết lên và xoá, ở phía trên tấm bảng có 2 thanh gỗ với một thanh được cố định vào bảng và một thanh có một đầu gắn vào bản lề được cố định, đầu còn lại có thể chuyển động. Cấu tạo này giúp 2 thanh gỗ khi đập vào nhau sẽ tạo ra một âm thanh vang, rất đanh và dứt khoát.
Hai thanh gỗ được sơn hoạ tiết sọc chéo màu trắng đen khá giống với hình ảnh thước phim đang chạy. Mục đích của hoạ tiết này là để tạo ra sự tương phản cao nhất ở hầu hết các môi trường tạo điều kiện tốt nhất để camera có thể lấy nét và lấy được thông tin viết trêng bảng. Những năm trở lại đây, hoạ tiết được cải tiến bằng các màu sắc trông đẹp hơn và được cho là tốt hơn trong nhiều môi trường phức tạp.
MARTIN RUHE.jpeg
Ở các nước phát triển, Clapperboard còn được cải tiến thành Digislate (bảng slate điện từ) chỉ đơn giản là bảng thông tin có thể nhập vào và được hiển thị bằng màn hình led. Hành động đập sẽ được Digislate ghi nhận và tự động đếm trên màn hình led, các thông tin này cũng sẽ được tự động ghi nhận vào trong máy quay (đơn giản hoá các bước ghi chép của trợ lí camera). Nhưng đổi lại đoàn phim cũng sẽ phải cẩn thận hơn và phải giữ Digislate luôn đóng, tránh những cú đập không mong muốn làm sai số thông tin cảnh quay trên camera.
DigiSlate-Featured-Image.jpeg
Có một ứng dụng tên Digislate trên thiết bị di động có thể thay thế được clapperboard nhưng mình thường không thấy sự xuất hiện của ứng dụng này trong suốt thời gian mình làm việc.
Final Cut Pro.png
Final Cut Pro X cũng có logo mang hình dáng của thiết bị này.

Quảng cáo


Director: John Mahaffle.jpeg
IMG_0780.jpeg
IMG_0787.jpeg
Một thiết bị tuy đơn giản, nhưng đã góp phần không nhỏ cho nền công nghiệp điện ảnh của thế giới. Clapperboard cũng là một vật kỷ niệm mang rất nhiều cảm xúc, khi mà một bộ phim lớn tầm cỡ thường chỉ có 2 hoặc 3 chiếc clapperboard, nó tồn tại và gắn bó xuyên suốt quá trình sản xuất phim và cũng thường được các thành viên đoàn phim ký tên. Tuy đã có nhiều cải tiến và nâng cấp nhưng clapperboard truyền thống vẫn mang một vai trò khó có thể thay thế được.
34 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ThanhStagram
ĐẠI BÀNG
3 năm
Ồ...
Biết nó từ rất lâu nhưng chưa bao giờ tìm hiểu về nó cả.
Bài viết rất “đáng tiền mạng”
Cười vui vẻ
caheoxanhs
TÍCH CỰC
3 năm
Hay
Chắc có thể cải tiến nhìu, nhưng giữ lại mấy cái truyền thống để diễn viên "quen mắt" mà mà diễn cho tốt...
@Dollarssssss Vì thiết kế bảng này vô cùng đơn giản mà có thể Sync được rất nhiều thông số vô cùng 1 source quay. Ra set quay nếu quên đem cũng có thể chế ra ngay 1 bảng slate rất nhanh chóng. Không có công đoạn đập slate này là về hậu kỳ dựng phim khùng luôn đó, ảnh hưởng tới bản Final luôn!
Bây giờ tụi mình có cả app trên đt và máy tính bảng, khi "đập slate" cũng phát ra tiếng y như bảng slate truyền thống.
NinMartino
ĐẠI BÀNG
3 năm
Lúc còn làm video mình hay vổ tay thôi vì ko có cài này, lúc dựng phim thì cực thoải mái (đơn giản là biết chổ nào bắt đầu và đoạn cần sữa).
princez
CAO CẤP
3 năm
Chắc người ta còn giữ lại để cho quen thôi chứ thiết kế kiểu đập xuống này không hay, nhiều nhược điểm.
princez
CAO CẤP
3 năm
@chatnever tất cả những thứ bạn nói chưa thấy có gì khác cả, việc mình muốn thay đổi là cái thanh đập ở phía trên chứ không phải là tấm bảng phía dưới, "ghi chú cảnh quay, cân bằng trắng và canh trước lấy nét" của bạn nó chả thay đổi gì nhé.
princez
CAO CẤP
3 năm
@Tuan DaK Vấn đề vẫn là phải dùng cả 2 tay bác ah 😃 thứ cải tiến chỉ là cái thanh ngang phía trên thôi
princez
CAO CẤP
3 năm
@Nha.tranthanh vl 😆 các bác nghĩ là làm một cái chuông không vang khó lắm hay sao 😃) mấy bạn nên đọc kỹ lại cm rồi hẵng rep nhé
princez
CAO CẤP
3 năm
đọc kỹ rồi hẵng rep nhé bạn :v
Bài viết rất hay!
😁 rất hay. 1 tấm bảng mà giúp mọi thứ theo 1 trình tự được sắp xếp sẵng.
Bổ ích. Tks mod

ra là vậy
ht12
ĐẠI BÀNG
3 năm
Thanks
Giờ mình mới biết.
thanks đã cung cấp thông tin...
nhỏ giờ đã thấy nhiều đoạn behind screen đập bảng cái nghe cái "tách" rồi thấy nội dung chữ trên bảng tự đoán là đánh dấu cảnh quay sau này cắt ghép, mà ko nghiên cứu kĩ lắm nay mới đọc tường tận
Thông tin rất thú vị 😁
Mr Slim
ĐẠI BÀNG
3 năm
Claper kiểu truyền thống đúng là phát minh quan trọng, giờ thì mình đã hiểu tại sao người ta lại có thể sync chính xác các kênh âm thanh trong mỗi cảnh quay, nhờ vậy mà hệ thống loa surround cũng tái tạo được chính xác sự chuyển động của âm thanh trong mỗi không gian. Trước giờ cứ nghĩ họ sẽ thu đồng bộ rồi mới tách từng kênh dựa theo tần số.
datlui
TÍCH CỰC
3 năm
Mình xem film Nhật ít thấy lệch tiếng, chắc cũng hay sử dụng món này
Cười vô mặt

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019