Đã có rất nhiều ý tưởng từ các Youtuber, người đam mê công nghệ và reviewer sau dự luật USB-C của Châu Âu về chuẩn sạc có dây cho thiết bị mobile. Chủ yếu nó xoay quanh vấn đề về iPhone vẫn đang dùng chuẩn Lightning. Trong đó có ý kiến cho rằng bỏ sạc có dây, bỏ luôn USB-C và chỉ nên trang bị cho iPhone sạc không dây với #MagSafe hiện tại họ đang có. Vậy thì, điều này nghe qua có vẻ hợp lý nhưng liệu nó có phải là lựa chọn an toàn cho hàng tỉ người dùng toàn cầu hay không?
Năm 2008, Hiệp hội năng lượng không dây WPC (Wireless Power Consortium) đã lần đầu tiên công bố chuẩn sạc không dây cho thiết bị di động Wireless charger Qi và các hãng smartphone (Samsung, iPhone, LG, Xiaomi…) cũng lần lượt tích hợp vào như là một tùy chọn sạc cho thiết bị của họ.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2022/11/6197920_Screenshot_2022-11-08_090642.jpg)
***Trích Wiki
Ở version 1.0, chúng ta thấy công suất sạc chỉ là 5W rồi dần dần nâng lên 30W nhưng đó chỉ là thông số về mặt lý thuyết. Trong bài này, mình tạm thời bỏ qua mấy cái chuẩn sạc không dây siêu tốc của mấy hãng China như Xiaomi, Oppo… mới công bố 120W vì nó không phải Qi.
Tổng quan về sạc không dây
Năm 2008, Hiệp hội năng lượng không dây WPC (Wireless Power Consortium) đã lần đầu tiên công bố chuẩn sạc không dây cho thiết bị di động Wireless charger Qi và các hãng smartphone (Samsung, iPhone, LG, Xiaomi…) cũng lần lượt tích hợp vào như là một tùy chọn sạc cho thiết bị của họ.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2022/11/6197920_Screenshot_2022-11-08_090642.jpg)
***Trích Wiki
Ở version 1.0, chúng ta thấy công suất sạc chỉ là 5W rồi dần dần nâng lên 30W nhưng đó chỉ là thông số về mặt lý thuyết. Trong bài này, mình tạm thời bỏ qua mấy cái chuẩn sạc không dây siêu tốc của mấy hãng China như Xiaomi, Oppo… mới công bố 120W vì nó không phải Qi.

Quảng cáo
Qi cũng đang được Apple áp dụng vì những lý do đã được WPC chứng nhận:
********
- Quá tải điện năng: mỗi chiếc smartphone đều có một giới hạn điều năng để đề phòng các sự cố. Như đã nói, sạc không dây phụ thuộc nhiều vào các lõi dây, nếu không đặt ra một tiêu chuẩn chung, có khả năng một bộ sạc mạnh quá có thể sẽ làm hư một thiết bị chỉ hỗ trợ sạc năng lượng thấp.
- Quá nhiệt: tương tự như trên, việc dùng một bộ sạc mạnh hơn so với thiết bị được hỗ trợ có thể làm cho nó quá nhiệt, tệ hơn là cháy nổ. Mấy vụ cháy nổ này thì chúng ta đã chứng kiến quá đủ và biết nó nguy hiểm như thế nào rồi.
- Bị nhiễu: Nhờ vào thứ gọi là Foreign Object Detection (FOD), tạm dịch là phát hiện vật thể lạ, một bộ sạc không dây có thể biết được đâu thực sự là lõi dây thứ cấp trong điện thoại để truyền điện và đâu là một vật thể lạ. Ví dụ như một tấm kim loại có thể xem là một cuộn dây mà. Điều này nguy hiểm vì có thể gây làm nóng vật thể, cháy hay nổ.
***Trích từ bài “Sạc không dây chuẩn Qi là gì?” của Mod @Lê Phú Khương

Hiệu suất sạc mang lại có thể đạt 60-80% năng lượng cung cấp (nghĩa là mất 10W điện nhưng chỉ lấy được 6-8W), phần còn lại tiêu hao thành nhiệt và các linh kiện tiêu thụ. Như vậy, chúng ta đã hiểu được sạc không dây là gì và lợi hại nó ra sao, đây vốn dĩ là NGUYÊN TẮC VẬT LÝ và vẫn đang được WPC nghiên cứu, nâng cấp cải thiện.
Chuẩn sạc MagSafe của Apple hiện tại đang thế nào?
Ra mắt cùng sự kiện iPhone 12 năm 2020, Apple tiếp tục giới thiệu chuẩn sạc không dây độc quyền tiếp theo cho iPhone, Airpods là MagSafe. Về cơ bản, #MagSafe tuân thủ tiêu chuẩn Qi và tích hợp thêm nam châm vĩnh cữu để định vị đế sạc, và Apple lại tiếp tục dùng nó như 1 tiêu chuẩn như MFI Lightning để bên phụ kiện thứ 3 thiết kế áp dụng. Thiết kế cũng tương tự nguyên lý sạc cho Apple Watch nhưng nó to hơn, công suất lớn hơn.

Công suất sạc mang lại tối đa là 15W về mặt lý thuyết, tùy theo nhiệt độ / tình trạng pin / màn hình bật tắt,…sẽ có thể thấp hơn để đảm bảo an toàn. Như vậy, có thể thấy Apple không vội vàng áp dụng công suất lớn vào MagSafe, thay vào đó họ chờ đợi chuẩn Qi có những đột phá và thử nghiệm dài hạn để đảm bảo độ tin cậy rồi mới từ từ đưa vào.

Bộ sạc không dây dạng Module KIT mình độ thêm quạt và đèn RGB.
Quảng cáo
Những rào cản kỹ thuật nào cho MagSafe hay chuẩn Qi nói chung
- Công suất và nhiệt năng sinh ra bởi định luật từ trường luôn là khó khăn mà WPC, và ngay cả Apple phải đối mặt để tiếp tục nghiên cứu. Làm sao có thể sạc nhanh như PD (từ 20W) mà không làm pin và các thành phần trong thiết bị nóng nhanh dẫn đến nguy cơ giảm tuổi thọ, thậm chí cháy nổ. Trong khi PD trên USB-C lại có thể triển khai cấu hình 30W - 50W trong tầm tay.
- Chưa thể tích hợp sạc không dây có thể giao tiếp dữ liệu nhanh như Bluetooth, Wifi Direct. Hiện tại chỉ mới có NFC (gửi thông tin qua sóng radio) nhưng tốc độ khá thấp và có thể gặp trục trặc nhiễu khi lại đụng từ trường sạc (nếu đang sạc).
- Đối với Developer phát triển cho Appstore, việc build app và đưa vào iPhone chạy thử thì việc cắm dây từ PC qua là nhanh nhất, vừa có thể bug lỗi từ systems report, log file,…
- Vẫn còn đó nhu cầu xuất màn hình ngoài có dây (màn PC bởi HDMI, USB-C), đến đây thì ai tính dùm mình phương án nếu bỏ cổng nha.
- Treo máy, treo Logo, xung đột phần mềm khiến phần cứng đóng băng và OS thì không thể khởi động. DFU và iTunes là phao cứu sinh cho những ca khó, vậy thì iPhone cần chọt vào đít 1 cái mới sống lại được.
- Đất hiếm (nam châm) đang dần cạn kiệt và nó lại có nhiều nhất ở Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tiếp tục khiến giá nam châm ngày càng đắt. Việc phải tặng kèm 1 phụ kiện đế sạc MagSafe 39$ (bao gồm cả đống linh kiện + nam châm) thay vì chỉ là 1 cọng cáp C-C, Ngài Cook sẽ không dễ gì đánh đổi.
- Tích hợp rườm rà smart connect như iPad và sạc không dây MagSafe, lúc đó lại vẫn USB 2.0, muốn USB 3.0 hoặc hơn thì lại rất phức tạp / tốn kém.

Tạm kết: MagSafe chỉ tuyệt vời cho Airpods / Apple Watch
Airpods / Apple Watch là những thiết bị có dung lượng pin thấp, không yêu cầu sạc nhanh và đủ không gian rộng lớn cho tản nhiệt. Watch OS cũng là 1 HDH đơn giản, ít xung đột nên khả năng khởi động / app lỗi ít hơn, vậy nên trong khe snap dây đeo, sẽ có 1 lỗ ẩn được che lại bao gồm 6 pin cho mục đích debug, truy cập OS bằng công cụ chuyên dụng.

Còn với iPhone, quá nhiều rào cản công nghệ và chi phí khiến cho giấc mơ iPhone không cổng sạc khó thành hiện thực. Hơn nữa, bây giờ iPad cũng đã USB-C, việc cầm 1 sợi cáp mà làm được nhiều việc chung hệ sinh thái thật quá đã. Chưa kể, cả một nhóm bạn đi theo ai cũng có sợi USB-C, lỡ quên mang sạc / sạc hư thì mượn cái cũng sạc được.
Có chăng MagSafe vẫn là tùy chọn sạc song song USB-C trên thế hệ iPhone vào năm 2024. Chúng ta sẽ cùng chờ xem Apple sẽ làm gì với iPhone để vẫn duy trì sự tin cậy tuyệt vời mà vẫn đảm bảo doanh thu để giữ vững ngôi vương tập đoàn công nghệ giá trị số 1 Thế giới.
Quảng cáo
Cảm ơn anh em đã đọc bài phân tích, nhớ like và ủng hộ 5* để mình có động lực ra bài tiếp theo nhé!
mời anh em tham khảo thêm liên quan Lightning / USB-C trên iPhone
https://tinhte.vn/thread/ban-co-biet-cong-sac-lightning-tren-iphone-14-series-van-su-dung-chuan-usb-2-0.3587266/

Bạn có biết: cổng sạc Lightning trên iPhone 14 series vẫn sử dụng chuẩn USB 2.0
Sau bài viết (link ở cuối bài) của Admin @cuhiep về chuẩn sạc trên 1 số dòng điện thoại Android đến từ các thương hiệu China, thậm chí cả những dòng đầu bảng vẫn chỉ trang bị chuẩn USB 2.0 trên cổng Type C…
tinhte.vn
và bài của chủ tịch @cuhiep
https://tinhte.vn/thread/lai-noi-ve-iphone-dung-cong-usb-c-tha-khoi-lam-cong-con-hon.3587933/

Lại nói về iPhone dùng cổng USB-C: thà khỏi làm cổng còn hơn
Mình có coi lại video của anh da đen MKBHD nói về việc Apple không khẳng định họ sẽ làm iPhone USB-C, yêu cầu của EU cũng không phải vậy và Apple sẽ bỏ luôn cổng cho iPhone, đủ thời gian để người dùng làm quen cũng như Apple phát triển MagSafe cho…
tinhte.vn