Bạn có phân biệt được hai loại đồ uống cocktail và mocktail?

Rubi Lee
31/1/2023 7:56Phản hồi: 35
Bạn có phân biệt được hai loại đồ uống cocktail và mocktail?
CocktailMocktail là 2 loại đồ uống rất phổ biến ở các quán rượu, nhà hàng. Và không phải ai cũng có thể phân biệt 2 loại đồ uống này, chúng khác nhau ở điểm nào?

Khác biệt giữa Cocktail & Mocktail


Phân biệt


Thuật ngữ “cocktail” lần đầu tiên xuất hiện trên báo vào ngày 17/3/1798, nguồn gốc sâu xa thật sự của nó do ai tạo ra và như thế nào thì vẫn chưa được giải đáp một cách chính xác. Cocktail là từ dùng để chỉ hỗn hợp đồ uống, trong đó ít nhất phải có 1 thành phần có cồn. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là một ly cocktail tiêu chuẩn phải có rượu mạnh, dung dịch tạo vị ngọt và 1 tạo chua hoặc đắng. Cocktail có thể bao gồm cả nước trái cây, mật ong, thảo mộc, trái cây tươi, soda tuỳ vào người pha chế.

cocktail-mocktail-3.jpg

Trong khi đó Mocktail là sự kết hợp của nhiều loại đồ uống mà không chứa thành phần cồn nào trong hỗn hợp. Đó cũng chính là điểm khác biệt duy nhất giữa 2 loại này. Hiểu đơn giản là mocktail được tạo ra bằng cách pha trộn nhiều loại đồ uống với nhau như nước trái cây, soda, thảo mộc và nhiều thành phần không cồn khác theo 1 tỷ lệ nhất định.


Người pha chế


cocktail-mocktail-4.jpg

Điểm khác biệt thứ 2 là bất kỳ người nào cũng có thể pha chế mocktail nhưng với cocktail, người pha chế cần phải có trình độ chuyên môn nhất định. Bởi pha chế mocktail khá đơn giản là trộn các loại nước ép trái cây khác nhau với siro và đường, dễ dàng làm tại nhà. Tuy nhiên, pha chế cocktail chuẩn lại đòi hỏi trình độ cao hơn để cho ra 1 sản phẩm thơm ngon với hàm lượng cồn không được vượt quá hương vị của trái cây.

Hương vị


cocktail-mocktail-17.jpg

Những người lựa chọn mocktail ngoài việc tìm đến một thứ đồ uống không cồn, phần lớn đều vì yêu thích vị ngọt của món nước này. Trong khi đó, cocktail thì chủ yếu có vị đắng và chua.

Giá cả


cocktail-mocktail-15.jpg

Mocktail và Cocktail có mức giá khác nhau theo từng quán, từng nơi trên thế giới. Nhưng nhìn chung, cocktail sẽ có giá khá đắt, còn mocktail thì vừa phải hợp túi tiền nhiều người hơn. Một trong những lý do khiến cocktail trở nên đắt đỏ là bởi vì chúng có chứa cả rượu và rượu mạnh, vốn có mức giá khá cao.

Quảng cáo


Lịch sử của cocktail


cocktail-mocktail-12.png

Như chúng ta đã biết, con người đã uống rượu từ rất lâu, hầu hết đều tin rằng rượu vang đã có ít nhất 10.000 năm tuổi còn bia và rượu mật ong thì còn lâu đời hơn nữa. Nhiều bằng chứng cho thấy từ hàng ngàn năm trước, người Minoan Cretans đã pha chế ra một loại cocktail gồm bia, mật ong và rượu vang. Còn người Hy Lạp thì tạo thêm hương vị cho rượu của họ bằng rất nhiều nguyên liệu từ mật ong cho đến nước biển. Thời Trung cổ, những người giàu có đã thêm hương vị cho bia, rượu mật ong bằng những loại gia vị vô cùng xa xỉ thời đó được vận chuyển từ phương Đông bằng đường bộ và đường biển. Có thể thấy mong muốn cải thiện hương vị cho rượu từ lâu đã trở thành 1 xu hướng của loài người trong suốt nhiều thiên niên kỷ.

cocktail-mocktail-9.png

Loại cocktail lâu đời nhất thế giới được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ với tên gọi là punch. Người dân ở đây đã có truyền thống chưng cất rượu lâu đời hơn so với các nơi ở châu Âu nhờ vào lợi thế từ nguồn tài nguyên như đường, trái cây họ cam quýt và gia vị. Khi người châu Âu thuộc địa hoá Ấn Độ vào thế kỷ 17, punch cũng đã đến với châu Âu, nơi nó rất được chấp nhận và bản địa hoá còn nhanh hơn nhiều lần so với món cà ri (phải mất đến 3 thập kỷ sau, cà ri mới phổ biến ở châu Âu).

cocktail-mocktail-10.jpg

Punch góp mặt trong hầu hết các buổi tiệc của giới thượng lưu, được làm ấm để phù hợp với khí hậu châu Âu, tăng thêm hương vị với các loại trái cây đắt tiền. Loại đồ uống mang tính xã hội này sau đó cũng nhanh chóng phát triển tại Mỹ, nơi mà các câu lạc bộ và quán rượu pha chế lại theo công thức bí mật của riêng họ.

Quảng cáo



cocktail-mocktail-6.jpg

Nhiều giả thuyết được đưa ra để lý giải nguồn gốc từ cocktail. Một số người cho rằng cocktail là do phát âm sai từ tiếng Pháp của eggcup coquetier (phát âm tiếng Anh là cocktail). Còn có người cho rằng từ này xuất phát từ ‘cock-ale’ 1 loại bia cổ của Anh. Hay 1 cách giải thích được nhiều người đồng tình nhất là vào thế kỷ 19, những con ngựa không thuần chủng, bị lai thường bị cắt cụt đuôi. Mà khi đó người ta hay dùng thuật ngữ “cock tail” (đuôi con gà trống) thường được dùng 1 cách phổ biến như 1 cách chế giễu những con ngựa đua không thuần chủng. Vì thế cocktail được dùng như 1 cách để chỉ 1 loại đồ uống không nguyên bản đã bị pha trộn.

Lịch sử của mocktail


cocktail-mocktail-16.jpg

Từ mocktail là do Mock cocktail ghép lại, ý chỉ món cocktail giả không chứa cồn. Không có 1 khởi đầu cụ thể trong lịch sử của mocktail, khả năng là do con người đã phát triển lại nước này cùng lúc với các phiên bản có cồn như 1 loại nước uống an toàn hơn. Merriam-Webster cho biết thuật ngữ ‘mocktail’ lần đầu được sử dụng vào năm 1916, và một trong những loại mocktail đầu tiên được phổ biến rộng rãi là Shirley Temple có vị ngọt. Phát triển cùng thời với cocktail, mocktail cũng bắt nguồn từ món punch vào những năm 1700. Khi nhiều nhân viên pha chế đã cố gắng tạo ra 1 phiên bản không cồn trong thời kỳ cấm cồn của Mỹ.

Theo (1), (2), (3), (4)
35 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cocktail thì biết, còn mocktail thì hôm nay mới thấy lần đầu tiên. Thông tin rất thú vị.
thích mojito hơn 😂
bulknick
ĐẠI BÀNG
một năm
@mochi-mochi Mojito giống nước chanh bỏ thêm cồn
@bulknick Nó có mùi vị bạc hà nữa mà.
@tuanmaskhp Đúng rồi nên nói giống nước chanh thêm cồn thì mình mới bổ sung mùi vị bạc hà đấy
Cocktail thì uống khi đi chơi với @Rubi Lee buổi tối, còn Mocktail uống khi đi ăn trưa với @Rubi Lee 😁
@anhtuannd 😆))) rubi uống trà sữa thêm thạch dừa
@Rubi Lee vậy đi thôiiiii
Chưa được uống
Mới biết á
Khác nhau ở cái tên, giống nhau thì đều có nước bên trong.
Duy.NK
ĐẠI BÀNG
một năm
Mocktail chưa được uống, nhưng chắc chắn mình sẽ thích Cocktail hơn
@Duy.NK Mocktail nhiều loại cũng ngon á bạn, cocktail thì giá cao hơn mà chọn trúng ly không hợp ý thì lại tiếc
@Rubi Lee cocktail là nước trái cây lên men ngâm rựu đúng không nhỉ
Duy.NK
ĐẠI BÀNG
một năm
@Rubi Lee Hôm nào sẽ thử Mocktail xem sao. Tại mình thích đồ uống có chút ga hoặc vị rượu
Ra vậy, cocktail thì không được uống khi sắp lái xe 😃
@ahxdtngh Dễ bị thổi vô lắm
Nhỏ đến lớn toàn biết Cóc Tai là cái ly trái cây thập cẩm hay ăn ở mấy tiệm sinh tố lề đường thôi :/
maxresdefault.jpg
@Hoang Song Sai rồi. Cái cocktail mà trong mấy cái ly thập cẩm là mấy sợi dai dai, giòn giòn,dài dài, nhiều màu sắc giống đuôi con gà (Cocktail).
Nói hơi nhà quê, chứ gần như không uống mấy thứ này bao giờ. Lần gần nhất cách đây hơn 10 năm, thử quán của người quen.
Ngay cả bia rượu, gần 3 năm nay coi như không uống 1 giọt. Ngoại trừ tết năm ngoái uống chút rượu vang tiễn con em đi xk lao động & hôm qua uống 2 cốc bia ở nhà ông anh, vì gặp được lão cũng là cả 1 vấn đề.
Còn cafe & trà thì ngày một.
hồi nhỏ ko biết đọc tiếng Anh gọi là Cóc-tai, Móc-tai 😁
Không chơi được cồn nên chỉ quanh quẩn mojito ^^
JunoCute
ĐẠI BÀNG
một năm
@nnkjsc Không bia rượi như m thì ly mojito cũng sừng sừng rồi bác
@JunoCute bí quyết là uống từ từ hehe
JunoCute
ĐẠI BÀNG
một năm
@nnkjsc thỉnh thoảng đi du lịch ngồi ngoài bãi biển cũng chill tí cho vui bác nhỉ
có phải nước ép là mocktail?
Giờ mới biết mocktail lun
Pina Colada (có cái dấu nữa nhưng ko gõ được) phết, hay uống
Đúng nghề đây rồi, cho các bạn xem vài món mình pha
IMG_2743.jpeg
IMG_1184.jpeg
IMG_1654.jpeg
IMG_1571.jpeg
IMG_1576.jpeg
IMG_2122.jpeg
IMG_2203.jpeg
IMG_2238.jpeg
Anh-Vui
ĐẠI BÀNG
một năm
Mình nhớ Strongbow cũng đem pha mocktail được mà. Vậy tính là đồ uống có gas hay có cồn
@Anh-Vui vậy là chỗ đó bậy, hoặc cũng ko biết là Strongbow là thức uống có cồn. Vụ Strongbow có cồn nhiều ng VN vẫn còn bất ngờ. Còn có cồn là Cocktail.
ko phải sở trường, chỉ biết phân biệt táo mèo và chuối hột

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019