Mình đọc bên Android Central thấy ý kiến của anh bạn này khá hay nên viết lại cho anh em đọc. Anh em có thể không thích "tai thỏ", nhưng nó là một phần tất yếu của quá trình phát triển công nghệ, nó giúp thị trường nhận ra nhiều điều mới mẻ và làm bàn đạp để xây dựng tiếp các tính năng tốt cho tương lai.
Dù bạn có thích hay không thì thiết kế tai thỏ hiện nay cũng đang là một trong những xu hướng thiết kế phổ biến nhất trên smartphone. Chúng ta có thể dễ dàng chỉ ra rằng iPhone X là lý do giúp cho tai thỏ được chấp nhận rộng rãi (nhưng không phải là chiếc đầu tiên, Essential mới là máy đầu tiên dùng thiết kế kiểu này). Và dù bạn có thích hay không thì các hãng sản xuất vẫn nhìn vào Apple để xem xu hướng là gì vì dường như thứ gì Apple làm đều thành công cả.
Nhưng tôi không nghĩ chỉ vì Apple làm mà các hãng khác bắt chước theo, mà bởi vì nhiều người dùng thật sự thích sự hiện diện của tai thỏ trên điện thoại hơn những gì họ nghĩ.
Hãy nghe tôi, bạn không thích tai thỏ vì nó là tai thỏ. Bạn thích tai thỏ vì nó mang lại nhiều giá trị mới cho trải nghiệm người dùng. Nó thêm được diện tích màn hình vào (nhưng cũng lấy đi một phần), nó cho phép unlock bằng gương mặt nhanh và tiện. Bạn sẽ phải chấp nhận rằng những cái lợi sẽ luôn đi kèm với vài điểm hạn chế.
Nhờ có tai thỏ, chúng ta biết rằng người dùng thật sự thích màn hình tỉ lệ dài (giờ đã có mặt trên rất nhiều thiết bị đủ mọi phân khúc) cũng như màn hình viền mỏng. Chúng ta biết rằng chức năng camera mạnh hơn và tính năng bảo mật tiện lợi hơn là điều quan trọng. Ngoài ra, không kém phần quan trọng, chúng ta cũng biết rằng nhiều người cũng chẳng để ý tới tai thỏ hay khoét lỗ hay gì cả.
Dù bạn có thích hay không thì thiết kế tai thỏ hiện nay cũng đang là một trong những xu hướng thiết kế phổ biến nhất trên smartphone. Chúng ta có thể dễ dàng chỉ ra rằng iPhone X là lý do giúp cho tai thỏ được chấp nhận rộng rãi (nhưng không phải là chiếc đầu tiên, Essential mới là máy đầu tiên dùng thiết kế kiểu này). Và dù bạn có thích hay không thì các hãng sản xuất vẫn nhìn vào Apple để xem xu hướng là gì vì dường như thứ gì Apple làm đều thành công cả.
Nhưng tôi không nghĩ chỉ vì Apple làm mà các hãng khác bắt chước theo, mà bởi vì nhiều người dùng thật sự thích sự hiện diện của tai thỏ trên điện thoại hơn những gì họ nghĩ.
Hãy nghe tôi, bạn không thích tai thỏ vì nó là tai thỏ. Bạn thích tai thỏ vì nó mang lại nhiều giá trị mới cho trải nghiệm người dùng. Nó thêm được diện tích màn hình vào (nhưng cũng lấy đi một phần), nó cho phép unlock bằng gương mặt nhanh và tiện. Bạn sẽ phải chấp nhận rằng những cái lợi sẽ luôn đi kèm với vài điểm hạn chế.
Nhờ có tai thỏ, chúng ta biết rằng người dùng thật sự thích màn hình tỉ lệ dài (giờ đã có mặt trên rất nhiều thiết bị đủ mọi phân khúc) cũng như màn hình viền mỏng. Chúng ta biết rằng chức năng camera mạnh hơn và tính năng bảo mật tiện lợi hơn là điều quan trọng. Ngoài ra, không kém phần quan trọng, chúng ta cũng biết rằng nhiều người cũng chẳng để ý tới tai thỏ hay khoét lỗ hay gì cả.
Hiện tại thì chưa, nhưng tai thỏ là thứ giúp chúng ta tiến gần hơn tới một cái smartphone hoàn hảo. Các công ty làm điện thoại giờ có ý tưởng và định hướng để nghiên cứu, phát triển cho đúng, và cuối cùng họ sẽ tạo ra những mẫu smartphone tốt hơn trong tương lai.
Chúng ta cũng đã thấy nhiều sự tiến bộ về công nghệ ở các linh kiện được dùng. Cảm biến vân tay siêu âm cho phép các công ty đặt cảm biến dưới màn hình, hạn chế chiếm diện tích mặt trước. Khi mà mọi cảm biến khác kể cả camera chui được xuống dưới màn hình, chúng ta sẽ không còn phải lo lắng gì về tai thỏ hay giọt nước gì nữa.
Nhìn về quá khứ, chúng ta sẽ thấy nhiều bằng chứng cho việc này. Cảm biến vân tay xuất hiện đầu tiên trên chiếc Motorola Atrix nhưng nó không đủ tốt, còn ngày nay chúng ta có một thứ mà thao tác gần như là vô thức, cứ chạm vào mà xài. Chúng ta từng ghét thiết kế full kính vì dễ vỡ, vậy mà bây giờ kính có mặt ở khắp nơi. Trong khi đó, màn hình thứ hai trên một chiếc điện thoại nghe thì có vẻ hay đấy nhưng nhiều hãng làm mà chẳng công ty nào thành công.
Công nghệ cần thời gian để trưởng thành, và thậm chí là còn cần nhiều thời gian hơn nữa để có thể xuất hiện dưới dạng thương mại. Chúng ta sẽ nhìn thấy những làng sóng như thế này mỗi ngày, nhìn thấy những "dị dạng" trong thế giới smartphone trong quá trình chúng ta tìm ra một tính năng hay một thiết kế tốt nào đó.
Một số công ty thì chẳng thèm thử nghiệm những ý tưởng này trên sản phẩm của mình, cùng lắm là chỉ lên giai đoạn ý tưởng mà thôi. Nhưng đây là kinh doanh mà. Cuối cùng thì mục tiêu cao nhất cũng chỉ là tìm được thứ người dùng thật sự muốn trước khi đổ hàng triệu hay tỉ đô cho việc nghiên cứu, phát triển.
Việc liên tục đổi mới như thế này là chìa khóa quan trọng bởi vì đôi khi những công nghệ hiện đang có không phù hợp với tầm nhìn của các hãng, và họ phải thử nghiệm nhiều thứ thì mới tìm được cái tốt nhất. Galaxy S10 sắp ra mắt cũng sẽ khơi lại những tranh luận tương tự như tai thỏ.
Quảng cáo