Bạn có thói quen thường xuyên cập nhật BIOS cho máy tính không? Cần chú ý những gì?

Pnghuy
5/8/2024 13:31Phản hồi: 82
Bạn có thói quen thường xuyên cập nhật BIOS cho máy tính không? Cần chú ý những gì?
BIOS hay Basic Input/Output System nói một cách đơn giản và dễ hiểu nhất thì nó giống như một hệ điều hành mini dành cho phần cứng trên mainboard, hoặc trên các thiết bị điện tử khác. Nhiệm vụ của nó là kết nối các phần cứng lại với nhau, và đã là phần mềm thì chúng cũng thường xuyên được cập nhật. Các hãng cung cấp bản cập nhật cho BIOS và bạn có thể tải về từ trang chủ, nhưng BIOS có cần thiết phải cập nhật hay không? Đôi khi, cập nhật BIOS là một điều tốt vì nó mang lại tính năng mới, tăng cường bảo mật, nhưng cũng có khi, cập nhật BIOS lại còn gặp thêm lỗi.

intel-core-i9-14900k.jpg

Tại sao cần phải cập nhật BIOS?


Có nhiều giải thích cho việc vì sao cần phải cập nhật BIOS, với laptop thì những bản cập nhật firmware/BIOS sẽ mang lại sự ổn định cho thiết bị, có khi là thêm những tính năng mới, đặc biệt là với các nền tảng mới, ví dụ như hồi đầu năm là những mẫu Intel Core Ultra, giữa năm thì là nền tảng Snadpragon X Elite, những bản cập nhật BIOS thường sẽ sửa lỗi, cải thiện độ ổn định, đây đều là những bản cập nhật BIOS mà bạn nên cập nhật.

zen-4-amd-ryzen-9-7900x-raphael.jpg
Đối với máy bàn, những bản cập nhật BIOS cũng không khác về tính chất: sửa lỗi, xử lý các lỗ hổng bảo mật, tăng cường độ ổn định cho phần cứng. Những bản cập nhật BIOS thời gian đầu khi bạn mới sử dụng phần cứng khá là cần thiết.

Thực ra, việc xác định có cập nhật BIOS hay không, với cách sử dụng của cá nhân mình, thời gian đầu mình sẽ luôn chú ý đến việc cập nhật, để cải thiện sự ổn định. Đến một ngưỡng nào đó, mình đã thấy độ ổn định đã ổn, mình sẽ cân nhắc tiếp đến việc có nên cập nhật tiếp hay không.

Đặc biệt là những lúc phần cứng mới ra mắt, ví dụ như CPU mới, anh em có thể thấy ví dụ những mainboard sử dụng chipset Intel 600 series, hay AMD AM4 đã tồn tại suốt một thời gian và nó vẫn hỗ trợ những thế hệ vi xử lý mới, thường chỉ cần cập nhật BIOS là xong. Nhưng nếu không có ý định nâng cấp CPU, anh em cũng nên cân nhắc việc cập nhật BIOS, nhất là khi hệ thống của anh em đã đi vào ổn định.

[​IMG]
Câu chuyện cập nhật BIOS mà bản thân mình đã trực tiếp trải nghiệm qua và nó mang lại hiệu quả đó là lần mình cập nhật BIOS cho chiếc Zenbook 14 OLED chạy Intel Core Ultra, sau khi cập nhật BIOS và thực hiện bài trải nghiệm, hiệu năng được tăng nhẹ và thời lượng pin đạt 7 tiếng sử dụng. Thứ hai là lần cập nhật BIOS cho mẫu Surface Pro 11 chạy Snapdragon X Elite để thiết lập lại khả năng chơi game của nó, rõ ràng nó chơi game tốt hơn hẳn so với trước khi cập nhật BIOS từ Microsoft.

Cập nhật BIOS có những điều gì cần lưu ý?


[​IMG]
Dĩ nhiên, đen nhất là khi bạn cập nhật BIOS và hệ thống của bạn nó không còn đạt độ ổn định như trước đó, chuyện này không hiếm, đã có nhiều hệ thống sau khi cập nhật BIOS nó lại gặp lỗi nghiêm trọng hơn. Không chỉ gói gọn trong việc cập nhật BIOS mà cả việc cập nhật Windows nữa, nó cũng đôi khi xảy ra lỗi, thậm chí là lỗi nghiêm trọng.

Không còn đạt độ ổn định như trước có thể hiểu là hiệu năng bị ảnh hưởng, như ngày xưa những bản cập nhật vá lỗ hổng Meltdown hay Spectre, các hệ thống máy tính bị ảnh hưởng hiệu năng khá nhiều.

Nhưng thực ra việc cập nhật BIOS sau này cũng không gây ra quá nhiều rủi ro nếu chẳng may nó làm cho hệ thống bạn gặp sự cố, vì một số mainboard (desktop) trang bị 2 BIOS để backup và có thể restore nếu gặp sự cố. Còn đối với laptop, bạn bắt buộc phải cấp nguồn điện cho máy tính, đó cũng là lí do vì sao bây giờ các mẫu laptop đều yêu cầu người dùng phải cắm sạc trước khi cập nhật, vì vậy xác suất khiến cho máy tính bị hỏng có thể nói là khá thấp.

Bạn cũng có thể kiểm tra trên các diễn đàn, hội nhóm cùng sử dụng các phần cứng giống như bạn, xem họ có cập nhật gì không và có phản hồi gì về các bản cập nhật BIOS hay không. Đó cũng là một cơ sở để bạn có thể tham khảo cho việc cập nhật cho hệ thống máy tính của bạn.

Quảng cáo



Tóm lại thì việc cập nhật BIOS sẽ tuỳ vào nhu cầu của bạn, đó là ở khía cạnh người dùng cá nhân, còn với người dùng doanh nghiệp nó lại mang một tính chất khác, rắc rối hơn khi mà mỗi lần cập nhật là cả một hệ thống vài trăm máy hoặc hơn, chỉ cần một cái gì đó bị lỗi thì sẽ rất là phức tạp trong việc xử lý.

Ở góc độ cá nhân, mình nghĩ rằng việc cập nhật BIOS là một việc quan trọng, bởi vì bạn có thể được cung cấp các giải pháp vá lỗ hổng bảo mật mà bạn nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ là nạn nhân, bạn bỏ qua nó và cũng rất có thể một ngày nào đó bạn sẽ gặp rắc rối. Đôi khi vấn đề bảo mật nó còn quan trọng hơn cả hiệu suất của máy hoặc vài con số FPS.

Bạn thì sao, bạn có thường xuyên cập nhật BIOS cho máy tính không?
82 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Có là cập nhật
@Nguyễn Chí Danh04 Bần nông tôi xài AMD nên lâu lâu phải cập nhật để nâng CPU mới :p
@vanthoan 🤣🤣🤣🤣🤣 ủa đây cũng xài AMD đây . Tử lúc xài 7950x từ hồi 10/2022 tận giờ có up bios đâu ??? . Đang chờ 9950x up bios thôi xài tiếp trên main cũ x670e hâhhaahaha
@Huong-Dung Cập nhật liên tục cũng chưa chắc đã tốt. Người ta nói cái gì không hỏng thì đừng có sửa. Bản cập nhật mới cũng có thể gây ra nguy cơ xung đột với phần cứng cũ.

Trừ khi nâng cấp phần cứng, dùng Ram bus cao hơn, thay CPU đời mới, giảm thiểu nguy cơ chết CPU trong trường hợp dùng CPU Intel dòng 13, 14.
@Huong-Dung intel vừa đắt vừa dỏm bác nhỉ,hic
Có là lên
Không. Trừ khi có thông báo quá hạn hoặc bắt buộc phải cập nhật, mặc dù cập nhật firmware bây giờ đơn giản hơn trước rất nhiều. Ae nào từng vọc vạch up ROM thời O2 thì không còn xa lạ gì.
Ngay cả phần mềm & app cũng thế. Đôi khi bản cũ còn ổn định hơn bản mới.
@LRA Chuẩn luôn ông, cập nhật có khi lỗi từa lưa;
Trc thì có. H thì k? Cập nhật lỗi làm máy k khởi động dc. May là có dual bios nên cứu kịp😃
@Barbatos y chang, mà ko có dual
bios làm như windows hay sao mà thường xuyên cập nhật????
máy chạy ổn đừng làm gì hết ,vì cập nhật lên cũng chẳng chạy nhanh hơn mà nhiều lúc bị treo gáo
@anhcom67 đợi cho thiên hạ lên trước xem có lỗi gì k rồi mới lên sau 😁
Có mới là lên thôi.
Nếu bạn chạy thấy máy tính đang trơn tru và cực kì ổn định thì ko nên cập nhật bios nhé
bbvc
TÍCH CỰC
một tháng
IT cả software và hardware có 1 nguyên tắc là đừng đụng vào bất cứ gì nếu còn chạy bình thường.
@nefertem Ơ sao giống thế 😆
@TienSw k phá lấy gì ăn , ổn định quá lại nói mình rảnh việc
@nefertem Đôi khi phải vậy bạn ơi 😆
@bbvc soft thôi,
tuần trước mình gặp 1 con main H61 biostar. Bios date 2014 thì lúc nhận ssd lúc không. restart máy mà hên xui lúc lên lúc không. Sau đó flash lại fw bios 2013 chạy ầm ầm. chả hiểu nổi
Toàn là cập nhật cho chậm máy ko đó, anh em đừng up làm gì
Việc đầu tiên sau khi bật máy xong là tôi phải vào trang của nsx để tìm bản cập nhật bios. Nhiều khi không có bản cập nhật mới thì tôi up lại bản cũ cũng được.
Ngày nào không được up bios vài lần là không chịu được. Nhiều lần khác đang update thì tôi cố tình rút cmn điện ra để lỗi sml. Sau đó cố gắng fix, fix được vui vc. Nếu chết bios thì tôi lại đem sửa, sửa về update bios tiếp. Cảm giác được trả tiền để update bios nó vẫn vui.
Xưa còn nghèo, có mỗi cái máy tính nhiều khi cũng bất tiện vì nếu đang sửa thì không có gì update. Giờ vua nghề giàu rồi thì tôi lúc nào cũng có 4-5 chiếc máy tính để uodate bios luân phiên. Cái này hỏng thì có cái khác để update ngay.
@Chọc Chó t còn tự mod fimr để up cho khuây khỏa tháng ngày chờ mong ccmn
X51
TÍCH CỰC
một tháng
Cập nhật thường xuyên.
Máy bàn thì hạn chế cập nhật tối đa vì xui xui lúc đang cập nhật cúp điện 1 cái thì khóc tiếng Miên luôn.
@stevenvmc Desktop thì càng ko sợ nhé. Bây giờ hầu hết main đều có mode flash bios nóng ko cần gắn cpu. Nếu mà up bios kiểu bình thường mà lỗi thì cắm usb, flash bios nóng là lên liền, chả sợ hư.
@NDL98_107 main dòng caoc cấp thì mới ko sợ chứ mấy con thường thường bậc trung thì đúng là nhói tim ấy
Mua main cũ về thì up lên bản cao nhất ngay. Né bản beta.
Cập nhật BIOS cho desktop rất hồi hộp, khó tả. Đang chạy mà bụp cái mất điện thì thôi xong. Laptop vô tư bởi có pin và khi chạy BIOS luôn yêu cầu cắm sạc pin
@anhtuanngoc Desktop thì càng ko sợ nhé. Bây giờ hầu hết main đều có mode flash bios nóng ko cần gắn cpu. Nếu mà up bios kiểu bình thường mà lỗi thì cắm usb, flash bios nóng là lên liền, chả sợ hư.
Dùng đời mới thì cứ có là up. Với desktop thì nên trang bị thêm ups để tránh mất điện lúc đang up
IMG-1068.jpeg
@mrkenvi Desktop thì càng ko sợ nhé. Bây giờ hầu hết main đều có mode flash bios nóng ko cần gắn cpu. Nếu mà up bios kiểu bình thường mà lỗi thì cắm usb, flash bios nóng là lên liền, chả sợ hư.
@NDL98_107 phòng cháy hơn chữa cháy mà. với cả main cao cấp thì có chứ main cùi cùi là k có đâu. tạch là mệt ngay. t có cả tool để flash thẳng vô chip hư sao cũng tự xử đc
Cười vô mặt
@mrkenvi bios giờ flash nóng flash lạnh thoải mái rồi cụ ạ 😆
@mrkenvi ô kia chắc là thợ sửa main đang kích cầu tiêu dùng
Máy đang chạy ổn định thì quên cái úp bios đi và cũng ko quan tấm đến làm gì cho mất thời gian.
ai chứ mod Nghĩa thích update BIOS lắm, chứ k cháy mất cần câu cơm thì sao 😆
@Illuminator2103 đang kích cầu tiêu dùng

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019