Bản đồ vũ trụ 3D chứa 1,2 triệu thiên hà củng cố cho giả thuyết vũ trụ giãn nở với tốc độ nhanh dần

ND Minh Đức
20/7/2016 6:52Phản hồi: 68
Bản đồ vũ trụ 3D chứa 1,2 triệu thiên hà củng cố cho giả thuyết vũ trụ giãn nở với tốc độ nhanh dần
Những chấm đỏ vàng trên đây không phải là các ngôi sao mà là một vài trong số 1,2 triệu thiên hà mà các nhà thiên văn học quan sát được sau đợt quét vũ trụ lớn mới đây nhằm xác lập nên tấm bản đồ thiên văn 3D lớn nhất từ trước tới nay. Đây không chỉ là một kỷ lục mới được xác lập trong thiên văn học mà từ tấm bản đồ này, các nhà nghiên cứu còn có thêm bằng chứng về loại vật chất bí ẩn gọi là năng lượng tối vốn được cho là nguyên nhân khiến vũ trụ giãn nỡ với tốc độ ngày càng nhanh.

Tấm bản đồ nói trên bao phủ phần không gian 650 triệu năm ánh sáng khối - tương đương với 1/4 bầu trời và được tạo ra nhờ sự hợp sức của hàng trăm nhà nghiên cứu thuộc dự án khám phá dao động quang phổ Baryon (BOSS). BOSS lại là một chương trình thuộc siêu dự án tìm hiểu và số hóa Bức tường vĩ đại Sloan III (SDSS-III), đo lượng sóng âm từ thuở mới hình thành vũ trụ dựa trên dấu vết các bức xạ nền còn sót lại sau BigBang. Một mục tiêu khác của dự án còn là thành lập bản đò sự phân bố và khoảng cách giữa các thiên hà theo thời gian.

Không chỉ cung cấp một cái nhìn tuyệt đẹp về vũ trụ mà tấm bản đồ này còn cho phép các nhà khoa học có thể tiến hành các phép đo đạc chính xác về quá trình mở rộng của vũ trụ từ xưa cho tới hiện tại, qua đó hỗ trợ tìm kiếm lời giải thích về năng lượng tối được cho là nguyên nhân khiến vũ trụ nở ra nhưng vẫn còn đang làm đau đầu các nhà khoa học.

Khi Albert Einstein lần đầu tiên đề xuất thuyết tương đối phổ quát vào năm 1916, ông không biết rằng vũ trụ đang giãn nở ra. Giống như những người khác cùng thời, ông nghĩ rằng kích thước của vũ trụ là cố định và cách duy nhất mà ông có thể làm để giúp phương trình của ông đúng với một vũ trụ tĩnh chính là dùng một hằng số vũ trụ, ký hiệu lambda. Nếu không có hằng số này, vũ trụ có thể bị co lại hoặc giãn nở ra.

Tới năm 1929, Einstein đã phải thay đổi suy nghĩ khi nhà thiên văn học Edwin Hubble phát hiện rằng vũ trụ đang giãn nở ra. Einstein gọi đây là sai lầm lớn nhất sự nghiệp của mình. Sau đó vào năm 1998, 2 nhóm nhà vật lý đã nghiên cứu về siêu tân tinh đã phát hiện rằng không chỉ các thiên hà đang dần di chuyển ra xa chúng ta mà tốc độ di chuyển cũng càng nhanh hơn.


Để giải thích cho điều này, họ đưa ra giả thuyết về năng lượng tối mặc dù họ không biết được chính xác đó là gì? Một trong những lời giải thích hứa hẹn nhất chính là Einstein đã đi đúng hướng khi dùng hằng số vũ trụ - ngoại trừ hiện tại, thay vì giữ cho vũ trụ là đứng yên, hằng số này có liên tới một lực chống lại lực hấp dẫn, khiến cho vũ trụ ngày càng giãn nở ra một cách nhanh chóng. Và dữ liệu thu được từ dự án BOSS lần này đã một lần nữa khẳng định điều đó là đúng.

ban_do_vu_tru_3D_Tinhte_1.png
Như có thể thấy trong bức ảnh bên trên, mỗi chấm đại diện cho vị trí của một thiên hà từ 6 tỷ năm trước nhưng chỉ bao gồm 1/20 bầu trời ở bên trên chúng ta, chứa 1 phân đoạn vũ trụ rộng 6 tỷ năm ánh sáng, cao 4,5 tỷ năm ánh sáng và dày 500 triệu năm ánh sáng. Chính xác hơn thì tấm bản đồ này chứa 48.741 thiên hà và đây chỉ là 3% của tổng công dữ liệu thiên hà mà BOSS thu thập được trong số 100 triệu thiên hà của toàn bộ vũ trụ theo ước tính trước giờ.

Màu sắc dùng để chỉ khoảng cách tương đối của các thiên hà tới Trái Đất, đối tượng càng gần sẽ có màu vàng trong khi càng tím thì càng xa Trái Đất. Những vũng nhỏ màu xám biểu thi cho nơi chưa thu được dữ liệu. Các thiên hà được tập trung thành từng đám, cho thấy các siêu cấu trúc và những khoảng không. Trong một phép tính trung bình thì tấm bản đồ trên đây chứa khoảng 4.874.100.000.000.000 (4,8471x10^15) ngôi sao. Và nên nhớ đây cũng chỉ đại diện cho 1 phần của bầu trời. Còn nếu có tấm bản đồ đầy đủ hơn về toàn bộ các thiên hà của vũ trụ thì có tới 100 nghìn triệu triệu ngôi sao.

ban_do_vu_tru_3D_Tinhte_3.png
Bức ảnh trên đây hiển thị các thiên hà trong không gian 3 chiều. Hình chữ nhật bên trái được cắt ra một góc 1000 độ vuông trên bầu trời, chứa khoảng 120.000 thiên hà, chiếm 10% của toàn bộ dữ liệu thu được. Những vùng sáng hơn có nhiều thiên hà hơn và ngược lại. Người dẫn đầu dự án, Rita Tojeiro tại Đại học St. Andrews cho biết: "Chúng tôi thấy được những kết nối sâu sắc giữa những vi sóng nền vũ trụ 400.000 năm sau Big Bang với những cụm thiên hà 7 - 12 triệu năm sau đó."

Mặt khác, dữ liệu thu được từ BOSS còn cho thấy năng lượng tối - vốn quyết định sự giãn nở của vũ trụ - là phù hợp với hằng số vũ trụ với tỷ lệ lỗi chỉ 5%. Tấm bản đồ này hoàn toàn phù hợp với mô hình chuẩn của vũ trụ (vũ trụ chứ 1 hằng số vũ trụ duy nhất) và từ đó nó củng cố thêm cho các lý thuyết khoa học phổ biến trước giờ. Sắp tới, nó sẽ giúp cho các nhà khoa học hiểu rõ hơn về năng lượng tối và những vấn đề xoay quanh nó vốn vẫn ẩn chứa nhiều bí ẩn như tên gọi của nó vậy.

Tham khảo ArXiv, Gizmodo
68 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ai làm nó giãn nhận đi nha, không phải tại tui 😃
@Thích tiểu nhân Ai lấy phi thuyền của Thích tiểu nhân hãy trả lại cho anh ta
@Thích tiểu nhân Tên này chưa khảo đã khai,chứng tỏ có tật nên giật mình. Chắc rúc đầu vào lỗ đen đó nó giãn ra chứ gì...giờ không biết làm sao cho nó co lại nên hoảng chớ gì..qua đây Chị bán thuốc co bím lại cho nè...
@Thích tiểu nhân không phải tại anh
cũng không phải tại em
tại trời xui khiến
ahihi
@Quân culil Ahii, đồ quỷ sứ
fu09fjtnhj
TÍCH CỰC
8 năm
có bài thì nói vũ trụ đang giãn nở, có bài thì nói vũ trụ đang thu lại, có bài thì chứng minh đc trái đất ở tâm vũ trụ, có bài thì nói ko, chẳng biết đằng nào mà lần, mà mình chỉ thọ đc có 7 chục năm giỏi lắm lên 9 chục năm, bài viết thì toàn chơi đơn vị những tỷ năm .....
Nano Eagle
ĐẠI BÀNG
8 năm
@fu09fjtnhj hết kiếp này còn kiếp khác lo gì bạn ơi.
legiondark
TÍCH CỰC
8 năm
@fu09fjtnhj Bài chứng minh vũ trụ co lại chắc bạn đọc ở kênh 14
Trái đất là tâm vũ trụ là ĐÚNG, thực ra đâu cũng là tâm vũ trụ cả. Nếu bạn k hiểu nổi điều này thì tốt nhất là nên tìm hiểu thêm trc khi nói.
Còn bạn sống bao nhiêu năm thì kệ bạn, chỉ biết con người mới sống có vài (chục, trăm gì đó, k nhớ) nghìn năm nhưng phát triển được đến mức này là do các nghiên cứu khoa học mà đôi khi 1 đời người không thể giải quyết hết được.
Mình sẽ k chửi bạn ngu, chỉ là bạn nên cẩn thận khi nói những gì mình không biết.
sony x1
TÍCH CỰC
8 năm
@fu09fjtnhj Vũ trụ đang giãn nở.
Trái đất là tâm vũ trụ cũng đúng vì cơ bản đâu cũng là tâm vũ trụ. (Xuất phát điểm giống nhau)
Tỷ năm nghe có vẻ lớn nhưng chỉ là chớp mắt của vũ trụ. Bạn nhìn lên trời sẽ thấy có ngôi sao cách ta 1 tỷ năm as. Có nghĩa 1 tỷ năm trước đang "truyền hình trực tiếp" trước mắt bạn.
fu09fjtnhj
TÍCH CỰC
8 năm
@legiondark không chửi ngu , nên cẩn thận khi nói về những gì mình ko biết.
tự dưng nói người ta cẩn thận thế bồ, bộ tôi vừa đánh con gái nhà bạn hay sao mà dùng từ kinh vậy, nói thì có làm sao, khôn ngoan thì có làm sao mà dốt nát thì có làm sao, bạn định lấy lý do là mình biết hơn người khác mà tự coi mình hơn người khác à
legiondark
TÍCH CỰC
8 năm
@fu09fjtnhj Nếu bạn cảm thấy xúc phạm thì cho mình xin lỗi, tại mình thấy cái cmt của bạn có vẻ coi thường khoa học quá nên mới thế.
phamlong
TÍCH CỰC
8 năm
Ai tạo ra vũ trụ này nhỉ? mới 1,2 triệu thiên hà, mà chỉ chiếm có 1/4 bầu trời... thật là khủng khiếp
Vì vậy thế giới này ko ở được ta đi thế giới khác mà sống. Nhiều chỗ sống sướng hơn ở địa cầu nầy, ko làm cũng có ăn ví dụ như tối ngày túc trực Tinhte chém gió cũng ko sợ chết đói. Còn cách đi đến đó ko cần phương tiện nào hết, nhanh nhất ra đường rày xe lửa nằm chờ, cực nhanh thôi.
Vũ trụ bé xíu...
Ha ha ha...
daovanhoi
ĐẠI BÀNG
8 năm
Nhìn vào, thiệt tình Em cũng thấy mình quá bé nhỏ 😃
mrduck148
TÍCH CỰC
8 năm
quát đờ phốt phát giải thiên hà chúng ta nằm nhỏ bé như một hạt cát ngoài biển khơi 😁
*HERO*
TÍCH CỰC
8 năm
Cái này là hết vũ trụ rồi hả ??? Kg tin
Vậy bên ngoài vũ trụ là cái gì? Nó có giới hạn ko?
@mrduck148 Ngoài N nữa thì là gì bác?? Z R C hả??
sony x1
TÍCH CỰC
8 năm
@hoangnova - Vũ trụ hữu hạn nhưng không có biên. (Không gian vĩ mô không phẳng, đi mãi theo 1 hướng nhanh hơn tốc độ giãn nở vũ trụ ta sẽ quay về điểm ban đầu)
- Ngoài vũ trụ không là gì cả. Có sự nhầm lẫn khái niệm ở đây. Từ "ngoài" chỉ phần không gian phía ngoài đối tượng; trong khi còn không gian thì vẫn còn là trong vũ trụ. "Ngoài" vũ trụ như bạn hiểu không có cả đến không gian thời gian thì nó chẳng là gì cả (hư không)
sony x1
TÍCH CỰC
8 năm
@bshuy2003 Bản chất không thời gian là nó "cong" rồi chứ không phải vì vật chất tối hay năng lượng tối. Giống như bề mặt trái đất nó cong nhưng nhìn ở kích thước nhỏ ta thấy nó thẳng.
Vật chất tối là để giải thích tại sao mật độ vật chất nhìn thấy (kể cả lỗ đen) quá thưa mà sau 13 tỷ năm vũ trụ không bị xé nát.
Năng lượng tối là để giải thích vũ trụ đang giãn nở ngày càng nhanh.
lendras
TÍCH CỰC
8 năm
@hoangnova Theo quan điểm hiện nay thì vũ trụ là hữu hạn không biên. Giống như ta sống trên bề mặt Trái Đất. Bề mặt này là hữu hạn nhưng không hề có biên giới nào. Nhưng vũ trụ thì phức tạp hơn bề mặt Trái Đất vì nó là không gian nhiều chiều hơn.

Cho tới khi con người có thể tương tác được với các chiều cao hơn thì lúc đó chúng ta mới có thể có được sự hiểu biết tốt hơn về "trong" và "ngoài" vũ trụ. Còn bây giờ thì mọi thứ vẫn chỉ dựa trên các phương trình toàn học thôi.
Vũ trụ thật bao la và rộng lớn...vì thế việc của chúng là đi làm, ăn chơi, giải trí...vì kiểu gì vũ trụ cũng bao la và rộng lớn 😁
MrHải999
TÍCH CỰC
8 năm
vũ trụ là của tàu khựa
@MrHải999 Thiên Triều vạn tuế 😁 :D :D
CuongLam02
TÍCH CỰC
8 năm
Em chỉ ngưỡng mộ các nhà khoa học đã mài mò chụp hình và vẽ ra nó chứ ko thắc mắc ngoài nó là gì, ah mà hệ thống máy tính của nó chắc kinh khủng lắm đúng ko chú cmt ở dưới.
Mình tin chắc một điều ngoài vủ trụ luôn có sự sống nhưng tồn tại ở một dạng
khác. Có thể không phải dạng người như chúng ta nhưng là một loài sinh vật nào đó. Vũ trụ thật bao la, ước gì ta biết hết được nó thì cho dù có chết ngay củng cam lòng, củng may là mình không biết lắm nên còn sống dài dài.
P/S tui cũng nghĩ vậy chú ở trên ạ không biết chú phía dưới tui thấy sao?
HuynhNgLe
TÍCH CỰC
8 năm
Với giả thuyết vũ trụ giãn nỡ thì nó phải có giới hạn.

Anyway, lý thuyết con người ta đặt ra âu cũng chỉ là hệ quả logic của sự xâu chuỗi 1 loạt sự kiện trong giới hạn hiểu biết. Đối với vũ trụ bao la thì chuyện gì cũng có thể xảy ra hết.
vythanh168
ĐẠI BÀNG
8 năm
Giãn nở… rốt cuộc cuối cùng là gì? Biên giới của biên giới? Và rồi co lại?
C.g
ĐẠI BÀNG
8 năm
Mình thì nghĩ: vũ trụ ko có khởi đầu cũng ko có kết thúc, cứ chạy dài mãy đến vô cùng, vô tận. Ko phải cái gì cuk bắt đầu rồi kết thúc, đừng lấy lịch sử của một thiên hà, một hành tinh, một ngôi sao, một lịch sử của triều đại hay đế chế hoặc lịch sử của một đời người đi so sánh vs vũ trụ.
Em nói lên suy nghĩ của mình thôi chứ mấy bác lát nữa đừng gạch đá, chết em đấy ạ.
Nếu không lợi dụng được bước nhảy thời gian. thì việc du hành vũ trụ từ nơi này tới nơi khác sẽ trở thành dĩ vãng
Stevenytu
TÍCH CỰC
8 năm
ngoài cái mình gọi là " vũ trụ " thì còn cái " vũ trụ nào kế bên không 😁
Nano Eagle
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Stevenytu Theo hiểu biết ít ít của tui thì Vũ trụ là cái không đầu không cuối, không trên không dưới, vô cùng vô tận vô cực vô hướng... Vậy nó chỉ có 1. Vũ trụ bao la gồm nhiều hệ thiên hà, mỗi hệ thiên hà gồm nhiều thiên hà, mỗi thiên hà gồm nhiều hệ "mặt trời", "mặt trời" tự phát sáng và thường là tâm cố định tương đối so với một số sao..., mỗi hệ "mặt trời" gồm nhiều sao, thiên thể...

có gì sai hoặc thiếu mong mọi người bổ sung.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019