Bàn về Sự đi xuống của Blackberry và nghĩ về tinh thần sáng tạo Tây Âu.

ghitacodon
21/10/2016 6:45Phản hồi: 5
Bàn về Sự đi xuống của Blackberry và nghĩ về tinh thần sáng tạo Tây Âu.



*Chuyện về Blackberry :


- Câu chuyện cá nhân :
Tôi dùng BB từ 2008 đến giờ và bắt đầu bằng con bold béo, đam mê nó tưởng chết ko bỏ được, dùng qua bao nhiều điện thoại từ android đến iphone vẫn quay về BB.

Hệ điều hành BB 7 đổ lại thì ứng dụng ít và chậm thay đổi quá , tuy nhiên cái chất của BB thì nó vẫn thấm nhuần nhất và cho người ta nhiều cảm xúc nhất : từ sự tiện lợi của phím tắt, màn hình trong và đẹp, sự thực dụng của hệ điều hành, bàn phím cực tiện lợi, những ứng dụng nhẹ nhàng mà đặc trưng của BB thì luôn tiện lợi.


Cái khiến tôi lưu luyến nhất với BB là hệ thống phím tắt của nó khiến mọi thao tác chỉ cần một nút : ngoài phím tắt hai lớp mặc định ( nhấn là một lớp , giữ phím thì gọi vào những số điện thoại đặt sẵn, tôi cũng bổ sung thêm lớp phím tắt thứ 3 bằng hot key manager )

Cuối cùng là sự độc đáo của nó, giữa một rừng người màn cảm ứng thì mình ta dùng một con điện thoại men lỳ khác biệt với phím qwerty cứng.
Tuy nhiên dù yêu thích thế nào đi nữa, sự đi xuống của BB dẫn đến sự dừng mảng sản xuất Blackberry và ngắt sự hỗ trợ cho hệ điều hành BB 10 là một sự nuối tiếc cho những fan Blackberry chân chính, dù biết rằng điều đó là khó tránh khỏi.

- Câu chuyện của RIM - Blackberry :




Cái Chết của BB 7 là nên tảng quá yêú để thay đổi và cập nhật được những ứng dụng và những trào lưu mới, ko thu hút được cộng đồng người dùng đông đảo và lập trình viên .


CEO của BB thời điểm 2012 - Thorsten Heins bắt đầu bước ngoặt sai lầm với việc vứt bỏ nền tảng OS cũ để chuyển sang QNX và đặt tên nó là BB 10.Tuy nhiên ,Từ khi BB7 chuyển sang BB 10 thì đã nhiều thứ hay ho bị bỏ lỡ, đặc biệt là hệ thống phím tắt thông minh của nó . (Có mỗi ông classic là có có ít phím cũ ).Đặc biệt là việc chạy theo cái cách mà android và ios đang làm thực sự ko phải thế mạnh của BB ( tạo ra một nền tảng mới dựa trên QXN nhằm tạo ra nền tảng mạnh hơn nhằm gánh được những ứng dụng đa phương tiện và cố gắng thu hút lập trình viên Vào đó ) Tuy nhiên kế hoạch này đã phá sản vì vốn dĩ BB không đủ nguồn lực để chạy theo cái hướng mà đối thủ của họ vốn dĩ rất mạnh và đi trước họ quá lâu rồi. Cuộc đọ sức này giống như quyết định đối đầu trực tiếp lực đấu lực của một anh nghiện lẻo khoẻo Việt Nam với một anh đô vật mỹ WWE kiểu the Rock hay John Cena vậy.

Sau đó thấy hụt hơi với chiến lược của mình,BB 10 vốn dĩ ko thể thu hút được nhiều lập trình viên, họ đi sau quá lâu, cách biệt giữa android,IOS với họ đã là quá lớn, khoảng cách này không thể lấp đầy đặc biệt với nguồn lực và thị trường hạn chế của họ. Sai lầm của Thorsten Heins để lại đã khiến BB lãng phí quá nhiều nguồn lực vào việc theo đuổi một chính sách sai lầm. Thorsten Heins bị thay thế bởi John Chen chỉ sau 1 năm . John Chen tái cơ cấu công ty, cắt giảm những mảng kinh doanh lỗ,đưa ra chính sách mới. Tuy nhiên John Chen cũng không thể cứu vãn tình hình.

Quảng cáo



BB lại phải tìm cách níu kéo khách hàng bằng chiêu bài cố gắng cho BB 10 cài android, nhưng Sự thiếu chuẩn bị và thiếu đồng nhất về phần cứng BB với android ( vd : màn vuông với ứng dụng cho màn dài ) , nền tảng phần mềm QNX với android cũng khác biệt quá nhiều khiến ứng dụng android khi cài trên BB cứ dở ông dở thằng.Một số số fan BB cùng cộng đồng fan BB cũng cố cứu vãn bằng cách cố customize một số ứng dụng android phổ biến sang BB nhưng nó chỉ như muối bỏ bể.

Chưa kể những chính sách bất hợp lý về giá : BB làm rất tốt về phần cứng nhưng yếu về phần mềm và quảng bá.Trong khi các đối thủ mạnh hơn mình đưa ra sản phẩm tốt hơn với hệ sinh thái ứng dụng phong phú, chất lượng hơn như Apple , Samsung có cơ sở để đưa ra sản phẩm của mình với mức giá cao thì BB luôn luôn đưa ra các Flagship của mình với giá cao không kém, để rồi lại luẩn quẩn vòng lặp : giá cao, ứng dụng ít , ít người mua, sau 1,2 năm thì giá sản phẩm lại tụt dốc không phanh khiến người dùng cảm giác như mua đồ của BB khiến họ bị lừa vậy.

Chính sách hỗ trợ phần mềm cũng yếu kém ( tương tự ông Sony), cứ cập nhật phần mềm là mấy model cũ bị cho ra rìa trong khi những ông lớn công nghiệp khác như ông táo khuyết hỗ trợ tới 4,5 đời điện thoại đã ra.


Chưa kể làn sóng về chia sẻ và giá rẻ đến từ những nước mà trước nay vốn dĩ cam chịu làm công xưởng thế giới , ăn giá trị thấp trong chuỗi quá trình kinh doanh như Trung Quốc. Sau một thời gian làm gia công, họ có sẵn cơ sở vật chất, nhà máy sản xuất và nắm được công nghệ, họ ........ đưa ra những sản phẩm của riêng mình và đồng thời dựa trên nền tảng đó để làm bàn đạp phát triển công nghệ và ý tưởng của riêng mình, đánh chiếm những thị phần giá rẻ. Đó là câu chuyện của HTC, ASUS và mới gần đây vài năm như Xiaomi , Huawei, ZTE. Chưa kể các nhà sản xuất tư nhân nhỏ lẻ ít tên tuổi khác của trung quốc, Với khả năng và văn hóa chia sẻ công nghệ lẫn nhau giữa các nhà máy , công xưởng với nhau, đồng thời không bị ràng buộc về luật bản quyền, luật bảo vệ môi trường gay gắt như các nước phương Tây , nhân công giá rẻ ,cộng thêm sự sẵn có của các công xưởng khiến tốc độ sản xuất ( lẫn cả copy ý tưởng người khác ) làm giá thành giảm xuống đến mức các nước khác khó có thể cạnh tranh được.


Vậy nên xuất hiện những câu chuyện cười ra nước mắt như một đơn vị nước Âu, Mỹ mới đưa ý tưởng cho một sản phẩm lên kickstarter nhằm huy động vốn dạng crowdfunding được một tuần , chưa kịp gọi vốn đã thấy phía trung quốc sao chép ý tưởng và bán ra thị trường với gia 1/10 giá dự kiến của sản phẩm đó.

Quảng cáo



Nhiều mẫu điện thoại cực rẻ với cấu hình cực mạnh ra đời , chiếm lĩnh phân khúc giá rẻ và gần đây bắt đầu đánh dần sang phân khúc trung và cao cấp , khiến người dùng chuyển hướng sang sử dụng những điện thoại "giá-rẻ-mà-tính-năng-không-thua-flagship-nhiều" đó ,điều đó đã giáng thêm một đòn khiến những nhà sản xuất như BB đau đớn.

Trong khi khoảng cách càng ngày càng lớn, lượng sức trước cuộc đua không thấy đường thắng , BB lại lần nữa khai tử hệ điều hành của mình -BB10, cắt hẳn mảng kinh doanh phần cứng điện thoại ( chuyển cho đối tác sản xuất với thương hiệu và tiêu chuẩn BB). Tập trung vào mảng doanh nghiệp.Kết thúc cho một chuỗi thành công rực rỡ trong quá khứ của một thương hiệu toàn cầu .

* Câu chuyện về sự đổi mới , sáng tạo và lật đổ :



Bài học của Blackberry cũng là bài học chung cho những ông lớn công nghệ như Motorola hay Nokia đã phải bán mình,Sony kinh doanh bết bát ( mảng kinh doanh điện thoại ) hay cũng như IBM lẫy lừng trong quá khứ thua chổng vó trước MicroSoft ,đó là : KHÔNG THEO KỊP SỰ THAY THAY ĐỔI. Họ - những kẻ khổng lồ một thời- quá chậm để nhìn thấy những thứ mà những kẻ loắt choắt non trẻ khởi nghiệp từ cái Gara oto đã nhìn thấy và đang thực hiện. Họ Chết dí với bộ máy cồng kềnh và thủ cựu, bám giữ vào hào quang quá khứ , tiếp tục những thứ đã khiến họ thành công thay vì những thứ mới lạ và đột phá .

Từ câu chuyện trên liên hệ với một vấn đề mà phổ biến và khiến cho các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ vẫn lớn mạnh hơn phần còn lại của thế giới , đó là : VĂN HÓA CHẤP NHẬN SỰ KHÁC BIỆT. Họ tôn trọng sự khác biệt và suy nghĩ ra ngoài lề thói thông thường, khuyến khích đưa ra những ý kiến mới, giải pháp mới. Đối với họ kể cả chính trị gia cũng chỉ là một nghề và họ vẫn sẵn sàng chửi bới lãnh đạo và đưa ra ý kiến của mình và điều đó được chấp nhận, khuyến khích tinh thần tự do khai phóng, đặt câu hỏi với những thứ có sẵn thay vì mặc nhiên chấp nhận nó và không hề thắc mắc, tuân theo ý của nhà cầm quyền như rất nhiều người Á Đông.

Cũng như những công ty , tập đoàn to lớn , hoạt động theo những ý tưởng, mô thức sẵn có, lâu đời lại thực sự dễ tổn thương trước những ý tưởng, phát kiến mới đến từ những công ty non trẻ.

Vậy nên có một lãnh đạo công ty công nghệ nói rằng lo sợ nhất của một tập đoàn công nghệ đôi khi lại đến từ những thằng cha bất cần đời, điên khùng và đang phát triển một cái thứ gì đó trong cái Gara cũ của mình. Cũng như Một doanh nhân trẻ làm startUp trong lĩnh vực công nghệ nói sau khi nhận được khoản gọi vốn khi sau khi thuyết trình về dự án công nghệ mới của mình là : điều rủi ro nhất của dự án này là ngay khi tôi bước ra cửa công nghệ của tôi đã lỗi thời mất rồi.

Vậy nên ở nước Mỹ cứ 5,10 năm lại có một cuộc cách mạng, khoảng thời gian này riêng đối với lĩnh vực khoa học kỹ thuật thì còn càng ngày càng ngắn hơn.

Cái văn hóa này của mình có nhiều người gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như văn hóa lật đổ, văn hóa sáng tạo, khác biệt, người thực hiện nó có thể gọi bằng cái tên game changer(s).

Có thể điểm qua một số ý tưởng đang và sẽ làm nên nhiều sự thay đổi trong thời gian tới :

*Văn hóa chia sẻ :

- Taxi truyền thống và Grab Taxi hoặc Uber: tại sao tôi phải trả tiền cho một tổ chức mà nó nuôi một đống nhân viên chỉ để thực hiện việc kết nối khách và tài xế, rồi từ đống nhân viên đó tôi lại phát sinh thêm quản lý, giám đốc, công đoàn, nghỉ dưỡng ...vv...??? và thực ra đôi khi có người chẳng có xe đi còn tôi đi một con xe nhiều chỗ cũng lãng phí??? Làm sao để kết nối cầu và cung lại với nhau với giá rẻ hơn bằng phần mềm và vứt được hết đống nhân viên kia đi, chỉ để lại vài ông quản lý chính là được--> Uber và Grab ra đời, gần đây xuất hiện mô hình tương tự với nhà cho thuê - AirBnB.

-Mô hình Co-op Working : tại sao tôi phải chi trả quá nhiều cho địa điểm văn phòng, trang thiết bị văn phòng, nhân viên , dịch vụ, lễ tân trong khi tôi đang khởi nghiệp và có bao thứ khác phải lo, trong khi nếu chỉ một đơn vị dùng thì nhiều khi không tận dụng được hết hiệu suất ==> Sao không dùng chung văn phòng và chia sẻ phí tổn nhỉ?

* Trong xây dựng :
Tại sao phải cặm cụi vẽ và khớp nối các bản vẽ một cách thủ công giữa các đối tượng không thống nhất từ mặt bằng , mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh. Các yếu tố vẽ ra khó kế thừa, các đối tượng vẽ ra xong chỉ để xây cho xong chứ khâu quản lý về sau rất rách việc, các đối tượng như kính, đồ đạc, thiết bị không khớp với nhà thầu , và không có thông tin , dữ liệu đi kèm theo sau làm cho khâu vẽ đã mệt, các khâu đi kèm như tinh dự toán, quản lý về sau không tự động hóa được.Và tất cả dẫn đến việc chỉnh sửa nhiều lần , công trình nhiều sai sót phải sửa đổi tốn kém thời gian, chi phí , nhân lực --> tại sao ko tự động hóa việc đó và công nghệ BIM ra đời .

* Công nghệ sản xuất :
3d printing - (tên đúng của nó là additive manufacturing- tức sản xuất từng lớp một chứ chẳng liên quan gì đến ấn loát, in ấn cả- gọi 3d printing là mấy lão nhà báo phương tây lười mà gọi cho gọn thôi).

Giờ sản xuất bất cứ vật gì chỉ cần có vật liệu thích hợp là sản xuất ra hết, từ nhựa, kim loại đến mô tế bào để sản xuất máy móc, phương tiện, nhà cửa, cơ quan thay thế cho cơ thể con người thông qua việc dựng hình trong máy tính và kết hợp vật liệu phù hợp.Điều này sẽ khiến nhiều nghành sản xuất toàn câu phải thay đổi .Từ QUỐC TẾ HÓA ( internationalism ) sang QUỐC GIA HÓA (nationalism) ( khác với nghĩa chủ nghĩa quốc gia ) cái quy trình sản xuất ( mấy chữ này cần cân nhắc thêm ).

Tức cái ô tô trước đây phải sản xuất từng bộ phận ở nhiều nơi, vì mỗi nơi có điều kiện chuyên biệt hóa cho một dạng bộ phận, ví dụ cái cánh cửa làm ở Ý thì cái lốp xe làm ở Đức chẳng hạn, sau đó kiếm nơi nhân công rẻ để ráp nó lại ( VD: Trung Quốc). Thì hiện nay , thay vì sản xuất một cái tấm vỏ xe phải gò,hàn , tạo khuôn đúc ..vv nhiều công đoạn và nhiều máy móc, nhân công ,thì nay chỉ cần dựng trên máy tính và in nó ra. Dẫn đến việc một quốc gia có thể tiến đến sản xuất hầu hết các thành phần của một cái xe đó thay vì phải chuyển sang quốc gia khác như trước. Việc đó sẽ là điều đe doạ cho những nước sản xuất dựa vào bắp thịt và nhân công giá rẻ như Trung Quốc trong tương lai vì các cơ xưởng của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ rút dần về nước họ( gần đây mới là chuyển sang các nước rẻ hơn như VN chẳng hạn , nhưng chuyện rút đi về nước sẽ là chủ đạo) .
Các nước dựa vào sản xuất và nhân công giá rẻ lâu nay Sẽ phải tự mình phát triển khoa học kỹ thuật và nhân lực trình độ cao dựa vào sự khai phóng trí tuệ và Chính sách Chính trị của mình thay vì dựa hơi vào những thứ như khoáng sản , bán đất bán rừng, nhân công giá rẻ nếu muốn phát triển bền vững lâu dài.

Chính vì thế , sự bí bách về chính trị cũng như sự độc quyền chân lý kiểu :" chỉ mình tao đúng" sẽ chỉ là rào cản khiến cho đất nước trì trệ và Chậm phát triển .
Mỗi cá nhân mỗi người nếu không rèn luyện tư duy phản biện và suy nghĩ sáng tạo sẽ mất một lợi thế rất lớn để có thể vươn cao trong sự nghiệp, đặc biệt trong một bối cảnh cạnh tranh càng ngày càng cao như hiện nay .



P/s : Passport sẽ là con BB 10 duy nhất tôi yêu thích vì nó còn giữ được yếu tố - Độc đáo và sáng tạo.Giữ lại như để làm kỹ niệm cho một thời đam mê và nhớ láy một bài học cho một thương hiệu lớn đã phải ra đi như thế nào.

Minh Khôi Hà Nội - 21.10.2016.
5 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hay hay lắm
Rất hay. Cảm ơn bạn.
giundat996
ĐẠI BÀNG
8 năm
Một bài viết rất hay. Nhất là ps của bạn
cám ơn về bài viết. mình vẫn thích BB dù sao vẫn có nét riêng.
bài viết hay.. Like ủng hộ

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019