Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Bàn về xe đạp gấp bánh nhỏ: ưu nhược điểm, dùng để đi làm được hay không?

lxhungdp
10/7/2022 12:41Phản hồi: 116
Bàn về xe đạp gấp bánh nhỏ: ưu nhược điểm, dùng để đi làm được hay không?
Dạo này xăng tăng, mình thấy có phong trào đi làm bằng xe đạp. Việc đầu tiên để bắt đầu đi làm bằng xe đạp là chọn xe đạp: chọn xe loại gì?

DSC02026.jpg
DSC01959.jpg
DSC01998.jpg
DSC02005.jpg
DSC02010.jpg
Trên thị trường có khá nhiều loại xe đạp, với nhiều kiểu dáng, chức năng khác nhau. Trong đó có 1 kiểu xe đạp nhỏ nhỏ, xinh xắn và có thể gấp lại gọn gàng được mà nhiều anh em thường bỏ qua. Bạn mình cũng chọn 1 chiếc xe đạp to để bắt đầu đi làm, và không hề mảy may nghĩ đến những chiếc xe đạp gấp nhỏ nhắn trên. Hôm nay mình xin chia sẽ những ưu nhược điểm của dòng xe đạp gấp bánh nhỏ, để mọi người có thể có thêm thông tin, giúp cho việc lựa chọn.

1. Ưu điểm của xe đạp gấp bánh nhỏ


DSC00115.JPG
DSC00420.JPG

Ưu điểm: ưu điểm của loại xe đạp này là cái dễ thấy trước mắt: là nó có thể gấp lại gọn gàng được. Việc gấp lại được khiến mình có thể sử dụng ở những tình huống mà xe đạp bình thường phải bó tay
  • Bỏ vào cốp sau xe ô tô, mang được lên xe bus, subway: Ví dụ bạn đang ở đâu đó, đi nhậu, đi chơi với bạn bè, đi đá banh, … bằng xe đạp, sau đó bạn cần đi tiếp mà không cần dùng xe đạp nữa, như vợ tới chở đi đâu đó, bạn bè tới chở đi nhậu, hoặc cần đi nhanh tới đâu đó, hoặc cần về nhà gấp. Nếu bạn dùng xe đạp gấp, việc này khá đơn giản, bạn chỉ cần bỏ vào cop xe ô tô, hoặc taxi, hoặc vác lên xe bus, subway, … Nến bạn đi xe đạp thường, việc này rất là đau đầu và không thể giải quyết được.
  • Mang được vô nhà, mang được vào những nơi chật hẹp, như lô gia, ban công, để cất giữ hoặc vệ sinh.
  • Đi nơi đông người (như chợ, sự kiện,…) dễ dàng luồn lách, dễ đánh lái, hoặc dễ vác qua chướng ngại vật.

2. Nhược điểm cả xe đạp gấp bánh nhỏ




Kèm với ưu điểm như thế, thì những chiếc xe đạp gấp bánh nhỏ này có nhược điểm gì, mình với kinh nghiệm dùng khá nhiều loại xe đạp gấp bánh từ rất nhỏ, 12 inch, đến 16inch, 20 inch, mình xin liệt kê ra những nhược điểm như sau:

  • Xe đạp bánh nhỏ đi giồng, không êm ái như xe đạp bánh lớn: nếu đi xuống chỗ trũng, xe bánh nhỏ xuống thấp hơn xe bánh lớn, nếu đi lên cái gờ, xe bánh nhỏ cũng tiến tới gần sát cái gờ rồi mời trèo lên, nên vượt độ dốc lớn hơn xe bánh lớn. Tóm lại xe bánh nhỏ nó phản ánh đúng tình trạng mặt đường hơn xe bánh lớn, nên đi mình cảm thấy giồng hơn. Tuy nhiên cái này hơi khó cảm nhận, nếu đi xe bánh thiệt nhỏ, 12inch và chú ý thì bạn sẽ cảm nhận được.
  • Kết cấu xe bánh nhỏ không ổn định và cứng cáp như xe bánh lớn: Vì là xe đạp gấp, nên phải dùng bánh nhỏ và kết cấu khung sườn chỉ một thanh để gọn nhất có thể, do bánh nhỏ nên phần khung một thanh đỡ gi đông dài hơn xe bánh lớn. Do vậy kết cấu không vững chắc như xe bánh lớn. Tức là bạn phải hạn chế phan ổ gà bự, phóng xuống lề cao, hạn chế trèo đèo lội suối, đi phượt, hạn chế thồ hàng nặng, chở nặng. Còn di chuyển trong nội thành để đi làm, đi dã ngoại cuối tuần, …. thì thỏa mái. Tuy nhiên không phải cái gì xe bánh nhỏ cũng yếu hơn xe bánh lớn nha. Nếu táng vào vách tường thì xe bánh lớn sẽ cong vành trước đó.
  • Về cảm giác lái: xe bánh nhỏ cho cảm giác ngồi chông chênh hơn xe bánh lớn, vào cua dễ bị té hơn xe bánh lớn. Bạn sẽ thấy rõ sự chông chênh này khi chuyển từ xe bánh lớn sang xe bánh nhỏ. Cứ như mình ngồi thiệt cao, mà phần ở dưới thiệt bé, trông không thỏa mái cho lắm. Cái cảm giác này do khi nhìn xuống, kết cấu bánh ở dưới nó bé và gọn, mình cảm giác nó không được vững chải. Nhưng thực tế là nó không vững chãi thật. Xe bánh nhỏ cho khoảng cách từ trọng tâm người lái đến đểm đặt lực (trục bánh xe) lơn hơn so với xe bánh lớn, nên khi vào cua, mình nghiêng người, moment gây lật tạo ra lớn hơn, nên mình dễ bị mất thăng bằng, không chạy nhanh được khi vào cua.
Theo mình đây là nhược điểm quan trọng nhất. Nó chính là cảm giác khác biệt khi leo lên 1 chiếc xe bánh nhỏ. Tuy nhiên khi chạy một thời gian bạn sẽ quen với cảm giác đó, và cảm thấy chiếc xe khá nhẹ nhàng.
  • Và xe bánh nhỏ chạy dễ trợt hơn xe bánh lớn: do chiều dài vệt tiếp xúc của bánh - mặt đường đối với xe bánh nhỏ ngắn hơn xe bánh lớn, nên lực ma sát cũng ít hơn. Tuy nhiên cái này mình cũng khó cảm nhận, chỉ chú ý khi vào cua đi từ từ kẽo bị trượt té thôi. Mình thì chưa bao giờ té với xe bánh nhỏ, nhưng xe bánh lớn vì chủ quan phóng nhanh, nghiêng người đồ, cuối cùng ngã 1 phát đau điếng, phải nằm nguyên vị trí để trấn tỉnh và suy nghĩ thử còn chỗ nào đau nữa hay không mới bò dậy.
  • Dùng xe bánh nhỏ thì phải lái bằng 2 tay, không thể thả tay được, cũng không thể lái bằng 1 tay được, hạn chế chở đồ, nếu có chở cũng phải thiết kế cho cân xứng 2 bên. Do phần kết cấu 1 thanh: cổ xe, yên ngồi rất dài, nên tốt nhất xe bánh nhỏ chỉ chịu lực đúng tâm, không lệch tâm. Nếu lệch tâm là nó mất ổn định. Vì vậy không thể lái 1 tay, hoặc treo đồ 1 bên lên gidong. Việc thả tay ra cũng rất khó khăn. Do trục bánh trước của xe đạp gấp không nghiêng nhiều như xe đạp tiêu chuẩn. Góc nghiêng này càng nhiều thì nó càng giữ cho bánh đúng theo phương chuyển động. Vả lại lực ma sát giữa bánh trước với mặt đường cũng ít hơn so với xe bánh lớn. Kết hợp lại, chúng ta rất khó để thả cả 2 tay với xe bánh nhỏ.

3. Những điều lầm tưởng về xe đạp gấp bánh nhỏ.



  • Xe đạp gấp bánh nhỏ chạy chậm: KHÔNG ĐÚNG.
Xe đạp gấp bánh nhỏ được thiết kế để chạy trong đô thị, nên cơ cấu lip của nó vừa đủ để dùng trong nhu cầu này, nên bạn dùng nó để chạy phượt, chạy đua, thì đúng là nó không chạy nhanh như những chiếc xe được thiết kế để chạy đua. Nhưng không vấn đề gì, bạn có thể thay đổi lại lip trước và sau để nó chạy nhanh như ý muốn của bạn. Cứ theo nguyên lý bất di bất dịch “Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi”. Bạn muốn đạp nó đi nhanh, thì phải dùng lực nhiều, đạp nặng, còn đi tà tà thì đạp nhẹ nhàng. Tỷ lệ đường kính lip trước / lip sau càng lớn thì đạp xe sẽ càng đi nhanh, cứ thế bạn thay đổi cho vừa ý.

Quảng cáo


Ví dụ, lip trước có đường kính (số bánh răng) lớn hơn lip sau 3 lần, tức là khi đạp 1 vòng chân, lip trước quay 1 vòng, sẽ kéo lip sau quay 3 vòng, và làm chiếc xe di chuyển một đoạn đường bằng 3 lần chu vi bánh xe. Nếu muốn xe chạy nhanh hơn, tức là đạp 1 vòng nó đi được 1 đoạn bằng 4,5,7,10 lần chu vi bánh xe, thì mình tăng đường kính lip trước hoặc/và giảm đường kính lip sau, để tỷ lệ là 4.5.710 lần. Vậy thì bạn muốn nhanh cỡ nào cũng có.
  • Xe đạp gấp bánh nhỏ dùng cho người nhỏ con: KHÔNG ĐÚNG, những chiếc xe đạp gấp được thiết kế cho những người nặng tới 120kg, cao 1.9m. Bạn yên tâm.
  • Xe đạp gấp bánh nhỏ nhẹ: CHƯA đúng cho lắm. Đúng là nó gọn, nhưng nó không quá nhẹ. Bỡi vì khung sườn nó chỉ một thanh, nên để đảm bảo vững chắc, thanh này to, nặng, theo nguyên lý kết cấu thì 1 thanh này nó sẽ nặng hơn 2 thanh của chiếc xe đạp bình thường nếu 2 xe được thiết kế cùng mục đích. Chúng ta thấy nó nhẹ hơn những chiếc xe mtb leo núi, là bỡi vì nó không được thiết kế cứng cáp để va chạm tốt như xe leo núi, nhưng nếu so với những chiếc xe đạp lớn chỉ để chạy đường trường, thì chiếc xe đạp gấp không nhẹ hơn.
  • Có xe đạp gấp, chúng ta có thể dễ dàng gấp lại và mang vác (như quảng cáo). CHƯA đúng cho lắm. Những chiếc xe đạp gấp tầm 10 triệu trở xuống khi gấp lại nó cồng kềnh, không có điểm tựa mang vác, nặng tầm 12-13kg. Rất khó để 1 người ôm yếu hay phụ nữ xách vô subway hay lên xe bus. Chúng ta chỉ có thể gấp lại bỏ vào cop xe, hoặc cố mang lên bus khi thật sự cần thiết, chứ không dễ dàng ung dung, làm công việc đó hằng ngày được. Chỉ những chiếc xe có cơ cấu gấp đặc biệt gọn gàng, như dòng Brompton, Birdy, hoặc những chiếc xe xịn rất nhẹ (dưới 10kg) thì chúng ta mới làm công việc đó thỏa mái được.
IMG_2346.jpg

DSC03844.JPG

4. Kết luận:


DSC09473.JPG

Vậy những chiếc xe đạp gấp bánh nhỏ có đáp ứng được nhu cầu đạp xe đi làm ở thành thị hay không.
Với những ưu điểm như trên, và nhược điểm có thể chấp nhận được, mình khẳng định với anh em rằng, những chiếc xe đạp gấp thông thường (bánh 16 inch) hoàn toàn thay thế không những được, mà rất tốt công việc đi làm hàng ngày bằng xe đạp ở đô thị.

Chỉ khi nào anh em còn dùng xe đạp để đi phượt trèo đèo lội suối, đi thồ hàng chở hàng, đèo người yêu phía trước, … thì những chiếc xe đạp gấp bánh nhỏ nó sẽ không cáng đáng nổi.

Quảng cáo



Những thương hiệu xe đạp gấp bánh nhỏ nổi tiếng mà anh em nên chú ý nếu muốn tậu một chiếc xe đạp gấp: Brompton, Birdy, Dahon, Tern.

Đính chính lại bài viết


Trong bài mình đã cố gắng lý giải tại sao đi xe bánh nhỏ lại dễ trượt hơn xe bánh lớn, trong đó có 1 nguyên nhân nói rằng do xe bánh lớn có chiều dài vệt tiếp xúc với mặt đường lớn hơn xe bánh nhỏ, nên lực ma sát cũng lớn hơn.
Tuy nhiên sau vài comment của anh em, mình check lại thì thấy rằng mình đã hỏng kiến thức, tức là độ lớn của lực ma sát không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc.
Nghe có vẽ như đùa, đúng là như vậy, anh em không nghe lầm đâu, độ lớn lực ma sát F = a x N
  • phụ thuộc vào bản chất vật liệu của 2 bề mặt (a)
  • phụ thuộc vào áp lực (N)
  • chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc (contact area)
Tại sao lại có điều dễ gây lú như thế này, không nhẽ kéo 1 miếng to chà bá, và 1 miếng nhỏ xíu trên 1 bề mặt thì dùng lực như nhau.

Chính xác là như vậy. Thật vậy, khi bạn kéo 1 tảng đá hình hộp chữ nhật trên 1 bề mặt, thì đặt bề nào cho lực kéo cũng như nhau. Tức là lực ma sát như nhau
Khi bạn kéo 1 cái bàn trên nền, thì dù cho đặt cái bàn đứng (tiếp xúc bằng 4 chân), hay chổng cái bàn lên (tiếp xúc bằng nguyên cái mặt bàn) thì lực ma sát đều như nhau.

Vì sao như vậy, mình tìm hiểu thì có được câu trả lời mà mình cho là hợp lý nhất: bỡi vì sự tiếp xúc của 2 bề mặt để gây ra lực ma sát nó có quy mô “nguyên tử” chứ không phải nó tiếp xúc như những gì mắt chúng ta thấy.
Tức là thấy nó tiếp xúc nhiều thế, nhưng thực ra chỉ có 1 số nguyên tử của 2 bề mặt tiếp xúc với nhau, mìn tạm gọi là những “điểm tiếp xúc”. Khi áp lực tăng lên, mà bề mặt tiếp xúc không tăng, thì bề mặt càng bị đè xuống nhiều, số lượng các “điểm tiếp xúc” tăng lên, nên chúng ta có lực ma sát tăng lên, tỷ lệ với áp lực.
Nhưng khi bề mặt diện tích tiếp xúc tăng lên, mà áp lực không tăng lên, thì “các điểm tiếp xúc” sẽ không tăng lên, mà chúng chỉ phân bố rộng ra theo diện tích tiếp xúc, nên lực ma sát vẫn không tăng lên.

Vậy đó, lực ma sát không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc.
Vậy nên cái xe đạp bánh nhỏ, hay bánh lớn, mặc dù cho diện tích tiếp xúc với mặt đường khác nhau, nhưng lực ma sát là như nhau, do vậy chúng “dễ bị trượt” ngang nhau, chứ không có cái nào dễ bị trượt hơn.
Có lẽ việc “dễ bị trượt” nó là cảm giác, mà cảm giác thì chúng ta không thể nhận định đúng. Như mình nói, mình không thể “cảm nhận” được lực ma sát nhiều hay ít, chỉ khi nào mình đã ngã, đã trượt khi đi cùng 2 loại phương tiện, trong điều kiện như nhau, thì mới biết được lực ma sát loại nào ít hơn.

Như vậy cái cảm giác “dễ bị trượt” đối với xe bánh nhỏ, nó chỉ là cảm giác, không đúng sự thật, là do những yếu tố chủ quan khác.

Mình liên tưởng đến 1 vấn đề khác, vậy giải thích sao khi bánh xe xẹp, ít hơi, thì đạp lại nặng nề hơn so với khi bánh xe căng. Trước kia mình cứ nghĩ (và hiện giờ cũng có khá nhiều người giải thích) là do bề mặt tiếp xúc với đường nhiều, nên lực ma sát nhiều lên, nên cần đạp mạnh hơn để lôi cái xe. Nhưng tới bây giờ lý giải đó đã phá sản. Vì lực ma sát không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc. Vậy thì tại sao?

Khi bánh xe xẹp, thì chúng ta cần phải đạp mạnh hơn, phần năng lượng nhiều hơn đó được dùng vào việc làm biến dạng cái lốp xe. Để cái bánh xe đang xẹp tiếp tục lăn, thì lực đạp ngoài việc phải thắng lực ma sát của bánh xe và mặt đường, thì còn phải làm cái lốp nó méo xuống, giống như là trèo lên dốc vậy.

Thật là ảo diệu mà ^^.
116 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đấy, giờ bỏ không cắm đầu vào ipad ra ngoài đạp xe có phải yêu đời khoẻ hơn không 👍🏿
bhuubao
CAO CẤP
2 năm
@xecatang =))))
bác này có nhiều bài hay mà, bác kì quá😆)
@xecatang Vừa chạy vừa xem ipad cũng dc mà
lxhungdp
TÍCH CỰC
2 năm
@Bão Xì Phố ta lạy
Mình cũng có một con bánh 16in gấp để đạp lòng vòng trong phố, thỉnh thoảng cũng đi làm.
@chetdichoroi Giống tui
@7592minhnguyen Buổi tối đạp lòng vòng dạo phố là hết xẩy cin bà bảy luôn bác nhỉ
mình cũng có xe đập gấp nhé

nhưng mà bỏ cốp xe hơi

gửi xe hơi xong lấy xe đạp ra đạp wa công ty cách 200m, lúc về thì đạp wa chỗ gửi xe hơi

hết
lxhungdp
TÍCH CỰC
2 năm
@SieuBanana Bác vip quá, có 200m cũng xe đạp chi cho mất công xếp rồi dỡ, mua con scooter đi cho khoe, hoặc đi bộ cho khỏe
kimthanhvu
ĐẠI BÀNG
2 năm
@lxhungdp 200m thì đi bộ cho rồi.
@SieuBanana 200m thì đi bộ có khi nhanh hơn thời gian bạn gấp xe ra vô nhỉ?
@SieuBanana 200m đi bộ luôn cho khoẻ. Ai sợ mất thời gian thì hãy coi đó như thời gian thể dục, thư giãn thôi.
@lxhungdp quan trọng là muốn mọi người thấy đạp xe đi làm, chứ ko phải đi bộ đi làm. haha.
mấy cái xe đạp mà đi đường nhựa thì nên làm lốp cao su đặc cho đỡ phải bơm vá, mất thời gian 😃
@Bạch Vân Đạo Nhân Xóc bỏ bu 😅
Định mua 1 chiếc xe đạp bánh 26cm giá 3trieu trên TTDD ok không mọi người
@techmen Bánh 26 mà mình nhầm đó bạn
trangbds9986
ĐẠI BÀNG
2 năm
@7592minhnguyen đạp chơi trong phố thì được, hết đam mê bỏ xó thì cũng k xót hiii
@trangbds9986 Mình chỉ đạp gần thôi , mục đích chỉ sử dụng một thời gian ngắn , sao này không chơi sẽ bỏ xó nó đi chứ không mua 1 chiếc xe đạp đắt tiền vì nhu cầu rất ít
@7592minhnguyen xe Thống Nhất vài trăm nghìn, bền đẹp, dễ sửa chữa.
duongv3
ĐẠI BÀNG
2 năm
Tẩm ảnh gần cuối, cái xe khung đỏ truyền động bằng gì đó bạn ?
duongtinrey
ĐẠI BÀNG
2 năm
@duongv3 Truyền động bằng ...điện bạn kk. Gg thì thấy xe tên này Mando Footloose. cái giá cũng chất lắm
lxhungdp
TÍCH CỰC
2 năm
@duongtinrey cái giá chất, mà cái xe như quần què, nên được 2 thế hệ hình như dẹp tịm rồi
rookie
TÍCH CỰC
2 năm
"Xe đi giồng/cảm thấy giồng" là thế nào nhỉ? Tra từ điển hay Google cũng không thấy từ thích hợp.
rookie
TÍCH CỰC
2 năm
@LRA Vậy sao gõ từ này vào Google không ra chút nào luôn nhỉ?
lxhungdp
TÍCH CỰC
2 năm
@rookie mình cũng k hiểu, từ này cả cái miền trung dùng
@rookie GG chỉ biết được ngôn ngữ chuẩn, thường là HN. Còn thổ ngữ vùng miền thì có 10 GG cũng mò không ra. Đặc biệt là miền Trung: khu 4, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi...
Eng, núa, hạc, lồm, chi, mô, ri, hỉ... Hiểu là gì không?
Khôn như mày :D
@Vo Huu Phuc Mình ở miền Trung nên biết 1 chút, mặc dù gốc Bắc Hà Lội. Nòng nợn miến nươn.
mình đang chạy em life c300 tàu
techmen
TÍCH CỰC
2 năm
Tập xe nghiêm túc chả ơi chơi xe đạp gấp bánh nhỏ, muốn được mọi thứ mua xe gấp bánh 26 ok.
chiếc xe mini ở cuối là xe gì vậy bác, nhìn giống như trong phim khgt thế, giá có rẻ không bác?
@whatwhenwhere nhìn kiểu đó là xác định xuống xác mới mua được rồi bạn ơi 😁
lxhungdp
TÍCH CỰC
2 năm
@Hassler haha, bạn đoán đúng, mình mượn của bạn chạy 1 xíu, đó là xe đạp không dây xích đầu tiên của thế giới, bạn gg là ra à
thegate
TÍCH CỰC
2 năm
@lxhungdp Dùng bánh răng truyền động hả bạn
lxhungdp
TÍCH CỰC
2 năm
@thegate nó thực chất là xe điện, khi đạp nó sạc cho pin, và nó cảm biến lực đảm để pin truyền năng lượng cho động cơ quay
kunkun21
ĐẠI BÀNG
2 năm
hay quá, cám ơn chia sẻ của bạn, giúp mình hiểu thêm về các loại xe đạp khác nhau (mình đang dùng và hài lòng với chiếc MTB dùng để đi làm hàng ngày được)
mấy chiếc xe này rất tiện, như ở đường sắt trên cao ngoài HN giờ cũng cho đem xe lên, đi đâu cũng khá OK
lxhungdp
TÍCH CỰC
2 năm
@Hassler phải xe xịn xịn mang lên mới thỏa mái bác, chứ xe tầm trên 12kg mang vác thốn lắm
cvn
TÍCH CỰC
2 năm
My Brompton T line.

Mỗi ngày duy trì đạp trên dưới 20km tập thể dục. Vào quán xá đều gập xe xách vào theo 😃
20220612_105851.jpg
20220624_134906.jpg
20220710_104126.jpg
cvn
TÍCH CỰC
2 năm
@cvn Dòng T này vừa ra mắt đầu năm nay, lô đầu chắc đc nghìn chiếc, phân phối cho các thị trường chính, Sing được 200 cái, Mỹ được 100 cái... Nhưng nhu cầu quá lớn mà khả năng SX có hạn (ảnh hưởng từ cuộc chiến Nga-Urk nữa, do đây là chiếc xe full Titan với một ít carbon fỉbre và một số rất ít ốc bằng thép thôi) nên giờ danh sách chờ tới 28,000. Brompton đang phải bốc thăm định kỳ để chọn người được quyền mua. Thế nên muốn có xe thì đành mua lại giá cao thôi.
vunt
TÍCH CỰC
2 năm
@dontask123 Thảo nào em thấy cái hộp đựng nó đẹp 😁
cvn
TÍCH CỰC
2 năm
@vunt Cái "hộp" đó thực ra là cái vali SX riêng cho xe Brompton (tất nhiên đựng cái gì cũng được miễn là vừa 😃 ). Giá cái vali đó là gần 400 đô. Híc. Biết các hút máu hệt anh Apple.
cvn
TÍCH CỰC
2 năm
@vunt Vì hàng khan hiếm bốc thăm quyền mua nên mình phải mua lại. Giá thành ra hơn 8500 Biden
vunh94
CAO CẤP
2 năm
ko, vì đạp nhiều teo bi, gây vô sinh...
n5610xms
ĐẠI BÀNG
2 năm
Bạn bảo đi thấy "giồng" là sao nhỉ? Mình chưa hiểu ý của từ này lắm 🤔
dontask123
TÍCH CỰC
2 năm
@n5610xms Chắc từ địa phương, ý bác ấy là xóc.
@n5610xms Giồng = xóc, rung. Từ địa phương, miền Trung hay dùng.
lxhungdp
TÍCH CỰC
2 năm
@LRA cảm ơn bác đã giải thích, đúng đấy ạ
Sonbangiay
ĐẠI BÀNG
2 năm
Ý chủ top nói là xe rung lắc khi qua đường ko bằng phẳng. Mình cũng có 1 chiếc bánh 14. Đi ko êm = xe bánh lớn
"Và xe bánh nhỏ chạy dễ trợt hơn xe bánh lớn: do chiều dài vệt tiếp xúc của bánh - mặt đường đối với xe bánh nhỏ ngắn hơn xe bánh lớn, nên lực ma sát cũng ít hơn."

Lý thuyết này hơi lạ nha. Lực ma sát đâu có phụ thuộc diện tích tiếp xúc. Và cái phần tiếp xúc mặt đường của bánh nhỏ chưa chắc đã ít hơn bánh lớn (bánh nhỏ họ thường làm rất dày).
Bám đường hay không phụ thuộc vào lốp và trọng lượng người+xe thôi.
lxhungdp
TÍCH CỰC
2 năm
@DareDevil93 cảm ơn mấy bác đã cmt, mình đã tìm hiểu và đính chính lại ở bài viết chính phía sau.
lxhungdp
TÍCH CỰC
2 năm
@Di Hoa Tiếp Ngọc Cảm ơn cmt của bạn, Mình đã check lại, và đính chính lại, và thêm phần đính chính ở phần cuối của bài viết.
@lxhungdp Vụ xe xẹp lốp thì mình nghĩ khác.
Lúc xẹp thì phần lốp coi như vô tác dụng. Ngược lại nó còn cản trở chuyển động của bánh xe.

Bởi vì bánh xe đã tiếp xúc với lốp nên phải tính thêm ma sát giữa vành xe với lốp cao su nữa. Chúng không còn là một khối như lúc bơm căng mà sẽ nghiến vào nhau, kiểu như tự bóp d*i nhau vậy 😁
lxhungdp
TÍCH CỰC
2 năm
@Di Hoa Tiếp Ngọc Đúng rồi. Cách bạn diễn đạt và mình nói không khác nhau.
Tốn năng lượng để làm biến dạng cái lốp, từ bình thường nhấn cho nó xẹp xuống.
Phần lốp bình thường nó càn trở chuyện động của xe, khiến xe như pải trèo lên thêm cái dốc.
Camlole
ĐẠI BÀNG
2 năm
Có ai chơi con Dahon Dove loại ebike không? cho xin revỉew đi a em.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019