Bằng cách nào để đưa OXY đến tất cả tế bào trong cơ thể?

BaroTo
25/10/2020 11:47Phản hồi: 47
Bằng cách nào để đưa OXY đến tất cả tế bào trong cơ thể?
Bạn hít vào khoảng 17,000 lần 1 ngày. Tuy không để ý nhưng đó thật sự một nỗ lực phối hợp rất lớn. Các cơ quan nội tạng quan trọng như ruột, não, xương, phổi, máu và tim cùng làm việc để duy trì sự sống bằng cách đưa oxy tới các mô trong cơ thể, vì hầu hết các tế bào đều cần oxy nhằm tạo ra một phân tử gọi là ATP - năng lượng giúp tế bào hoạt động. Tuy nhiên, để đưa oxy đi khắp cơ thể là nhiệm vụ cực khó và nó diễn ra theo trình tự sau.

Vai trò của hệ tiêu hóa

Đầu tiên, muốn oxy đến được với các tế bào trong cơ thể, cần có một mạng lưới vận chuyển cực lớn. Đây là nhiệm vụ của 20 nghìn tỷ tế bào hồng cầu. Mỗi tế bào chứa 270 triệu phân tử gắn oxy. Để tạo ra những tế bào này, cơ thể sử dụng các nguyên liệu từ những thực phẩm ta ăn. Vậy nên quá trình vận chuyển oxy đi khắp cơ thể sẽ bắt đầu ở ruột. Tại đây, thức ăn được phá vỡ thành nhiều chất khác nhau và hấp thụ qua thành ruột. Trong các chất đó, sắt là nguyên liệu chính để sản xuất hồng cầu.

1.gif

Vai trò của tủy xương


Sắt di chuyển trong hệ tuần hoàn tới các mô tạo huyết trong tủy xương, đây là nơi tạo ra hồng cầu. Thận điều tiết mức độ nhiều ít của hồng cầu qua việc giải phóng erythropoietin, một loại hormone kích thích tủy xương phát triển. Mỗi giây, cơ thể chúng ta cần tạo ra 2.5 triệu tế bào máu mới đủ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

2.gif

Vai trò của não bộ

Não cũng hỗ trợ quá trình này bằng cách gửi thông điệp qua hệ thống dây thần kinh đến cơ hoành và cơ liên sườn yêu cầu chúng co lại khiến lòng ngực phình lên tạo khoảng trống giúp phổi có không gian để nở ra. Khoảng trống đó làm phổi bạn mang áp lực âm hút không khí chứa oxy từ ngoài vào.

3.gif

Vai trò của phổi

Tưởng tượng phổi bạn là hai quả bong bóng lớn, nhưng chúng thực sự phức tạp hơn nhiều. Các tế bào máu trong mạch máu ở phổi bạn chỉ có thể nhận những phân tử oxy rất gần chúng. Nên bên trong phổi được chia ra thành hàng trăm triệu quả bóng mini gọi là các phế nang, nhờ đó làm tăng bề mặt tiếp xúc lên tới 100 mét vuông. Các bức tường phế nang được cấu thành từ những tế bào cực kì mảnh được bao quanh bởi các mao mạch giúp đưa máu và oxy đến đủ gần để khuếch tán.

4.gif

Quảng cáo



Vai trò của hệ tuần hoàn

Sau khi nhận đủ oxy, những tế bào giàu oxy được vận chuyển khắp cơ thể thông qua hệ tuần hoàn gồm một tập hợp các mao mạch có khả năng chạm tới tất cả tế bào trong cơ thể. Nếu ta trải thẳng tất cả các mạch máu trong cơ thể thì có thể quấn được vài vòng Trái Đất, một con đường vô cùng dài. Do đó, để máu đi khắp cơ thể trong thời gian cực ngắn phải cần một lực đẩy đủ lớn và liên tục, đó là lúc tim làm việc. Trái tim con người đập trung bình khoảng 100,000 lần 1 ngày, đẩy máu đến mọi ngóc ngách.

5.gif

Cả hệ thống phức tạp này được xây dựng chỉ với một nhiệm vụ là đưa oxy đi khắp cơ thể. Nếu một chức năng bị lỗi, cả cơ thể chúng ta sẽ sụp đổ. Ruột, não, xương, phổi, máu và tim phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng kéo dài năm này qua năm khác, một hệ thống hoàn hảo!

Nguồn: TED-Ed
47 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

học sinh học cấp 2 hay cấp 3 gì đấy cũng nói đến điều này mà không để ý😆
@matongthiennhienso1 Để Oxy đi khắp cơ thể thì ĐIỀU QUAN TRONG NHẤT là "Còn Sống".
@Darklord.Py "Còn sống" và nhớ Thở đừng cố nín 😆
Thở
@Nam Air Phù
Cơ thể chúng ta thật kỳ diệu
Cười vui vẻ
tnk24
ĐẠI BÀNG
3 năm
Cơ thể con người là một cỗ máy phức tạp.
@binhminh1977 Cái này nằm chỗ khác òi!!!!
@tnk24 Cơ thể người cực kỳ diệu bao nhà khoa học nghiên cứu vẫn chưa hiểu hết được
@binhminh1977 Cái này còn tùy giới 😆
id@wn...
TÍCH CỰC
3 năm
@Hassler Cung vậy à bạn, quá trình trao đổi chất mà.
Theo cậu bé đến từ sao hoả thì hít khí oxi sẽ khiến chúng ta nhanh già hơn. Người trên sao hoả họ hít khí carbonic và sống lâu hơn người ở trái đất 😔
@hongphuc1992 thông tin đâu vậy ta ?
@adagioleonard Google seach cậu bé đến từ sao hoả.
Chắc bà con rõ là máu mình được tạo ra từ tủy sống (trong xương).
Trên tin tức mới vừa có đứa bé bị chính máu mình tấn công, mà theo bác sĩ là theo di truyền (còn kiểm chứng).
- Theo như tin đưa thì "máu trắng" lầm lẫn máu trong bé (hồng huyết cầu) là kẻ thù nên tìm nhau giết, từ mà bác sĩ dùng là máu ăn máu. Tiếng dân thường là không biết nhận ai là bạn, ai là kẻ thù.
@Kilo Victor Bác cứ hiểu đơn giãn như vầy.
- Tuỷ xương tạo máu
- Bạch cầu bảo vệ cơ thể
=> Khi bạch cầu nhận nhầm Tế bào Tuỷ là kẻ thù thì sẽ tấn công nó. Lâu dần bị suy Tuỷ => die
@Thi Eat Apple à tôi quên là trường hợp của bé, cách giải quyết triệt để là thay tủy.
@Kilo Victor Cái này là kiến quyết về gen rồi thay tủy cũng không giúp gì được. Chỉ có thay máu cả đời thôi.
Đọc hết nhưng không thấy Mod nói:
- Oxi vận chuyển bởi ?
- Làm ntn tế bào đó có thể vận chuyển Oxi đi khắp cơ thể.
@Thi Eat Apple Nói hết rồi đấy. Oxi được vận chuyển bởi máu, và các cơ quan não, phổi, tim, thận, tủy, ruột non phối hợp hoạt động để tạo ra máu và đẩy máu có thể đi khắp cơ thể
Không biết bệnh tim có di truyền ko, mà từ thời nội mình, ba mình bây giờ đến mình đều mắc bệnh quái ác này.
@An Thành Võ mình nghĩ có nhưng ko hẵn, 1 phần có thể do cách sinh hoạt của mỗi người nữa, nếu bạn hay hồi hợp hoặc lúc nhỏ hay bị nhát giật mình, hoặc hoạt động thể thao hít thở ko đúng cách, ví dụ như gym, hoặc các hoạt động mà ko để ý cách hít thở thì khả năng cao lâu ngày sẽ khả năng tim hoạt động ko bình thường. nếu ko bị nặng thì bạn thử chơi môn thể thao nào ko đòi hỏi quá nhiều sức, nêu duy trì lâu đều đặn biết đâu sẽ cải thiện dc.
chúc bạn có niềm tin hơn vào cuộc sống
Công nhận tạo hoá nhiều khi khó giải thích. Tạo ra con người như một cổ máy cực kỳ hoàn thiện và phức tạp
@thanh_satria tạo hoá trải qua hàng triệu năm từ thường biến tới đột biến mới dc như hôm nay, vì vậy những phát minh của khoa học vẫn ko thể thay thế dc 1 số cơ quan trên cơ thể được mà phải dc hiến, hoặc lấy từ cá thể khác.
nói thô chút thì việc duy trì nòi giống cũng vậy, phải kết hợp 2 cá thể khác giống thì mới sinh con, đó là cái để hạn chế số lượng cá thể loài tăng 1 cách đột biến. mặt khác lúc làm chuyện để sinh con thì có cảm giác hứng thú, vậy thì mới kích thích và cân = số lượng loài ko bị giảm sút, ổn định 😃
@thanh_satria Nếu chỉ nói riêng về phần này thì các loại động vật hoạt động vận chuyển oxi cũng nhịp nhàng đồng bộ như vầy thôi
vinhan73
TÍCH CỰC
3 năm
@thanh_satria Cái hay nhất của tạo hoá đó là các bộ phận đều được hình thành theo thứ tự nhất định như được lập trình sẵn vậy !!! Từ phôi, bộ ADN: từ đó lấy dinh dưỡng mà tạo nên xương sống--> não --> hệ tuần hoàn-->> tai, mắt. tứ chi. ... rùi đến ngày chui ra thì tự biết để xoay đầu lại để chui ra ... ÔI TRÌNH TỰ KỲ DIỆU đã được lập trình sẵn ...
adana
ĐẠI BÀNG
3 năm
cái này có trong sách chuyên sinh này, nhưng mà nó chỉ nói vai trò của hồng cầu và làm sao để hồng cầu có thể 'ngậm o2' và ' nhả o2' ra mà thoi
Erythropoietin còn do Gan tiết ra nữa nha, tầm 10% nhưng nếu suy chức năng Gan vẫn có thể gây thiếu máu
qua2007
TÍCH CỰC
3 năm
huy vọng tìm ra cách bom oxy
huydinh83
TÍCH CỰC
3 năm
Về ngữ pháp thì “bằng cách nào” phải đi trước 1 hoặc sau 1 chủ ngữ. Nếu chủ ngữ ở đây là oxy thì phải ghi là “oxy được đưa đến...bằng cách nào?”. Vì có chữ “để” nên oxy đã thành vị ngữ, dẫn đến câu trên thiếu chủ ngữ.
thật thú vị
Reah
TÍCH CỰC
3 năm
"Nếu ta trải thẳng tất cả các mạch máu trong cơ thể thì có thể quấn được vài vòng Trái Đất, một con đường vô cùng dài. Do đó, để máu đi khắp cơ thể trong thời gian cực ngắn phải cần một lực đẩy đủ lớn và liên tục, đó là lúc tim làm việc"

Trải thẳng mạch máu ra rồi nối lại thì dài nhưng khoảng cách từ tim đến các cơ quan trong cơ thể thì đâu có dài đâu. So sánh nghe buồn cười. Đọc vầy lại nghĩ máu có thể di chuyển mấy trăm ngàn km trong vòng 1 giây.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019