Bảng tuần hoàn có thêm 4 nguyên tố mới, chu kỳ 7 đã được lấp đầy, tiếp tục đi tìm 119 và hơn thế nữa

ND Minh Đức
4/1/2016 20:27Phản hồi: 55
Bảng tuần hoàn có thêm 4 nguyên tố mới, chu kỳ 7 đã được lấp đầy, tiếp tục đi tìm 119 và hơn thế nữa
Cùng với việc công nhận nguyên tố 113 là nguyên tố hóa học, IUPAC cũng đã chính thức đưa 3 nguyên tố khác với số hiệu nguyên tử lần lượt là 115, 117 và 118 vào bảng tuần hoàn. Đây được xem như một "bản cập nhật lớn" của bảng tuần hoàn tính từ năm 2011, khi 114 và 116 được đưa vào và giờ đây, chu kỳ 7 đã được lấp đầy, bảng tuần hoàn đã trở nên đầy đặn hơn, giới hạn kiến thức của nhân loại lại được tiến thêm một bậc nhỏ và tài năng "tiên tri" cách đây gần 200 năm của Mendeleev lại một lần nữa được khẳng định.

Sau khi xem xét các nghiên cứu hóa học đệ trình bởi các nhà khoa học đến từ Mỹ, Nhật và Nga, Liên minh Quốc tế về Hóa học cơ bản và ứng dụng (IUPAC) đã xác nhận 4 nguyên tố mang số hiệu nguyên tử 113, 115, 117 và 118 là đáp ứng các tiêu chí để trở thành nguyên tố mới được phát hiện. Đây đều là những nguyên tố nặng nhất trong bảng tuần hoàn và chưa từng được thấy tồn tại bên ngoài phòng thí nghiệm. Nguyên nhân là do chúng rất kém bền vững, chỉ có thể tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng cách tổng hợp từ các hạt nhân nhẹ hơn và thật ra, chúng chỉ tồn tại chưa đến một giây trước khi bị vỡ ra thành các nguyên tố khác.

periodic_table_large.jpg
Bản tuần hoàn các nguyên tố hóa học mới được cập nhật với chu kỳ 7 đã được lấp đầy

Hồi năm 2011, các nhà nghiên cứu đã tìm ra flerovium (số hiệu nguyên tử 114) và livermorium (số hiệu nguyên tử 116) và đưa nó vào bảng tuần hoàn. Bây giờ, thêm 4 nguyên tố nữa tiếp tục được lấp vào với các tên tạm gọi trước giờ là ununtrium (Uut, 113), ununpentium (Uup, 115), ununseptium (Uus, 117), và ununoctium (Uuo, 118). Trong vài tháng tới, những nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra các nguyên tố này sẽ đề xuất những tên gọi mới cho chúng. Đây là một nhiệm vụ không hề dễ dàng nhưng hy vọng rằng họ sẽ chọn những cái tên dễ đọc, dễ nhớ 😁.

Và hãy còn nhớ tính từ lúc bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được Mendeleev tạo ra hồi năm 1869, nó vẫn còn rất nhiều chỗ trống, tuy nhiên dần dần các nhà khoa học thế hệ sau đã dần dần lấp vào các khoảng trống đó và cho tới nay, nó đã tương đối đẹp và đầy đặn. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng hiện nó vẫn chưa được hoàn thành và vẫn còn rất nhiều câu hỏi xung quanh các nguyên tố tưởng chừng đơn giản nhưng đã cấu tạo nên vũ trụ này.


IUPAC lưu ý rằng cần phải có một cách hữu hiệu hơn để đo lường số hiệu nguyên tử các nguyên tố một cách nhanh chóng và trực tiếp hơn. Được biết nhóm nghiên cứu Nhật chưa muốn dừng lại ở 113 mà còn muốn tiến xa hơn, họ hy vọng sẽ tiếp tục phát hiện ra các nguyên tố từ 119 trở đi và thậm chí là "hòn đảo ổn định" vốn là giả thuyết làm đau dầu các nhà hóa học hiện nay.

Có tất cả bao nhiêu nguyên tố?

Theo mô hình dự đoán trước giờ thì nguyên tố nặng nhất sẽ có 126 proton. Nếu cao hơn thì hạt nhân nguyên tử sẽ không còn đủ độ ổn định để tồn tại. Đồng thời, người ta dự đoán rằng có tồn tại một khu vực "hòn đảo ổn định" - nằm đâu đó trên bảng tuần hoàn - nơi mà các nguyên tố siêu nặng thuộc nhóm này có khả năng bị phân rã ít hơn. Tuy nhiên, tới nay thì khu vực này vẫn còn lá bí ẩn.

Các nhà khoa học đã tạo ra nguyên tố mới như thế nào?


Hồi năm 2012, các nhà khoa học Đức đã tiến hành dự án tạo ra nguyên tố nặng nhất từng được biết tới trong vũ trụ tính tới hiện tại với số hiệu nguyên tử là 119. Trong suốt 5 tháng, họ đã cho hợp nhất hạt nhân của 2 nguyên tố nhẹ hơn nhằm tạo thành một nguyên tử lớn hơn với số proton là 119. Quá trình này cũng tương tự như việc tổng hợp các nguyên tố siêu nặng khác (có từ 103 proton trở lên), nguyên tố 119 được tạo thành chỉ tồn tại chưa tới 1 giây và sẽ phân rã thành các nguyên tố khác nhẹ hơn.

Thật ra, trong quá khứ các nhà khoa học đã cố gắng tạo ra các nguyên tố siêu nặng kiểu này đã giành được thành tựu (trong chiến tranh lạnh, các nhà khoa học Mỹ và Nga cũng từng ganh đua nhau trong việc phát hiện ra các nguyên tố này), đông thời để có hiểu biết thêm về đặc tính của hạt nhân nguyên tử. Trở lại nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, sau 5 tháng thí nghiệm, họ bắt đầu phân tích hàng terabytes dữ liệu thu được nhằm tìm dấu hiệu của nguyên tố 119. Nếu có bằng chứng được phát hiện, họ chẳng những giành được quyền đặt tên nó mà còn một bước ngoặt khác lớn hơn: mở ra thêm 1 chu kỳ (dòng) mới trong bảng tuần hoàn: chu kỳ thứ 8.

tao_nguyen_to_moi_tinhte.jpg



2. Va chạm
Trong suốt 5 tháng, chùm tia Titan ion hóa sẽ được ngắm và cho đập vào hạt nhân nguyên tử berkeli. Các nhà khoa học dự đoán rằng sẽ có 1 trong số vài tỷ cú va chạm, một hạt nhân titan với 22 proton sẽ va chạm đúng vào mục tiêu là hạt nhân berkeli 96 proton tại 1 tốc độ và vị trí cụ thể, sau đó xảy ra hợp hạch hạt nhân và tạo thành nguyên tử mới có 119 proton.

3. Cách ly
Hạt nhân siêu nặng mới nếu được tạo thành sẽ có nguyên tử khối lớn hơn và sẽ di chuyển chậm hơn, chỉ bằng 2% vận tốc ánh sáng. Đồng thời, hạt nhân mới này sẽ có phản ứng với từ trường. Bằng cách sử dụng một nam châm cực mạnh, các nhà khoa học có thể sẽ mang nguyên tố 119 ra khỏi đám titan và đưa tới máy dò.

4. Phát hiện
Hạt nhân nguyên tử 119 sẽ được đưa vào trong máy dò silic. Do 119 là một nguyên tố phóng xạ nên khi ở trong máy dò, người ta dự đoán rằng nó sẽ phát ra các hạt alpha (2 proton và 2 neutron) . Và máy dò nếu phát hiện ra các phân rã này thì đồng nghĩa với việc các nhà khoa học đã chứng minh được sự tồn tại của nguyên tố mới. Nói thì có vẻ đơn giản thế nhưng thật ra, cho tới giờ các nhà khoa học không riêng gì Đức mà nhiều nơi khác trên thế giới vẫn chưa làm thành công.
Sơ lược lịch sử việc phát hiện ra các nguyên tố siêu nặng trong bảng tuần hoàn

periodic_table.png


2. Số hiệu nguyên tử 92 - Uranium
Nguyên tố thuộc họ Actini nằm trong chu kỳ 7, được phát hiện vào năm 1789 bởi nhà hóa học người Đức Martin Heinrich Klaproth nhưng mãi tới hơn 100 năm sau, nhà vật lý học người Pháp Henri Becquerel mới phát hiện ra hiện tượng phóng xạ khi đang sử dụng urani.

3. Số hiệu nguyên tử từ 93 - 103 - Neptunium–Fermium
Vào năm 1940, các nhà vật lý học tại Berkeley đã tổng hợp thành công nguyên tố thứ 93, nguyên tố đầu tiên nặng hơn uranium. Sau đó, nó được đặt tên là neptunium. Tiếp theo, nguyên tố thứ 94 là Plutonium nhanh chóng được phát hiện. Cuối cùng, các nhà vật lý học tiếp tục tạo ra các nguyên tố từ 95 đến 103 từ năm 1940 đến 1961.

4. Số hiệu nguyên tử từ 104 đến 106 - Rutherfordium–Seaborgium
Vào giữa những năm 1966 - 1974, các nhà khoa học Liên Xô và Mỹ đua nhau tạo ra các nguyên tố với số hiệu nguyên tử từ 104 đến 106. Người Mỹ tạo ra 104 đến 106, còn người Nga tạo ra 105.

5. Số hiệu nguyên tử từ 107-112 - Bohrium–Copernicium
Các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu ion nặng GSI Helmholtz đặt tại Darmstadt, Đức đã lần đầu tiên xác nhận sự tồn tại của nguyên tố thứ 107 vào năm 1981. Sau đó 15 năm, họ đã tạo ra thêm các nguyên tố 108 - 112.

6. Số hiệu nguyên tử 113 -118 - Ununtrium–Ununoctium
Từ năm 2003 đến nay, các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Livermore, Mỹ, phòng thí nghiệm hạt nhân Nga, và phòng thí nghiệm RIKEN, Nhật đã phát hiện, nghiên cứu và tạo ra được các nguyên tố từ 113 đến 118.

7. Số hiệu 119?
Tham khảo IUPAC, Engadget, PS
55 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Heo.Nam
ĐẠI BÀNG
8 năm
chết tụi nhỏ rồi 😁
@Heo.Nam Đúng là chết thật, bảo đảm trong các kỳ thì sắp tới đề thi sẽ có những nguyên tố mới này :D
ngotatthanh
ĐẠI BÀNG
8 năm
lại được mở mang thêm kiến thức, trước giờ dốt hóa quá. thích mỗi vô cơ.😁
thi k dính mấy cái này đâu 😆
khanh doan
ĐẠI BÀNG
8 năm
Tìm ra 119 thì lại chu kỳ 8 hả các bác?
withboom1905
ĐẠI BÀNG
8 năm
@khanh doan nếu không nhầm thì là vậy. Vì 118 là cuối rồi. Theo bảng tuần hoàn phía trên cho thấy :rolleyes::rolleyes:
xeonga1986
ĐẠI BÀNG
8 năm
Càng nhiều nguyên tử được tìm ra thì học sinh học càng mệt 😔
@xeonga1986 tụi học sinh chả bao giờ sờ đến mấy nguyên tố dạng nguyên tử này cả, có gì mà mệt
Nếu tính ra thì đây cũng chưa hẳn vì mình thấy nó chỉ được tạo ra trong phòng thí nghiệm và chỉ chưa tới 1s đã bị phân rã ra thành các nguyên tố nhẹ hơn! Giống như kiểu mà bắt ép chúng nó giao hợp với nhau chưa tới 1s đã ra rồi ấy 😁
@hugn222 Tiếc là mấy cái mình nói chỉ là kiến thức đại cương hóa lý bậc đại học thôi bạn ạ, nó là giới hạn của lý thuyết rồi, còn nếu bạn muốn nó sai thì cũng như câu chuyện hai đường thẳng a và b song song với nhau và b và c song song với nhau ấy, lúc đó a và c bắt buộc phải song song, còn nếu muốn nó cắt nhau thì phải sang hệ hình học khác chứ không phải là Euclid. Cái bạn ấy muốn nếu xảy ra thì nó không xảy ra trong hệ lý thuyết của Mendeleev, mà họ đang nghiên cứu trong hệ đấy bạn ạ 😁
À, mà máy gia tốc hạt lớn tạo được cái lỗ đen bằng cái "lỗ giun" bao giờ thế hả bạn, giờ mà làm ra được cái đấy khéo còn vĩ đại hơn Einstein nghĩ ra thuyết tương đối đấy :D
hugn222
ĐẠI BÀNG
8 năm
@galeonvze Nghĩ về khoa học không nên cứng nhắc và tuyệt đối quá bạn ak, sách vở học đại cương kiến thức bảo tàng rồi, cập nhật gg nhé... "phòng thí nghiệm" chính là mô phỏng thực tế chứ là cái gì... khoa học bắt đầu bằng triết học, ngừoi ta nghĩ ra tiên đề trước rồi mới đi chứng minh... chưa có gì chắc chắn thì cứ để trí tưởng tượng dẫn lối, việc gì phải bit người ta. Cái lỗ đen tạo ra trên Trái Đất nó cũng kém bền mà thực thế nhiêu cái bằng tuổi anh Vũ Trụ đó thôi... Máy gia tốc sửa lại giờ mạnh rồi nhé 😃 http://www.livescience.com/27811-creating-mini-black-holes.html
http://science.nasa.gov/science-news/science-at-nasa/2008/10oct_lhc/
@hugn222 Ha ha, đã là tiên đề lại kêu đi chứng minh 😁
Mà bạn có hiểu câu mình nói về "lỗ giun" không đấy, kiểu này tuần sau bắt đầu kì mới, đi dạy, giờ giải lao phải ngồi hỏi mấy sếp khoa lý hay sang chỗ máy gia tốc hạt xem tại sao sự kiện tạo ra "lỗ giun" chấn động như vậy mà chẳng thấy báo chí đưa lên gì cả :D
Nhân đây cũng giải thích cho nhiều bạn không hiểu tại sao người ta đi tìm mấy nguyên tố này.
Thứ nhất là thực ra trong nghiên cứu lý thuyết, nhiều khi nghiên cứu chỉ là nghiên cứu, rất nhiều nghiên cứu sẽ chỉ để làm lấp đầy lý thuyết mà không có giá trị thực tế nào cả, đấy là sự thật.
Thứ hai, đôi khi cái kết quả của quá trình nghiên cứu mà người ngoài nhìn vào chả có giá trị gì cả, như nghiên cứu để giải bài toán Fermat lớn ấy, bài toán đấy được giải chả có giá trị gì cả, nhưng công cụ được phát triển để giải bài toán đấy là có đóng góp vô cùng lớn cho toán học và thực tiễn.
Cái nghiên cứu để tìm ra các nguyên tố mới thì chỉ có giá trị rằng ta đã lấp đầy bảng tuần hoàn chứ về mặt ứng dụng, đấy là các nguyên tố không thể tồn tại quá % giây được, nói chung là không có giá trị thực tiễn. Nhưng việc phát triển công cụ để tìm ra nguyên tố đó lại là vấn đề khác hoàn toàn. Chưa kể đây là tiền đề để đạt đến mục đích thật, là tìm ra các đồng vị ở "ốc đảo bền" :D
Cũng có thời mình đam mê hóa lý lý thuyết lắm, nhưng ngày đấy cũng cách đây hơn chục năm rồi 😃
hugn222
ĐẠI BÀNG
8 năm
@galeonvze Nói chung thầy cmt rất lan man và lạc đề, thông tin thì em đã dẫn ra rồi, máy gia tốc hạt hiện nay với mức năng lượng đạt được có thể tạo ra lỗ đen... những gì 1 bạn trước nói rằng cái phát hiện to lớn ta phát hiện trên trái đất chỉ là cái nhỏ bé ở ngân hà và cái to lớn ở ngân hà chỉ là cái nhỏ bé ở trên dải ngân hà ... có thể là sai về mặt câu chữ nhưng ý nghĩa của nó mới là quan trọng, sự tư duy mở rộng không giới hạn.
Gặp thầy thầy bảo sai, vì cái này chỉ có thể sảy ra trong phòng thì nghiệm trên Trái Đất? Rồi khi em nói cái gì thầy cũng bảo sai... trong khi em dẫn chứng ra đầy đủ. Làm thầy em mong thầy hãy mang cho học sinh cái tư duy không ngừng nghỉ ấy chứ đừng chúng nó nói hở ra thầy bảo sai... chúng nó cụt mất niềm tin. Chúng nó nói 10 ý sai 7 ý thì cũng dựa vào 3 ý đúng kia mà phát triển chúng nó thêm, chúng nó thích chúng nó đọc nhiều tự biết mình sai.
Chúc thầy năm mới nhiều may mắn và niềm vui!
rickstei
TÍCH CỰC
8 năm
Hay nhỉ! Nhờ cái bảng cách đây 200 năm mà bây h các nhà khoa học có trò chơi đốt tiền để chơi bắn hạt nhân điền vào lỗ trống trên cái bảng đó! Công nhận mấy cái lỗ hấp dẫn thật 😁
Cực cho thế hệ mai sau rồi!
Tìm ra thế mà tồn tại lại ngắn, k nghiên cứu được tính chất lại chả mang lại lợi ích j nhỉ (trừ cái mở mang kiến không ngủ ra)
Boang boang
ĐẠI BÀNG
8 năm
e còn chưa biết hết các nguyên tố trong đó mà đã được update rồi à 😆)))
anh_pc
ĐẠI BÀNG
8 năm
Cho bọn mày học thuộc chết luôn :rolleyes:
philong.ktnn
ĐẠI BÀNG
8 năm
haha. Học thuộc mệt nghỉ luôn
Đi thi mà có câu có bao nhiêu nguyên tố trong bảng tuần hoàn kiểu gì cũng có đứa sai 😁
@philong.ktnn Học sinh Vn bảo 118, giáo viên chấm thi cho 0 điểm :D. Đơn giản vì bộ GD và ĐT bảo thế đó
saladass
TÍCH CỰC
8 năm
@MrBach248 Chứ bảo 119 hả bác?:D.Hay là 30?
@saladass ngẫm và nghĩ trước khi quote nhá thanh niên trẻ :D
saladass
TÍCH CỰC
8 năm
@MrBach248 ý bác là Bộ GDDT "giập" khuôn đúng hông?Tội thằng cháu bên VN quá,học Hoá cực giỏi mà bị đì riết:D.Bên úc lớp 9 mới vô căn bản à,không có nặng.
Khi nào bán bảng tuần hoàn mới ấy nhỉ?
halong148
TÍCH CỰC
8 năm
Đọc bài này xong thấy mừng vì... mình đã qua tuổi đi học.
nktien90
ĐẠI BÀNG
8 năm
Thời cấp 3 học hóa trùm trong trường, giờ đi làm quên gần hết nhớ mỗi Cu, Fe, Ag, Mg...😁
mrsouth.hp
TÍCH CỰC
8 năm
@bacnhaque Ca, Zn, Na, K cũng phổ biến đây bác
Tu9a2
ĐẠI BÀNG
8 năm
Thế nào mà 22 + 96 lại ra 119 nhỉ? 1 proton từ đâu nhảy vào vậy?
boyhidalgo
TÍCH CỰC
8 năm
Nói thật là mình có chút thắc mắc, các nhà khoa học đua nhau tìm các nguyên tố này, ngoài mục tiêu khám phá ra thì nó còn có ích lợi gì nhỉ ? Ai biết giải thích được không . hi
@boyhidalgo bác xem iron man 2 sẽ thấy dc một trong những lợi ích mà họ đang theo đuổi.
sowngold
ĐẠI BÀNG
8 năm
@boyhidalgo công nghệ. đó là câu trả lời. không phải chỉ kết quả mà quá trình tiến tới cũng rất quan trọng.
@boyhidalgo câu hỏi thú vị😁 cũng giống như việc đi học sao bác ko thắc mắc là con người chỉ cần học chữ để đọc và viết, học số để đếm và cộng trừ nhân chia là đủ. sao phải học nguyên tử, lượng tử, ma trận, triết học, đồng trì nhôm sắt vụn bla bla.... làm gì :D:D:D
datkathay
ĐẠI BÀNG
8 năm
Khoa học là để khám phá, mở đường, còn để làm gì thì chờ thế hệ sau giải đáp. Giống như Mendeleev tìm ra quy luật của các nguyên tố hóa học mà còn thiếu nhiều chỗ, các nhà khoa học sau này tiếp tục lấp đầy cái bảng tuần hoàn đó
Bảng này mà lấp đầy mà các nguyên tố vẫn tìm thấy chắc lại phải tạo ra bảng mới nữa chăng.
@datkathay Bảng này về lý thuyết là vô tận mà, làm sao phải tạo bảng mới nữa bạn 😁
ai biết ứng dụng của việc này là gì ko? vì vừa tổng hợp xong thì nó nghẻo cmnr!
Dốt hóa nên nhớ mỗi FE và CU 😁
Hồi trước đi học bị ám ảnh cái bảng này nhất ^^

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019