Mùa hè năm nay, không thiếu những tập đoàn công nghệ khổng lồ có giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sụt giảm, vì cả các nhà đầu tư phố Wall lẫn những quỹ đầu tư mạo hiểm ở Silicon Valley bắt đầu đặt ra những câu hỏi về khả năng kiếm tiền của những công nghệ và mô hình AI tạo sinh, cũng như những nghi ngờ về việc công nghệ này có xứng đáng với khoản đầu tư hàng chục tỷ USD mà các tập đoàn đang đổ vào hay không.
Nhưng hôm thứ 4 vừa rồi, Nvidia đã bày tỏ quan điểm tích cực, và lấy báo cáo tài chính quý II năm tài khóa 2025, từ tháng 5 đến tháng 7/2024 để chứng tỏ sức hút của công nghệ AI vẫn còn rất lớn. Cả doanh thu lẫn lợi nhuận của Nvidia trong quý kinh doanh vừa rồi đều tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Còn ở quý hiện tại, từ tháng 8 đến tháng 10/2024, dự báo doanh thu sẽ tăng 80% so với cùng kỳ 2023.
Cụ thể hơn, quý vừa rồi, Nvidia thu về 30.04 tỷ USD, vượt qua dự báo hồi tháng 5 là khoảng 28 tỷ USD. Lợi nhuận kinh doanh tăng từ 6.19 tỷ USD cùng kỳ 2023 lên 16.95 tỷ USD, vượt rất xa so với lợi nhuận của Meta và Amazon.
Tuy nhiên, vì hai lý do, sau khi công bố báo cáo tài chính với những con số có phần ấn tượng, giá cổ phiếu Nvidia vẫn giảm gần 7%. Lý do thứ nhất, là Nvidia thừa nhận những khó khăn liên quan tới quá trình sản xuất thế hệ chip GPU máy chủ mới, kiến trúc Blackwell, liên quan tới cả thiết kế của con chip lẫn công nghệ đóng gói chip CoWoS-L của TSMC. Lý do thứ hai, con số Nvidia công bố hôm thứ 4 vừa rồi vẫn chưa chiều lòng được những kỳ vọng quá lớn của các nhà đầu tư.
Nhưng hôm thứ 4 vừa rồi, Nvidia đã bày tỏ quan điểm tích cực, và lấy báo cáo tài chính quý II năm tài khóa 2025, từ tháng 5 đến tháng 7/2024 để chứng tỏ sức hút của công nghệ AI vẫn còn rất lớn. Cả doanh thu lẫn lợi nhuận của Nvidia trong quý kinh doanh vừa rồi đều tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Còn ở quý hiện tại, từ tháng 8 đến tháng 10/2024, dự báo doanh thu sẽ tăng 80% so với cùng kỳ 2023.
Cụ thể hơn, quý vừa rồi, Nvidia thu về 30.04 tỷ USD, vượt qua dự báo hồi tháng 5 là khoảng 28 tỷ USD. Lợi nhuận kinh doanh tăng từ 6.19 tỷ USD cùng kỳ 2023 lên 16.95 tỷ USD, vượt rất xa so với lợi nhuận của Meta và Amazon.
Tuy nhiên, vì hai lý do, sau khi công bố báo cáo tài chính với những con số có phần ấn tượng, giá cổ phiếu Nvidia vẫn giảm gần 7%. Lý do thứ nhất, là Nvidia thừa nhận những khó khăn liên quan tới quá trình sản xuất thế hệ chip GPU máy chủ mới, kiến trúc Blackwell, liên quan tới cả thiết kế của con chip lẫn công nghệ đóng gói chip CoWoS-L của TSMC. Lý do thứ hai, con số Nvidia công bố hôm thứ 4 vừa rồi vẫn chưa chiều lòng được những kỳ vọng quá lớn của các nhà đầu tư.
Chip xử lý Nvidia Blackwell gặp lỗi thiết kế, lỗi do cả Nvidia lẫn TSMC, hoãn ra mắt vài tháng
Thế hệ chip xử lý AI trên data center Blackwell của Nvidia đang gặp lỗi nghiêm trọng trong quá trình sản xuất thương mại số lượng lớn. Sự cố này sẽ ảnh hưởng tới doanh thu và doanh số sản phẩm bán ra thị trường trong quý III và quý IV năm nay của…
tinhte.vn
Nhưng ở khía cạnh ngược lại, những con số doanh thu và lợi nhuận của Nvidia mô tả rõ ràng thực trạng tập đoàn này đang thống trị thị trường chip xử lý AI, kể cả khi các tập đoàn và startup khác đang có những nỗ lực cạnh tranh để giành thị phần với tập đoàn khổng lồ này.
Được như ngày hôm nay là nhờ việc, trước các tập đoàn chip khác nhiều năm trời, CEO Jensen Huang đã đặt cược vào canh bạc cho rằng chip bán dẫn GPU, vốn có cái tên như vậy nhờ chức năng xử lý đồ họa máy tính ở thời điểm ấy, sẽ cho phép những hệ thống vận hành trí tuệ nhân tạo tăng hiệu năng lên rất nhiều lần. Vậy là kiến trúc CUDA cùng những kiến trúc chip xử lý với các nhân CUDA ra đời.
Hệ quả là, trên thị trường chip xử lý AI máy chủ, Nvidia đang chiếm hơn 90% thị phần. Họ bán chip kiến trúc Ampere, Hopper và sắp tới là Blackwell cho Meta, Microsoft, Google và cả Amazon, khi các tập đoàn này đổ tổng cộng hơn 50 tỷ USD xây dựng những data center phục vụ vận hành những chatbot hay tính năng AI tạo sinh như ChatGPT chẳng hạn.
Các nhà đầu tư cũng từ đó công nhận tầm nhìn và nỗ lực của Jensen Huang. Từng có thời điểm giá trị vốn hóa của Nvidia đạt ngưỡng 3 nghìn tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2023, biến nó trở thành một trong ba tập đoàn có giá trị vốn hóa cao nhất hành tinh, bên cạnh Apple và Microsoft. Nhưng ở thời điểm hiện tại, khi những ngờ vực về công nghệ AI và quá trình mở rộng quy mô cơ sở hạ tầng phục vụ AI đang hình thành, từ đó khiến giá cổ phiếu Nvidia trở nên khó dự đoán hơn bất kỳ tập đoàn công nghệ nào khác.
Có một điều chắc chắn, tốc độ Nvidia đặt hàng TSMC gia công những chip GPU máy chủ do họ thiết kế không thể nào kịp nhu cầu và các đơn đặt hàng của các đối tác. Thực tế cán cân cung cầu như thế này cũng khiến chính bản thân các nhà quản lý thị trường nhiều quốc gia bày tỏ lo ngại rằng, Nvidia đang nắm giữ vị thế độc quyền, với khả năng thao túng thị trường và điều khiển được cách họ cung cấp chip xử lý cho các khách hàng. Từ bộ tư pháp Mỹ cho tới liên minh châu Âu, cơ quan chống độc quyền Anh Quốc cho tới Trung Quốc đều đang mở cuộc điều tra chiến lược kinh doanh của Nvidia.
Cùng lúc, Nvidia cũng phải tìm cách xoa dịu những lo ngại từ chính phủ Mỹ, cho rằng chip xử lý họ tạo ra đang giúp ích cho những nỗ lực nghiên cứu AI của Trung Quốc.
Quảng cáo
Hai năm trước, bộ thương mại Mỹ bắt đầu ban hành những quy định cấm vận để ngăn chặn việc các tập đoàn Mỹ bán những sản phẩm chip xử lý máy chủ cao cấp nhất của họ sang Trung Quốc. Nvidia đối mặt với lệnh cấm này bằng việc tạo ra những phiên bản với sức mạnh xử lý và băng thông bộ nhớ thấp hơn dành riêng cho thị trường Trung Quốc. Giờ đến Huawei cũng đã có những con chip xử lý AI trang bị trong máy chủ phục vụ nhu cầu nội địa, với hiệu năng đủ để cạnh tranh với những gì H20 hay A800 có thể làm được.
Cùng lúc, cạnh tranh từ những tập đoàn Mỹ khác cũng đang hiện hữu. Từ AMD, Intel cho tới những startup nhỏ như Cerebras đều đang có kế hoạch cho ra mắt những sản phẩm với hiệu năng trên chi phí hấp dẫn trong mắt các tập đoàn công nghệ. Microsoft, Amazon và Google thậm chí còn tự thiết kế chip để phục vụ cho nhu cầu của riêng họ, từ đó giảm phụ thuộc vào Nvidia.
Timothy Arcuri, nhà phân tích thị trường bán dẫn của ngân hàng đầu tư UBS cho rằng: “Cứ mỗi quý trôi qua, ai cũng sẽ đưa ra câu hỏi, liệu cơn sốt và cuộc chạy đua đổ hàng tỷ USD đầu tư xây dựng data center và mua chip bán dẫn sẽ kéo dài tới bao giờ. Những tranh luận không liên quan tới việc số liệu kết quả kinh doanh ấn tượng, mà là tàm nhìn dài hạn, rằng đến khi nào doanh số sẽ bắt đầu giảm so với cùng kỳ. Tôi nghĩ rằng tình hình sẽ còn tiếp diễn như hiện nay trong một khoảng thời gian tới.”
Nói cách khác, câu hỏi lớn nhất hiện giờ là nhu cầu chip Nvidia phục vụ xử lý máy chủ AI sẽ còn bùng nổ đến khi nào, và tình trạng cầu vượt quá cung sẽ diễn ra tới lúc nào. Hồi tháng 5, CEO Jensen Huang đã thừa nhận rằng cho tới tận năm 2025, họ vẫn chưa thể đảm bảo nguồn cung chip xử lý phục vụ cho tất cả mọi đơn hàng.
Đầu tháng 8 vừa rồi, tiếp tục có thông tin không chính thức nói rằng Nvidia sẽ phải trì hoãn ra mắt thế hệ chip xử lý mới nhất của họ, GB200 Blackwell vì lỗi thiết kế. Khi ấy, Nvidia chỉ đưa ra thông báo chính thức rằng quá trình sản xuất chip xử lý thế hệ mới này dự kiến vẫn kịp ra mắt vào cuối năm nay. Nhưng tới lúc công bố báo cáo tài chính hôm thứ 4 vừa rồi, giám đốc tài chính Nvidia Colette Kress xác nhận Nvidia đang gặp vấn đề với Blackwell.
Quảng cáo
Cụ thể hơn, Nvidia đang có những thay đổi trong quá trình gia công con chip này để cải thiện sản lượng xuất xưởng. Cuối năm nay dự kiến Nvidia vẫn sẽ ra mắt và giao những con chip Blackwell tới khách hàng, nhưng “nhu cầu đang cao hơn rất nhiều so với nguồn cung.”
Theo The New York Times