@Mrhabuzz
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thảo luận về tình hình và kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động thời gian qua; quyết định chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình thời gian tới;
2. Hiệp thương dân chủ cử, cử bổ sung, thay thế hoặc cho thôi các chức danh Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Thường trực, Ủy viên
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
3. Xét, quyết định công nhận và cho thôi làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình;
4. Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
5. Hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp và tham gia công tác bầu cử theo quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;
6. Ra lời kêu gọi nhân dân địa phương hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với sự kiện quan trọng khi cần thiết;
7. Quyết định việc tổ chức Đại hội đại biểu cấp mình theo hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp.
Điều 24. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã
1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hiệp thương dân chủ cử, là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ đại hội, bao gồm:
a) Người đứng đầu của tổ chức thành viên cùng cấp; trong trường hợp đặc biệt tổ chức thành viên mới cử đại diện lãnh đạo;
b) Một số Trưởng ban Công tác Mặt trận;
c) Một số cá nhân tiêu biểu trong các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (nếu có) và các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
d) Một số cán bộ chuyên trách và không chuyên trách của Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa trước.
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, quy định tại Điều 23 Điều lệ này. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã còn có nhiệm vụ, quyền hạn: Quyết định thành lập Ban Công tác Mặt trận, công nhận Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; thảo luận và quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc do Ban Thường trực trình.
3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã họp thường kỳ ba tháng một lần, họp bất thường hoặc chuyên đề theo đề nghị của Ban Thường trực.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch chủ trì hội nghị. 1. Ban Công tác Mặt trận được thành lập ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố,khu phố,khối phố ... (gọi chung là khu dân cư) có nhiệm kỳlà 5 (năm) năm.
2. Cơ cấu của Ban Công tác Mặt trận bao gồm:
a) Một số Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã cư trú ở khu dân cư;
b) Đại diện chi ủy;
c) Người đứng đầu của chi hội Người cao tuổi, chi hội Cựu chiến binh, chi hội Nông dân, chi hội Phụ nữ, chi đoàn Thanh niên, chi hội Chữ Thập đỏ...;
d) Một số người tiêu biểu trong các tầng lớp nhân dân, trong các dân tộc, tôn giáo...
3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã ra quyết định thành lập Ban Công tác Mặt trận, trong đó có chức danh Trưởng ban, Phó ban.
4. Khi có sự thay đổi Trưởng ban, Phó ban hoặc thay đổi, bổ sung thành viên Ban công tác Mặt trận, thì Ban Công tác Mặt trận tiến hành hiệp thương cử bổ sung, thay thế báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã ra quyết định công nhận.
5. Ban Công tác Mặt trận có chức năng phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên; phối hợp với Trưởng thôn (làng, ấp, bản...), Tổ trưởng dân phố để thực hiện nhiệm vụ:
a) Trực tiếp tuyên truyền,vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân; chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp;
b) Thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân ở khu dân cư với cấp ủy Đảng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;
c) Động viên nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
d) Phối hợp thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở và hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư.
6. Ban Công tác Mặt trận họp thường kỳ mỗi tháng một lần, họp bất thường khi cần thiết. Trưởng ban Công tác Mặt trận triệu tập và chủ trì cuộc họp