Bão tấn công vào Đông Nam Á đang ngày càng mạnh hơn

MinhTriND
6/9/2016 3:3Phản hồi: 63
Bão tấn công vào Đông Nam Á đang ngày càng mạnh hơn
Trong vòng 40 năm qua, những cơn bão tấn công vào Đông và Đông Nam Á ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn - và có lẽ điều đó sẽ tiếp diễn, nhờ vào sự “hậu thuẫn” của biến đổi khí hậu. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc nước biển gần bờ ngày một trở nên ấm hơn, theo một nghiên cứu mới. Kết quả nghiên cứu vừa được công bố cho thấy biến đổi khí hậu có thể chính là thủ phạm chính, trong việc tạo ra những cơn bão siêu mạnh đánh vào miền đông Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản; đồng thời không ngừng mạnh lên trong tương lai. Nước biển dự kiến sẽ trở nên ấm áp hơn trong những năm tới, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi trong việc “tiếp sức” cho các cơn bão.

"Nếu bạn làm ấm nước ở ven biển, điều đó nghĩa là bão có thể nhận thêm một chút sức mạnh, ngay trước khi nó đổ bộ vào đất liền. Đó rõ ràng không phải là tin tốt", theo Kerry Emanuel, giáo sư về khí tượng học tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), người đã không tham gia vào nghiên cứu này. Tuy nhiên, ông cũng là người cung cấp một số dữ liệu cho các nhà thực hiện nghiên cứu.

Bão thường được hình thành ngoài đại dương ở các vùng nhiệt đới, với sức gió ít nhất lên đến 119 km/h. Khi đi vào đất liền, bão có thể trở thành kẻ giết người hàng loạt, phá hoại mọi thứ trên đường chúng đi qua. Cơn bão gần đây nhất có lẽ là Lionrock đổ bộ vào Nhật Bản tuần trước, gây thiệt hại nhiều đến cơ sở vật chất và giết chết ít nhất 9 người.

Nước biển ấm làm bão ngày càng mạnh hơn do nó được cung cấp nhiều nhiệt hơn, hay nói cách khác, bão sẽ có thêm nhiều năng lượng hơn. Để dễ hình dung, bạn cứ hãy tưởng tưởng lúc vừa bước ra khỏi phòng tắm, bạn cảm thấy lạnh vì nước từ da bốc hơi, đồng thời mang theo một lượng nhiệt. Nhiệt năng rời khỏi cơ thể của bạn nhưng không biến mất mà được bổ sung vào không khí. Điều tương tự cũng xảy ra với những cơn bão. "Nhiên liệu làm gia tăng sức mạnh của bão là lượng nhiệt lớn từ đại dương, đi vào không khí và gặp gió thổi mạnh trên bề mặt", Emanuel nói.

bão-tinhte-01.jpg

Tàn tích của một khu vực sau khi bão Haiyan quét qua vào năm 2015. Ảnh: Wikipedia

Các nhà nghiên cứu đã phân tích lại hai bộ dữ liệu khác nhau nhằm tính toán cường độ của các cơn bão nhiệt đới từ năm 1977 đến nay, bao gồm tài liệu từ Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC), lực lượng liên hợp của Hải quân và Không quân Mỹ; và Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA). Họ phát hiện ra rằng các cơn bão đã từng tấn công vào Đông Á và Đông Nam Á có sức mạnh tăng đến 12-14%. Bên cạnh đó, nhóm các nhà khoa học cũng nhận thấy số lượng bão cấp 4 và 5 (theo thang bão Saffir-Simpson) - thường có tốc độ gió từ 209 km/h đến 252 km/h hoặc cao hơn - đã tăng lên từ không quá 5 cơn vào cuối năm 1970 cho đến 7 cơn bão/năm như hiện nay.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu xem nhiệt độ nước biển ở phía tây bắc Thái Bình Dương đã thay đổi như thế nào từ giữa năm 1977 đến 2013. Kết quả cho thấy vùng nước ở các đại dương nằm ngoài khơi Đông và Đông Nam Á, nơi bão đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đã trở nên ấm áp hơn rất nhiều. Ngược lại, ở các vùng đại dương xa hơn, nhiệt độ nước không tăng nhiều và do đó, cường độ của các cơn bão không có thay đổi nào đáng kể. Điều đó cho thấy những cơn bão ngày càng mạnh hơn là do các vùng biển ấm, nơi cung cấp năng lượng cho các cơn bão nhiệt đới.

Thay vì tập trung vào xu hướng toàn cầu, trọng tâm của nghiên cứu là tìm hiểu về các cơn bão sẽ đổ bộ vào những khu vực đông dân cư, thường gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng. Mặc dù vậy, đề tài nghiên cứu này vẫn chưa thể đưa ra lý do chính xác vì sao bão ngày càng mạnh lên, là vì biến đổi khí hậu do con người gây ra, hay đó chỉ là một xu hướng tự nhiên xảy ra trên hành tinh của chúng ta? Với lượng dữ liệu ít ỏi trong vòng 40 năm trở lại đây, có lẽ chúng ta vẫn chưa thể kết luận được điều gì.

Bão-Goni-Atsani-tinhte.jpg
Goni và Atsani - 2 cơn bão giống hệt nhau từng tấn công vào Đông Á năm 2015. Ảnh: pbs

Trước năm 1977, JMA đã không cung cấp phép đo gió bão, theo Wei Mei, trợ giảng tại Đại học Bắc Carolina (Mỹ), và là người dẫn đầu của nghiên cứu. Ông Mei còn cho biết vào những năm 1970, không có nhiều vệ tinh để thực hiện điều này. Một số nhà nghiên cứu cũng cho rằng dữ liệu về bão được cung cấp bởi JTWC và JMA không giống nhau. JMA tính toán gió bão trung bình trong 10 phút, trong khi JTWC chỉ tính nó trong 1 phút. Các nhà nghiên cứu đã phải điều chỉnh dữ liệu của JMA nhằm bù đắp cho sự khác biệt này, và tất nhiên là sẽ dẫn đến sai sót. "Có một số chỗ không chắc chắn trong kết quả", Christina Patricola, nhà khoa học khí quyển tại Đại học Texas A&M Univeristy, cho biết.

Tuy nhiên, Emanuel - giáo sư khí tượng học tại MIT, cho rằng tác giả nghiên cứu đã làm rất tốt trong việc kiểm tra chéo dữ liệu giữa JTWC và JMA với các nguồn khác, chẳng hạn như sử dụng vệ tinh đo lường và các mô hình của riêng họ. Dù chưa có đáp án chính xác cho câu hỏi vì sao bão ngày càng mạnh lên, nghiên cứu cho thấy nước biển ngoài khơi của khu vực Đông và Đông Nam Á vẫn cứ tiếp tục ấm dần. Đó là điều kiện để tiếp thêm sức mạnh cho các cơn bão, khiến cho sức tàn phá của chúng ngày càng dữ dội hơn trong tương lai. "Bão có thể gây ra thiệt hại rất nghiêm trọng trong xã hội loài người", Mei nhận định. "Một yếu tố quan trọng trong việc xác định thiệt hại là cường độ và kích thước của cơn bão".

Nguồn: The Verge
63 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

có lẽ nên chủ động xâm chiếm lào vs campuchia để di dân tránh bão thôi 😁
Khanh Rô
ĐẠI BÀNG
8 năm
@vhtn8381 Xây dựng hình tượng đưa khuyến khích thanh thiếu niên tham gia như vậy cũng tốt mà bạn, đốt kho xăng thì do đặc công bộ đội làm đưa ra 1 nhân vật tiêu biểu thôi, giống như dùng tên lửa bắn rớt máy bay xong đưa tin bà già bắn rớt đó.
vhtn8381
TÍCH CỰC
8 năm
@Khanh Rô Bạn nghĩ sao cũng dc,người khác nghĩ gì cũng dc. có điều mình nghĩ khác... 😃
@Khanh Rô Mình thì ko thích bẻ cong lịch sử cho lắm. Lịch sử ko chỉ là 1 hình tượng. Nó là bài học. Nếu giới trẻ ko học được những bài học của ông cha thì làm sao họ có thể trưởng thành?
amio1st
TÍCH CỰC
8 năm
@tinhnghiagiangho Sai chúng ta đang viết. Có ai hiểu ĐNA với Châu Á ko vậy nhỉ =)). Chắc sắp sửa đóng thuyền Noah rui. Hãy nhu Clamp x1999 chúng a format lại hành tinh xanh hay sửa chữa sai lầm đó.
quét sạch đông nam á luôn đi bão
@nguyendrum TQ thuộc liên minh ASEAN hả ??:eek:
@dichoinha1 Tôi hỉu, ý tôi là quét luôn cho sạch!
@nguyendrum Chac bác giỏi địa lý lắm. TQ làm quái gì ĐNA.
tranvantui
ĐẠI BÀNG
8 năm
@nguyendrum Trung Quốc nó nằm ở Đông Nam Á hả bạn ^^
Nhìn 2 cơn bão Goni vs Atsani thấy giống con gì đang bị thôi miên nhỉ
đính chính lại hình ảnh có tựa đề bão haiyan xuất hiện năm 2013 chứ không phải 2015
Nhè nhẹ như bão số 1 nó đã hốt cơ số thứ. .
Sức mạnh của bão tỷ lệ thuận với việc tàn phá rừng, mà ở ĐNA thì tốc độ tàn phá lẹ nhất TG rồi. Ở ĐNA thì cứ có bão thì chống thôi dù nó mạnh hay yếu, còn phá rừng thì phải phá để có cái bỏ vào mồm đã !!!
@khunghoang kinhte 2008 Nói về phá rừng thì phải nói tới con người lừng lẫy là Bầu Đức với mẹ của thằng cường 😃
kungfu9
CAO CẤP
8 năm
rồi đây con cháu chúng ta phải sống sao đây😔
Nhiều lúc thực sự thấy câu nói trong phim Kingsman có ý đúng: con người như 1 loại virus vậy, còn Trái Đất là vật chủ, khi vật chủ bị virus tấn công cơ thể sẽ bị sốt để tiêu diệt virus cho đến khi virus chết hoặc vật chủ chết. Cả 2 trường hợp virus đều chết.
ngole88
TÍCH CỰC
8 năm
@TranHung.greenhouse Virus có thể lây sang vật chủ khác bạn à. Nên bây giờ con người đang tìm "Trái đất mới" đó.
kuluoj
TÍCH CỰC
8 năm
@TranHung.greenhouse Mới định nói.
ba tau
ĐẠI BÀNG
8 năm
Mình sống ở Đà Nẵng, nghe dự báo thời tiết báo bảo sắp đổ bộ, cấp gió giật 12, lúc đó thật sự hiểu cảm giác mà mọi người thường hay nói " Đái không ra nước" hix hix!!!
khoavipvip
ĐẠI BÀNG
8 năm
@ba tau Ý bác là đái mà nước bay đi mất ngay trước mắt lun ấy ak :eek:
Quét hết mấy cái đảo cho bớt hại não 😃
Đây là lời nói của bậc Thánh, bạn tin hay ko thì tùy (mấy nhà khoa học chắc chắn ko tin rồi, 1 phần chưa hiểu hoặc chưa nguyên cứu ra). Do sát khí, oán khí, tử khí, ...là dạng từ trường bất thiện tác động. Muốn giải thích tại sao nhưng ngại có cảnh tranh cãi nên ai hiểu dc nhiêu thì hiểu, ai ko hiểu 1 bỏ qua, 2 kết bạn a e đàm đạo ^^
Hỏi xoáy đáp xoay: Đố các chế biết giờ đảo Ba Bình do ai quản lý?
Chết tôi rồi, những cơn bão lớn rất có thể sẽ làm lộ ra những công trình mà mình đã ăn bớt nguyên vật liệu.
huydancmit
TÍCH CỰC
8 năm
Bản chất nơi đây vốn có bão dữ dội hàng ngàn năm nay rồi. Từ dưới lòng biển sâu cho tới trời cao vẫn vẫn lăm le gây bão.
bão to thế mà không đánh sập nổi mấy cái đạo nhân tạo TQ xây ta.😁:D
Hệ quả của biến đổi khí hậu !
Đời cha ăn mặn thì đời con khát nước
vuongvu19
ĐẠI BÀNG
8 năm
"Nếu bạn làm ấm nước ở ven biển, điều đó nghĩa là bão có thể nhận thêm một chút sức mạnh, ngay trước khi nó đổ bộ vào đất liền. Đó rõ ràng không phải là tin tốt"
Ui thui chít rùi,hôm nọ e đi biển e có xè 1 bãi nho nhỏ ngay ven biển,thẩm nào bão mạnh như thế cũng phải😁
mình nhớ là bão Haiyan là năm 2013 chứ nhỉ o_O nhà mình bị tàn phá khá nặng nề nên nhớ rất rõ

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019