Bật mí cách vượt qua tình trạng phân sống ở trẻ sơ sinh

minhphuong9201
23/2/2021 8:42Phản hồi: 0
Bật mí cách vượt qua tình trạng phân sống ở trẻ sơ sinh
Phân nhầy, lợn cợn hạt, có mùi chua… là những dấu hiệu điển hình khi trẻ đi ngoài phân sống. Đặc biệt, phân sống ở trẻ sơ sinh thường tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng. Trẻ đi ngoài phân sống cần được xử trí sớm và đúng cách. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu giải pháp cải thiện tình trạng này.

1. Cách nhận biết đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh với hệ tiêu hóa non nớt, thường xuyên gặp các tình trạng rối loạn tiêu hóa khác nhau. Bằng cách quan sát hình thái phân, màu sắc, cấu trúc phân, mẹ có thể dễ dàng phát hiện sự thay đổi này.

1.1. Phân sống ở trẻ sơ sinh là gì?

Phân sống ở trẻ sơ sinh là tình trạng thức ăn không được tiêu hóa triệt để với các biểu hiện:
  • Chất cặn bã, chất xơ đào thải trực tiếp ra ngoài theo phân.
  • Giảm khả năng hấp thụ đường, đạm, chất béo, …
  • Phân trẻ có nhiều hạt lợn cợn, nhiều nhầy, đôi khi cả những sợi thức ăn, rau củ còn nguyên hình thái.
Phân sống tuy không gây nguy hiểm khẩn cấp đến sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ, nhưng đây là vấn đề rối loạn cần được xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài do giảm hấp thu dưỡng chất.

1.2. Hình ảnh phân sống ở trẻ sơ sinh


Khi trẻ đi ngoài phân sống, phân của trẻ có một số biểu hiện rất đặc trưng:
  • Phân có nhiều nhầy
  • Lợn cợn các hạt trắng, xám (chính là thức ăn chưa được tiêu hóa triệt để).
  • Phân mùi hơi chua chua, đôi khi có nhầy, sủi bọt: do thức ăn chưa tiêu hóa bị lên men bởi vi khuẩn yếm khí.
  • Trẻ đầy chướng bụng, ậm ạch
  • Trẻ bị phân sống kéo dài có thể tổn thương niêm mạc vùng hậu môn, phân có dính chút máu tươi
Về màu sắc, mẹ có thể quan sát thấy màu phân khác lạ hơn so với mọi ngày. Phân chuyển sậm màu hơn, hoặc đôi lúc có màu xanh nhẹ.

2. Vì sao phân sống ở trẻ sơ sinh thường dai dẳng – khó dứt điểm?

Phân sống ở trẻ sơ sinh dễ tái đi tái lại do các nguyên nhân sau:

Loạn khuẩn ruột, trẻ đi ngoài phân sống tái đi tái lại

Hệ khuẩn chí tại đại tràng quyết định phần lớn đến hình thái phân của trẻ. Khi hệ vi sinh mất cân bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn phát triển. Hại khuẩn gây rối loạn hoạt động chức năng hệ tiêu hóa. Vòng xoắn này cứ tiếp diễn, gây tái phát đi ngoài phân sống ở trẻ.
  • Vi khuẩn gây bệnh tại đại tràng lên men yếm khí thức ăn khó tiêu tạo nhiều khí hơi.
  • Trẻ có biểu hiện đầy chướng bụng, ấm ách, khó tiêu.
  • Lâu ngày, trẻ dễ thiếu chất, còi cọc và chậm lớn.
  • Thậm chí, để kéo dài, trẻ có thể suy dinh dưỡng, tổn thương nghiêm trọng cấu trúc chức năng của đại tràng
  • Bệnh lý chuyển sang mạn tính.
Nếu không được bổ sung lợi khuẩn sớm, đi ngoài phân sống ở trẻ sẽ tái phát nhiều lần.

Đi ngoài phân sống do thiếu hụt enzym tiêu hóa

Bên cạnh đó, nguyên nhân bé đi ngoài phân sống còn do thiếu enzym phân cắt thức ăn
  • Lactase: Trẻ thiếu lactase phân thường có mùi chua. Trẻ không thể hấp thụ được đường lactose trong sữa
  • Protease: Thiếu protease phân trẻ thường có mùi thối, khẳm, đầy hơi. Trẻ không thể hấp thụ được đạm trong sữa, thức ăn
  • Lipase: Thiếu Lipase phân trẻ có nhiều hạt mỡ, nhầy. Trẻ không hấp thụ được chất béo trong thức ăn
Loạn khuẩn ruột ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiết các enzym tiêu hóa cần thiết cho cơ thể.
Khi trẻ đi ngoài phân sống, phân trẻ có nhiều nhầy được tống ra từ lòng ống tiêu hóa. Thiếu chất nhầy trong ống tiêu hóa, khả năng hấp thu độc tố giảm. Niêm mạc ruột càng dễ bị kích thích và tổn thương. Tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh cứ như vậy tái đi tái lại nhiều lần.

3. Cải thiện dứt điểm phân sống ở trẻ sơ sinh nhờ lợi khuẩn

Như vậy, loạn khuẩn ruột chính là nguyên nhân then chốt dẫn đến đi ngoài phân sống kéo dài. Trong trường hợp này, trẻ cần nhanh chóng thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh. Bổ sung lợi khuẩn sống tại đại tràng là giải pháp an toàn, hiệu quả đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

3.1. Bổ sung đúng chủng lợi khuẩn cho trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống

Như đã đề cập ở trên, đi ngoài phân sống là biểu hiện rối loạn hoạt động chức năng tại vùng đại tràng. Khi bổ sung lơi khuẩn, mẹ cần chọn đúng loại men vi sinh có vị trí hoạt động tại đại tràng. Bổ sung đúng chủng lợi khuẩn, đi ngoài phân sống ở trẻ sẽ được giải quyết.
Với một đứa trẻ, sau khi được sinh ra, hệ khuẩn chí bắt đầu được hình thành. Trong đó, có một loại lợi khuẩn dành riêng cho trẻ sơ sinh – Bifidobacterium. Bởi lẽ Bifidobacterium chiếm tới 90% tổng lợi khuẩn đường ruột của một em bé. Bifidobacterium chính là thủ lĩnh đứng đầu, quyết định trật tự và khả năng hỗ trợ tiêu hóa tại đại tràng của trẻ nhỏ.

3.2. Lợi khuẩn Imiale – Gắn đích tại đại tràng: hỗ trợ cải thiện tình trạng phân sống ở trẻ sơ sinh


Imiale là sản phẩm chứa lợi khuẩn Bifidobacterium được phân lập tới chủng BB-12Khi bổ sung 1 tỷ chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB12 mỗi ngày, Imiale cải thiện tình trạng phân sống nhờ 4 cơ chế hiệp đồng:
  • Tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột: cạnh tranh dinh dưỡng, ức chế và loại trừ vi khuẩn gây bệnh tại đường ruột.
  • Bảo vệ niêm mạc ruột. Ngăn chặn sự xâm nhập của các độc tố và mầm bệnh nguy hại.
  • Hỗ trợ tiêu hóa. hỗ trợ, tiết nhiều enzym phân cắt triệt để thức ăn tồn đọng tại đại tràng
  • Điều hòa nhu động ruột tại đại tràng. Điều hòa hoạt động co bóp, tổng đẩy phân sinh lý
Tham khảo nguồn: Imiale - Tăng cường miễn dịch & cân bằng hệ vi sinh
Xem thêm: Bật mí cách vượt qua tình trạng phân sống ở trẻ sơ sinh (imiale.com)
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019