Máy bay có phi hành đoàn đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến tranh kể từ những ngày đầu của ngành hàng không. Chiếc phi cơ lần đầu tiên được triển khai để chiến đấu trên miền Bắc nước Pháp trong Thế chiến thứ nhất chỉ sau hơn 10 năm kể từ khi Anh em nhà Wright làm nên lịch sử với chuyến bay đầu tiên ở Kitty Hawk, Bắc Carolina. Trong khi quá trình phát triển của việc bay lượn đang diễn ra nhanh chóng, thì hoạt động không chiến có thể đã bắt nguồn từ thời xa xưa, chẳng hạn những con diều chở theo các chiến binh ở Trung Quốc cổ đại, và những quả bóng bay nhẹ hơn không khí kể từ đó đã được sử dụng cho các mục đích trinh sát. Tuy nhiên, sự phát triển của động cơ đốt trong và vũ khí hiện đại trong thế kỷ 20 đã báo trước một kỷ nguyên chiến đấu mới, kỷ nguyên chưa từng thấy trước đây.
Chiến tranh trên không hiện đại đã thay đổi đáng kể từ khi những con át chủ bài không chiến của Thế chiến thứ nhất, với việc ném bom chiến lược, không kích và chiến tranh bằng máy bay không người lái đóng vai trò thống trị hơn trong chiến đấu không đối không. Tuy nhiên, về mặt lịch sử các trận không chiến đã đóng vai trò then chốt trong nhiều cuộc xung đột, bao gồm cả Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam, Chiến tranh vùng Vịnh và gần đây hơn là trên bầu trời Nam Á và Trung Đông. Có thể kết luận rằng không chiến là nhân tố quan trọng hơn bao giờ hết để giành chiến thắng trong Thế chiến thứ hai, khi nó là công cụ bắt đầu và kết thúc cuộc chiến ở Mặt trận Thái Bình Dương và bảo vệ bầu trời trên khắp châu Âu.
Các trận không chiến tiếp tục ảnh hưởng đến kết cục của nhiều cuộc xung đột lớn, và có một số trận được nhớ đến như những khoảnh khắc quyết định trong lịch sử. Những cuộc đụng độ này đóng một vai trò quan trọng trong kết quả của các cuộc chiến tương ứng với chúng, nhiều cuộc trong số đó đã gây ra thiệt hại đáng kể về nhân mạng và sự tàn phá nặng nề trong việc đạt được mục tiêu của chúng. Bảy trận chiến sau đây không chỉ chứng tỏ tầm quan trọng của sức mạnh không quân mà còn có những hệ quả sâu rộng về mặt chiến lược và địa chính trị. Chúng đóng vai trò là những cột mốc quan trọng trong lịch sử quân sự và định hình nên cách tổ chức và sử dụng các lực lượng không quân hiện đại.
Có rất ít trận chiến đóng một vai trò then chốt trong kết quả chung cuộc của Thế chiến thứ hai như là Trận không chiến của nước Anh. Mặc dù phần lớn kết cục của Thế chiến đã được tạo nên từ sự thống trị của phe Đồng minh sau cuộc đổ bộ D-Day và chiến thắng ở Mặt trận phía Đông, nhưng đã có những năm tháng mà tương lai của châu Âu bị treo trong thế ngàn cân treo sợi tóc. Nước Anh phải chịu một thất bại lớn vào mùa hè năm 1940 sau khi phải rút khỏi miền bắc Pháp trong cuộc di tản Dunkirk khét tiếng; nhuệ khí xuống thấp, và một cuộc xâm lược của Đức vào đảo quốc này ngày càng có nhiều khả năng xảy ra sau khi Pháp chấp nhận bị đánh bại. Hitler bắt đầu thực hiện kế hoạch của mình vào cuối năm đó, ông ta chọn cách tấn công từ trên không trước tiên vì quân Đức chưa chuẩn bị cho một cuộc xâm lược trên bộ.
Một chiếc máy bay ném bom Luftwaffe Heinkel He 111 của Đức đang bay qua quận Wapping và bán đảo Isle of Dogs (doi đất lớn trên góc phải) ở khu cực Đông của London khi bắt đầu cuộc không kích buổi tối của chiếc Luftwaffe ngày 7 tháng 9 năm 1940. Ảnh: Battle of Britain.
Chiến tranh trên không hiện đại đã thay đổi đáng kể từ khi những con át chủ bài không chiến của Thế chiến thứ nhất, với việc ném bom chiến lược, không kích và chiến tranh bằng máy bay không người lái đóng vai trò thống trị hơn trong chiến đấu không đối không. Tuy nhiên, về mặt lịch sử các trận không chiến đã đóng vai trò then chốt trong nhiều cuộc xung đột, bao gồm cả Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam, Chiến tranh vùng Vịnh và gần đây hơn là trên bầu trời Nam Á và Trung Đông. Có thể kết luận rằng không chiến là nhân tố quan trọng hơn bao giờ hết để giành chiến thắng trong Thế chiến thứ hai, khi nó là công cụ bắt đầu và kết thúc cuộc chiến ở Mặt trận Thái Bình Dương và bảo vệ bầu trời trên khắp châu Âu.
Các trận không chiến tiếp tục ảnh hưởng đến kết cục của nhiều cuộc xung đột lớn, và có một số trận được nhớ đến như những khoảnh khắc quyết định trong lịch sử. Những cuộc đụng độ này đóng một vai trò quan trọng trong kết quả của các cuộc chiến tương ứng với chúng, nhiều cuộc trong số đó đã gây ra thiệt hại đáng kể về nhân mạng và sự tàn phá nặng nề trong việc đạt được mục tiêu của chúng. Bảy trận chiến sau đây không chỉ chứng tỏ tầm quan trọng của sức mạnh không quân mà còn có những hệ quả sâu rộng về mặt chiến lược và địa chính trị. Chúng đóng vai trò là những cột mốc quan trọng trong lịch sử quân sự và định hình nên cách tổ chức và sử dụng các lực lượng không quân hiện đại.
Trận không chiến ở Anh quốc (tháng 7-10/1940)

Có rất ít trận chiến đóng một vai trò then chốt trong kết quả chung cuộc của Thế chiến thứ hai như là Trận không chiến của nước Anh. Mặc dù phần lớn kết cục của Thế chiến đã được tạo nên từ sự thống trị của phe Đồng minh sau cuộc đổ bộ D-Day và chiến thắng ở Mặt trận phía Đông, nhưng đã có những năm tháng mà tương lai của châu Âu bị treo trong thế ngàn cân treo sợi tóc. Nước Anh phải chịu một thất bại lớn vào mùa hè năm 1940 sau khi phải rút khỏi miền bắc Pháp trong cuộc di tản Dunkirk khét tiếng; nhuệ khí xuống thấp, và một cuộc xâm lược của Đức vào đảo quốc này ngày càng có nhiều khả năng xảy ra sau khi Pháp chấp nhận bị đánh bại. Hitler bắt đầu thực hiện kế hoạch của mình vào cuối năm đó, ông ta chọn cách tấn công từ trên không trước tiên vì quân Đức chưa chuẩn bị cho một cuộc xâm lược trên bộ.

Một chiếc máy bay ném bom Luftwaffe Heinkel He 111 của Đức đang bay qua quận Wapping và bán đảo Isle of Dogs (doi đất lớn trên góc phải) ở khu cực Đông của London khi bắt đầu cuộc không kích buổi tối của chiếc Luftwaffe ngày 7 tháng 9 năm 1940. Ảnh: Battle of Britain.
Vào tháng 7 năm 1940, Nguyên soái không quân Hermann Goring đảm nhận trách nhiệm xuyên thủng sự kiên định của người Anh bằng cách sử dụng chiếc chiến đấu cơ Luftwaffe đáng sợ của mình để phá vỡ Lực lượng Không quân Hoàng gia và Hải quân Hoàng gia, bắt đầu bằng chiến dịch ném bom chiến lược vào các nhà máy, bến cảng và trung tâm thông tin liên lạc. Người Anh đáp trả bằng cách chia Bộ Tư lệnh Tiêm kích (Fighter Command) của họ thành 4 sư đoàn, sử dụng các chiến đấu cơ Hawker Hurricane và Supermarine Spitfire. Chúng được đem đi đọ sức với các máy bay ném bom hạng nhẹ Junkers 88 và Heinkel He 111 của Đức, mà hai loại này được hỗ trợ bởi chiến đấu cơ Messerschmitt Me 109. Trận không chiến Anh quốc đã chính thức diễn ra.

Mái vòm của Nhà thờ St. Paul ở Luân Đôn, có thể được nhìn thấy qua làn khói do bom lửa của Đức tạo ra, chụp ngày 29 tháng 12 năm 1940. Ảnh: Britannica.
May mắn thay cho quân Đồng minh, các chiến đấu cơ của Anh đã tỏ ra là những cỗ máy vượt trội so với chiến đấu cơ của Đức. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt và quân Đồng minh đã ở tình thế gần như bị đánh bại khi họ giành lại ưu thế trên không và đẩy lùi mối đe dọa của Đức Quốc xã khỏi bờ biển của mình. Cuộc kháng chiến thành công của Không lực Hoàng gia đã ngăn chặn được cuộc xâm lược của Đức và đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc chiến. Từ tháng 9/1940 đến tháng 5/1941 Hitler đáp trả bằng cuộc ném bom Blitzkrieg, hay “chiến tranh chớp nhoáng” trên khắp Luân Đôn và các thành phố chiến lược của Anh, sau khi quân Đồng minh ném bom tàn phá Berlin và cuộc chiến không đối không nhường chỗ cho chiến tranh tâm lý nhắm trực tiếp vào dân thường.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/09/8123000_rNs5Uas.png)
Những người đàn ông đang tìm kiếm sách trong Thư viện Luân Đôn sau khi nơi đây bị máy bay Đức đánh bom. Bức ảnh đã trở thành biểu tượng nổi tiếng cho tinh thần điềm tĩnh của người Anh trong cơn lửa đạn. Ảnh: Imgur.
Trận Trân châu Cảng (ngày 7/12/1941)

Xác máy bay, có thể là của Nhật bị chìm dưới lòng biển gần Trân Châu Cảng.
Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng đã đi vào lịch sử với tư cách là cuộc tấn công bất ngờ khét tiếng đã lôi kéo Hoa Kỳ vào Thế chiến thứ hai ở Thái Bình Dương, theo sau đó không lâu là chiến trường châu Âu. Mặc dù tính chất bất thình lình của cuộc tấn công chắc chắn đã khiến Hoa Kỳ ngỡ ngàng và mất cảnh giác, nhưng thực sự nước này đã đoán trước sự đối địch từ Đế quốc Nhật Bản được một thời gian.

Một chiến hạm Mỹ bị đánh chìm trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Ảnh: Britannica.
Quảng cáo
Tình báo Hoa Kỳ đã giải mã được các mật mã thông tin tiết lộ ý định của Nhật là tạm dừng các cuộc đàm phán ngoại giao sau khi Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương (Việt Nam) buộc Tổng thống Franklin D. Roosevelt phải áp đặt các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu mỏ. Khi căng thẳng gia tăng giữa hai quốc gia, rõ ràng là một cuộc xung đột lớn là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, Hoa Kỳ hoàn toàn không chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào căn cứ hải quân của mình ở Trân Châu Cảng, thuộc quần đảo Hawaii, cách tâm điểm của chiến tranh 3,000 dặm.

Bức ảnh màu chụp các thủy thủ trong cuộc điều động thuyền máy giải cứu một người sống sót trên tàu USS West Virginia bị nạn ngay sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng, ngày 7 tháng 12/1941. Ảnh: Britannica.
Vào lúc 7 giờ 48 phút sáng giờ địa phương, Hải quân Đế quốc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng bằng nhiều máy bay và tàu biển. Chúng bao gồm máy bay ném bom ngang bằng, máy bay ném bom bổ nhào, máy bay phóng ngư lôi, tàu ngầm, nhiều tàu hỗ trợ lớn khác nhau và máy bay chiến đấu Mitsubishi Zero đến nay vẫn còn nổi tiếng, được vận chuyển bằng bốn tàu sân bay hạng nặng. Trong khoảng 90 phút, căn cứ bị tàn phá nặng nề khiến lực lượng quân đội Hoa Kỳ không có thời gian để phản ứng. Mười chín tàu chiến và 300 máy bay đã bị phá hủy trong cuộc tấn công và hơn 2,500 người đã thiệt mạng!

Cột khói khổng lồ của vụ nổ làm rung chuyển căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng, Hawaii, trong cuộc không kích bất ngờ của Nhật Bản ngày 7/12/1941. Ảnh: Britannica.
Trận St. Mihiel Salient (từ ngày 12-16/9/1918)

St. Mihiel Salient thuộc vùng Lo-ren ở Pháp là mảnh đất rộng lớn có hình gần giống một tam giác vuông do Đức chiếm đóng, nằm giữa các thị trấn Verdun và St. Mihiel ở Mặt trận phía Tây trong Thế chiến thứ nhất. Các lực lượng quân đội Pháp đã gặp khó khăn trong việc giành lại vùng đất, và điều cần thiết là phải vượt qua trở ngại chiến lược này nếu quân Đồng minh muốn chọc thủng và vượt thoát các tuyến phòng thủ của Đức. Trách nhiệm đặt lên vai người Mỹ và Đại tá Billy Mitchell, người bắt đầu tập hợp lực lượng không quân lớn nhất chưa từng có trước giờ để giải quyết vấn đề từ trên không.
Quảng cáo

Một chiếc xe tăng đang lao qua chiến hào và tiến về phía phòng tuyến của Đức gần Saint Michel. Ảnh: Battle of Saint-Mihiel.
Cuộc xung đột theo sau đó là một trong những trận chiến trên không quy mô lớn đầu tiên từng xảy ra và vẫn là một trong những trận chiến lớn nhất mọi thời đại. Đó là một chiến dịch lớn có sự tham gia của 1,476 máy bay Mỹ và Pháp, đọ sức với 500 máy bay Đức. Hoạt động hỗ trợ mặt đất được đảm trách bởi xe tăng dưới sự chỉ huy của huyền thoại George S. Patton, người sẽ tiếp tục trở lại chỉ huy Sư đoàn Thiết giáp số 2 trong Thế chiến thứ hai sau này.

Những hàng tù nhân Đức bị quân Hoa Kỳ bắt giữ trong ngày đầu tiên của cuộc tấn công vào khu cứ điểm St. Mihiel, họ đang đi dưới trời mưa nặng hạt về phía trại giam giữ được chuẩn bị sẵn cho họ tại Ansauville, Pháp. Ảnh: Battle of Saint-Mihiel.
Trận không chiến trên St. Mihiel Salient là một trong những trường hợp đầu tiên trong đó sức mạnh không quân của Mỹ đóng một vai trò quan trọng trong một cuộc tấn công lớn trong Thế chiến thứ nhất, trận chiến đã thực hiện 390 cuộc xuất kích và thả 14,300 pound (khoảng gần 6,500 kg) bom đạn xuống cứ điểm chỉ trong ngày đầu tiên. Vào thời điểm trận chiến kết thúc, 2,469 cuộc xuất kích đã được tiến hành, khoảng 44 nghìn pound (20 nghìn kg) bom đạn được thả xuống và 145 trận không chiến đã được ghi nhận. Bất chấp hoạt động rộng khắp này, chỉ có 40 sinh mạng của quân Đồng minh thiệt mạng, trong đó 16 người bị bắt làm tù binh vào thời điểm quân Đồng minh tuyên bố chiến thắng.
Trận Midway (từ ngày 4-7/6/1942)
Trận Midway được coi là một trong những trận hải chiến mang tính quyết định nhất trong lịch sử. Mục tiêu chính của Hải quân Đế quốc Nhật Bản là tiêu diệt hạm đội hàng hải của Hoa Kỳ, lật đổ vị thế của nước này ở Mặt trận Thái Bình Dương, giúp Nhật Bản có được chỗ đứng vững chắc để tấn công Trân Châu Cảng thêm lần nữa và thống trị khu vực. Trận chiến diễn ra trên vòng cung đảo san hô Midway, một nhóm đảo được đặt tên rất hợp lý, vì chúng nằm gần như ở trung tâm của Thái Bình Dương.Trận chiến diễn ra vào ngày 4 tháng 6 năm 1942, chỉ vài tháng sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Lần này, nhờ thông tin tình báo bị giải mã, Hoa Kỳ đã chiếm thế thượng phong khi biết rằng một cuộc tấn công sắp xảy ra tại một địa điểm được mã hóa mà Nhật gọi là "AF". Khi Hoa Kỳ gửi một tin nhắn giả mạo về việc thiếu nước ngọt ở Midway, Nhật Bản đã chuyển tiếp thông tin này cùng với mật danh, nghĩa là họ đã xác nhận; do đó, quân Đồng minh biết rằng đây là nơi cuộc tấn công sẽ xảy ra.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/09/8123173_Douglas-TBD-1-torpedo-bombers-flight-Devastator-Battle.jpg)
Máy bay ném ngư lôi Douglas TBD-1 Devastator đang chuẩn bị bay trước Trận Midway. Ảnh: Britannica.
Đúng như Hoa Kỳ mong đợi, quân Nhật tấn công căn cứ Midway vào sáng sớm, trong khi họ không hề hay biết, các tàu sân bay Mỹ đã chờ sẵn ngoài khơi, chuẩn bị cho một cuộc tấn công toàn diện. Ngay khi người Nhật quay lại sau khi tiếp nhiên liệu, người Mỹ đã để cho bản thân phát huy toàn bộ sức mạnh của mình, tung ra từng đợt máy bay ném ngư lôi và máy bay ném bom bổ nhào để tiêu diệt 4 tàu sân bay lớn của Nhật Bản.

Máy bay ném bom bổ nhào Douglas SBD-3 "Dauntless" của Hải quân Hoa Kỳ từ tàu sân bay USS Hornet đang tiếp cận tàu tuần dương hạng nặng Mikuma đang bốc cháy của Nhật Bản để thực hiện đợt tấn công thứ ba vào nó trong Trận Midway, ngày 6 tháng 6 năm 1942. Mikuma trước đó đã bị trúng đạn từ Hornet và USS Enterprise, khiến nó bị hư hại nặng. Ảnh: Battle of Midway.
Sau hai ngày tấn công, máy bay dựa vào sân bay Mỹ đã đánh bại Hạm đội Đế quốc Nhật Bản, làm tê liệt khả năng tấn công của lực lượng này ở Thái Bình Dương và chuyển cán cân quyền lực theo hướng có lợi cho phía Đồng minh. Tình thế cuối cùng đã đảo ngược ngoạn mục khi Hoa Kỳ dần dần siết chặt vòng vây, chiến đấu từ hòn đảo này sang hòn đảo khác trong chiến dịch Thái Bình Dương tàn khốc.
Chiến dịch Bão táp Sa mạc (từ ngày 17/1 đến 28/2/1991)

Chiến tranh vùng Vịnh đã bắt đầu bùng nổ toàn diện vào giữa tháng 1 năm 1991 khi cuộc chiến mang tên Chiến dịch Bão táp Sa mạc bắt đầu. Vào tháng 8 năm 1990, sau khi Saddam Hussein xâm lược nước láng giềng Kuwait, 42 quốc gia do Hoa Kỳ lãnh đạo đã tham gia vào một liên minh mang tên Chiến dịch Lá chắn Sa mạc. Các đồng minh ban đầu xây dựng sự hiện diện mạnh mẽ ở Ả Rập Saudi để bảo vệ biên giới của nước này khỏi Iraq trước khi cuộc xung đột chấm dứt, và một cuộc tấn công kết hợp trên không và trên bộ là giải pháp đã được các bên thống nhất thực hiện.

Khói từ các giếng dầu đang cháy làm đen kịt bầu trời trên cảng Al-Shuʿaybah của Kuwait trong Chiến tranh vùng Vịnh, tháng 2 năm 1991. Ảnh: Britannica.
Là cuộc chiến kế nhiệm của Chiến dịch Lá chắn Sa mạc (tháng 8/1990-1/1991), Chiến dịch Bão táp Sa mạc, bắt đầu bằng một cuộc không kích phối hợp mà nó đã làm rung chuyển các nền tảng phòng thủ của Saddam. Chín máy bay trực thăng Apache đáp xuống Baghdad, phóng 27 tên lửa Hellfire để đánh sập các trung tâm liên lạc chính của Iraq, tức khắc theo sau là 100 quả rocket Hydra-70 để phá hủy súng pháo phòng không của nước này. Việc này đã tạo ra được một làn sóng chiến đấu cơ của Hoa Kỳ và liên minh có quyền tự do di chuyển vào và tiêu diệt các tuyến đường tiếp tế và tuyến phòng thủ của Iraq, khi một loạt tên lửa hành trình được triển khai và máy bay ném bom B52 tấn công thủ đô Baghdad.

Một chiếc "máy bay chiến đấu tàng hình" F-117A Nighthawk đang cất cánh trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc, ngày 10/2/1991. Ảnh: Britannica.
Cuộc tấn công tàn khốc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến dân thường ở Baghdad, những người sau đó trở thành mục tiêu của một chiến dịch thả tờ rơi được thiết kế nhằm lôi kéo quần chúng theo hướng có lợi cho quân đồng minh. Về vấn đề này, đó là một trận chiến diễn ra trên hai mặt trận, cả về quân sự và về mặt cá nhân.

Bản đồ cuộc chiến Vùng vịnh Ba Tư, với chiến dịch Bão táp Sa mạc là trọng điểm của cuộc chiến. Các mỏ dầu chính đều tập trung quanh một đường chéo theo hướng tây bắc-đông nam với đỉnh là tỉnh Al Hasakah của Syria và đuôi là Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất, trong đó Kuwait là tâm điểm của đường chéo này. Ảnh: Britannica.
Chiến dịch không kích này của cuộc chiến vùng Vịnh đã cho thấy tính hiệu quả của các loại vũ khí dẫn đường chính xác hiện đại và lực lượng không quân liên minh. Sự phá hủy mau chóng cơ sở hạ tầng quân sự của Saddam Hussein đã mở đường cho một cuộc tấn công trên bộ nhằm giải phóng Kuwait trong vòng vài ngày. Kể từ đó, nó được gọi là "cuộc chiến tranh trong không gian đầu tiên" do đây là cuộc xung đột đầu tiên sử dụng rộng rãi công nghệ GPS, liên lạc vệ tinh và nhận thức tình huống tốt hơn với khả năng theo dõi tiên tiến của các lực lượng thiện chiến.

Quân nhân Hoa Kỳ tại Ả Rập Saudi trong Chiến dịch Lá chắn Sa mạc liền trước đó, ngày 11 tháng 1 năm 1991. Ảnh: Britannica.
Trận Guadalcanal (từ ngày 7/8/1942 đến 9/2/1943)

Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã bị tê liệt sau Trận Midway. Điều đó đã tạo nên một bờ bao phòng thủ gồm các hòn đảo bị chiếm đóng trên khắp phía tây Thái Bình Dương, và các lực lượng Đồng minh bắt đầu tiêu diệt từng hòn đảo một khi họ tiến gần đến mục tiêu chính là lục địa Nhật Bản. Đầu tiên trong số các đợt tiêu diệt này là đảo Guadalcanal trong Quần đảo Solomon, đánh dấu sự khởi đầu của hoạt động tấn công bởi quân Đồng minh ở Nam Thái Bình Dương vào ngày 7 tháng 8 năm 1942.

Sân bay tại Lunga Point trên đảo Guadalcanal do người Nhật và lao động Triều Tiên xây dựng vào tháng 7 năm 1942. Ảnh: Wikipedia.
Được lực lượng quân đội Hoa Kỳ gọi là Chiến dịch Tháp Canh (Operation Watchtower), chiến dịch Guadalcanal là một loạt các trận chiến trên không và trên biển xung quanh Quần đảo Solomon, trong đó nêu bật lên tầm quan trọng của việc kiểm soát trên không trong các hoạt động đổ bộ. Sau khi đổ bộ lên đảo, quân Đồng minh gặp phải một loạt vấn đề hậu cần do nhiệt độ, độ ẩm cao và điều kiện rừng rậm dày đặc. Việc tiếp tế gặp khó khăn và lực lượng trên mặt đất liên tục bị máy bay Nhật bắn phá từ trên không.

Thủy quân lục chiến nghỉ ngơi trên chiến trường Guadalcanal. Ảnh: Wikipedia.
Các máy bay Nhật Bản đã bị đánh chặn bởi lực lượng không quân Đồng minh, được mệnh danh là "Lực lượng Không quân Cactus", đang hoạt động ngoài sân bay Henderson của Guadalcanal. Nhiều trận không chiến dữ dội đã diễn ra trong suốt sáu tháng của chiến dịch, với tổng số 615 máy bay Đồng minh và 638 máy bay Nhật Bản bị tiêu diệt, những con số khá là ngang ngửa. Sự mất mát về nhân mạng là rất đáng kể. Khoảng 7,100 binh lính Đồng minh đã thiệt mạng và 31,000 quân Nhật đã thất thủ vào thời điểm Hải quân Đế quốc Nhật rút khỏi Quần đảo Solomon, khiến lực lượng Đồng minh lần đầu tiên nếm trải sự kiên cường đáng nể của binh lính Nhật khi đối mặt trực tiếp với họ.
Trận Kursk (từ ngày 5/7 đến 23/8/1943)

Sau khi lực lượng Liên Xô tuyên bố chiến thắng tại Stalingrad (nay là Volgograd), thì họ đã bắt đầu một cuộc tấn công lớn ở miền nam nước Nga. Vào tháng 7 năm 1943, thành phố Kursk ở miền Tây nước Nga là nơi có một cứ điểm quy mô lớn do Nga chiếm đóng đã xâm nhập 100 dặm vào phòng tuyến của quân Đức. Nó đã tỏ ra là một trở ngại trọng yếu quyết định tới sự thành công của Đức ở Mặt trận phía Đông, và một cuộc tấn công bất ngờ đã được lên kế hoạch từ phía bắc và phía nam để giành lại chỗ đứng của Đức ở Nga.

Một đội súng máy của Liên Xô trong trận Kursk. Ảnh: Battle of Kursk.
Lực lượng Đức bao gồm khoảng 900,000 quân sĩ và 2,700 xe tăng cùng pháo binh, những con số vô cùng hùng hậu, nhưng họ đã bị Liên Xô đánh bại, những người đã đoán trước được cuộc tấn công và rút quân trước khi tiêu diệt quân Đức bằng mìn và tên lửa chống tăng. Chính khi đó thì đến lượt Liên Xô phản công. Cả lực lượng Đức và Liên Xô đều nhận thức được rằng lực lượng mặt đất sẽ không thể chiến thắng nếu không có sự hỗ trợ đáng kể từ trên không, và Stalin thề sẽ giành được ưu thế trên không.

Quân đội Liên Xô đang phản công phía sau xe tăng T-34 tại Prokhorovka, ngày 12 tháng 7 năm 1943. Ảnh: Battle of Kursk.
Máy bay ném bom bổ nhào mệnh danh "Xe tăng Bay" Ilyushin Il-2 Sturmovik của Nga đã đọ sức với một tổ hợp đáng sợ gồm máy bay ném bom bổ nhào Stuka, máy bay ném bom hạng trung Junkers Ju 88 và Heinkel He 111, cũng như chiến đấu cơ Messerschmitt Bf 109 đáng tin cậy của Đức. Tổng cộng có 4,000 máy bay đã bay lên bầu trời ở một trong những trận không chiến có quy mô lớn nhất trong Thế chiến thứ hai.

Máy bay chuyên tấn công mặt đất VVS Ilyushin Il-2 trong trận chiến Kursk. Ảnh: Battle of Kursk.
Sau khi hứng chịu tổn thất nặng nề, quân Liên Xô thay đổi chiến thuật và áp đảo quân Đức trên không. Phần lớn nhờ vào sự hỗ trợ mạnh mẽ từ trên không, các binh sĩ trên bộ bắt đầu tiến tới để đẩy lùi quân Đức. Cuối cùng, khả năng tranh giành bầu trời trên không phận thành phố Kursk của Liên Xô đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến thắng của họ và đánh dấu một bước ngoặt trên Mặt trận phía Đông khi họ bắt đầu tiến quân vào Berlin.
Tổng hợp từ [1], [2], [3], [4], [5].