Bé đi phân sống: 4 dấu hiện nhận biết

minhphuong9201
14/5/2021 13:10Phản hồi: 0
Bé đi phân sống: 4 dấu hiện nhận biết
Phân sống được đặc trưng bởi tình trạng thức ăn không được tiêu hóa triệt để. Nhận biết phân sống thông qua 4 dấu hiệu điển hình: đầy hơi, phân lỏng/ sệt, phân nhiều nhầy, lợn cợn hạt và thức ăn được đào thải còn nguyên hình dạng. Khi nhận biết phân sống, mẹ cần nhanh chóng tìm nguyên nhân và xử trí sớm cho trẻ theo các hướng dẫn dưới đây.
https://imiale.com/wp-content/uploads/2021/03/dau-hieu-di-ngoai-phan-song.jpg

1. Bé đi phân sống: 4 dấu hiện nhận biết

Tình trạng phân sống xảy ra do hệ tiêu hóa trẻ chưa hoàn thiện hoàn toàn. Thiếu hụt lợi khuẩn và các enzym tiêu hóa là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thức ăn không được tiêu hóa triệt để. Đặc biệt khi các mẹ cho bé ăn thức ăn lạ, không dễ hấp thụ. Khi bé đi phân sống, bé thường có các biểu hiện bất thường như sau:

1.1. Trẻ quấy khóc do đau bụng, đầy hơi

Thiếu hụt men tiêu hóa, thức ăn không được phân cắt sẽ tồn đọng trong ống tiêu hóa. Điều này làm cho bé cảm thấy nặng bụng, đầy chướng, khó chịu, quấy khóc.
https://imiale.com/wp-content/uploads/2021/03/be-di-ngoai-phan-song-quay-khoc.jpg
Bên cạnh đó, thức ăn không được tiêu hóa bị lên men yếm khí bởi các vi khuẩn có hại, tạo thành nhiều độc tố. Các độc tố này có thể là khí hơi, có thể là các chất độc tạo nên các cơ co thắt tiêu hóa.

1.2. Phân bé có thể lỏng hoặc sền sệt

Thức ăn và dinh dưỡng khi đến tại đại tràng được tái hấp thu nước, dinh dưỡng và các ion khoáng. Nhu động ruột tăng nhanh khiến quá trình hấp thu, tái hấp thu chưa kịp diễn ra. Dưỡng chất & nước được tống đẩy ra ngoài theo phân gây hiện tượng phân lỏng, sền sệt.

1.3. Phân bé có nhiều lợn cợn, thay đổi màu sắc có thể là vàng ngả xanh

Lợn cợn hạt trắng vàng hay những sợi thức ăn chưa được tiêu hóa triệt để là dấu hiệu điển hình khi bé đi phân sống. Chất đạm, chất béo, bột đường cần các enzym phân cắt (protease, lipase, amylase,…) trước khi được hấp thu vào cơ thể. Một khi thiếu hụt các enzym này, thức ăn sẽ thải ra ngoài theo phân.
https://imiale.com/wp-content/uploads/2020/08/hinh-anh-mau-phan-cua-tre.jpg
Ngoài ra, để tiêu hóa chất béo còn cần đến vai trò của muối mật, sắc tố mật. Vốn dĩ, sắc tố mật có màu xanh đặc trưng. Theo thức ăn, muối mật, sắc tố mật di chuyển tới đại tràng, gặp các vi khuẩn tại đây biến đổi thành chất có màu vàng. Chính vì vậy, bình thường phân trẻ có màu vàng. Nhưng với riêng những trẻ thiếu hụt lợi khuẩn & rối loạn nhu động ruột, sắc tố mật mất đi quá trình chuyển hóa, giữ nguyên màu xanh và thải ra ngoài theo phân.

1.4. Phân bé nhiều chất nhầy, có thể xuất hiện máu

Nguyên nhân có thể do:
  • Chất nhầy là một yếu tố cơ học bảo vệ niêm mạc ruột của trẻ. Chất nhầy hấp phụ độc tố, ngăn cản sự tấn công của vi khuẩn có lợi. Khi tế bào niêm mạc ruột tổn thương, lượng chất nhầy tăng lên với vai trò nâng cao khả năng bảo vệ. Chính vì vậy, phân trẻ vì thế lượng nhầy cũng tăng lên đáng kể.
  • Với trường hợp bé đi ngoài ra máu, còn có thể do niêm mạc tại hậu môn bị tổn thương, rách ra do bé đi ngoài phân sống kéo dài. Điều này xảy ra do ở các bé, hậu môn khá mỏng nên rất dễ bị tổn thương. Tình trạng đi ngoài phân sống kéo dài kéo theo chất nhầy có thể khiến niêm mạc tại hậu môn bị loét, rách và chảy máu.
Nguồn tham khảo: Healthline

2. Cách chăm sóc bé đi phân sống mẹ cần biết

2.1. Theo dõi phân bé và điều trị kịp thời

Các mẹ cần chăm sóc, để ý đến tình trạng phân của con thường xuyên. Khi phân bé có các dấu hiệu của phân sống, mẹ cần phát hiện sớm để phát hiện nguyên nhân, loại bỏ tình trạng này.
Khi mẹ phát hiện sớm sẽ tránh khiến bé bị đi ngoài phân sống lâu ngày gây khó chịu do đầy bụng, khó tiêu.
https://imiale.com/wp-content/uploads/2020/07/phan-lan-mau.jpg
Phân sống kéo dài khiến bé bị mất nước, đi ngoài bị lẫn máu. Lúc này mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được đưa ra lời khuyên và điều trị hợp lý.

2.2. Điều chỉnh chế độ ăn cho bé

  • Đối với bé dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất. Mẹ nên cho trẻ bú đủ thời gian mỗi bên để cung cấp cân bằng lượng sữa tiết sẵn và sữa mới tiết trong ngực. Nếu tình trạng phân sống vẫn tiếp tục tiếp diễn, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn của chính mình.
  • Đối với bé trên 6 tháng đến 1 tuổi, các bé đang ở độ tuổi bắt đầu ăn dặm các mẹ nên xay kĩ và lựa chọn một số thực phẩm dễ tiêu hóa, ít chất xơ, hạn chế dầu mỡ như lê, chuối, táo, cháo bột gạo, cà rốt,…
https://imiale.com/wp-content/uploads/2020/11/thuc-an-de-tieu-chao-sup-com.jpg
  • Đối với bé trên 1 tuổi, lúc này hệ tiêu hóa của bé đã gần hoàn thiện, chế độ ăn cũng cần được chú ý như trẻ trên 6 tháng tuổi. Nhưng ở độ tuổi này nên cho bé sử dụng thức ăn đặc hơn.
Xem thêm: Bé đi phân sống: 4 dấu hiện nhận biết (imiale.com)
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019