iFixit mới đây đã tiến hành phẫu thuật chiếc HTC One, chiếc điện thoại HTC mạnh nhất tính đến thời điểm hiện tại. Đây cũng là sản phẩm chủ lực của hãng sản xuất Đài Loan trong năm nay. iFixit nhận xét rằng việc mở One ra để sửa chữa là điều cực kì khó vì họ gần như không thể mở máy mà không làm hỏng phần nắp lưng. Ngoài ra, pin được đặt bên dưới bo mạch, lại thêm một lớp keo nữa nên việc thay pin khá gian khổ. Màn hình 4,7" Full-HD cũng khó thay thế vì phải trải qua nhiều công đoạn mới đến được thành phần này. Lớp bảo vệ bằng đồng cũng khiến cho việc tháo linh kiện gặp nhiều trở ngại. Tổng kết lại, One chỉ đạt 1 điểm trên thang 10 tính về mức độ sửa chữa. iFixit có khen rằng One có kết cấu tốt, cộng với bề ngoài chắc chắn nên sẽ tăng độ bền thiết bị. Còn bây giờ, mời các bạn cùng theo dõi phần "mổ xẻ" của iFixit.
HTC One dự kiến sẽ cho phép đặt hàng ở Việt Nam trong tháng 4 này, giao hàng vào cuối tháng hoặc đầu tháng 5 với rất nhiều khuyến mãi.
HTC One dự kiến sẽ cho phép đặt hàng ở Việt Nam trong tháng 4 này, giao hàng vào cuối tháng hoặc đầu tháng 5 với rất nhiều khuyến mãi.
- Đây là nhân vật chính của chúng ta khi còn nguyên vẹn
- So sánh mặt sau với iPhone 5, vốn cũng có cấu tạo chủ yếu bằng chất liệu nhôm
- Bắt đầu gỡ màn hình ra, phải dùng đến một cái hít như thế này. Đây là màn hình LCD 4,7" độ phân giải 1920 x 1080
- Gỡ lớp bọt mềm này ra để truy cập đến những linh kiện bên dưới màn hình
- Bắt đầu này linh kiện ra
- Tổng quan mặt sau, bo mạch, camera và phần vỏ nhôm của HTC One.
- iFixit cho biết để đạt được đến bước này là một kì công. Có rất nhiều công đoạn phải trải qua, nhất là dải nhựa chạy dọc máy phải nạy và bị hư hỏng khá nhiều. iFixit có nghĩ đến việc sử dụng nhiệt để giảm thiệt hại, tuy nhiên nó mất công hơn.
- Một trong những tính năng nổi bật nhất của One đó chính là vỏ nhôm, và để chế tác nên thành phần này HTC cần dùng đến rất nhiều máy móc tùy biến riêng. Xung quanh phần viền camera là ăng-ten NFC và các điểm tiếp xúc lực.
- Phần mặt sau của One là "cả một biến dây điện bằng đồng", và phải nghiên cứu khá nhiều mới thấy đâu là mấu nối của pin
- Pin được bắt vào bo mạch chủ bằng các con ốc
- Xin chào các bạn, mình là bo mạch chủ của HTC One, có bọc lớp bảo vệ đàng hoàng nhé
- Chip màu đỏ là RAM 2GB do Elpida sản xuất, ngay bên dưới nó SoC Qualcomm Snapdragon 600 bốn nhân 1,7GHz. Màu cam là bộ nhớ flash 32GB của Samsung, màu vàng là IC nguồn, màu xanh lá là chip thu phát sóng 4G, 3G của Qualcomm làm. Màu tím là chip khuếch đại năng lượng, còn màu đen là chip Wi-Fi của Broadcom có hỗ trợ chuẩn ac, đi kèm theo đó là Bluetooth 4.0 và FM.
- Mặt dưới không có gì cả
- Gỡ pin ra nào
- Viên pin này có điện thế 3,8V và dung lượng 2300mAh. Bản thân cục pin này nặng 38,3g. So với với iPhone 5 là 3,8V 1440mAh, còn Galaxy S III là 3,8V 2100mAh
- Giờ tới công đoạn tách lớp màn hình riêng ra khỏi vỏ nhôm của One. Muốn thay thế được màn hình này, bạn sẽ phải mở xong mặt sau ra, và điều này cực kì gian khổ, tốn thời gian.
- Đây là tấm nền 4,7" độ phân giải Full-HD, bên dưới có các nút cảm ứng
- Phần màu đỏ có ghi ngày 30/11/2012, có lẽ chiếc điện thoại/màn hình này đã được đưa vào sản xuất được một thời gian khá lâu
- Tháo mô-tơ rung ra thì sẽ truy cập đến bảng mạch con của One
- Trên bo mạch này có nhiều thức lắm: camera trước và sau, jack tai nghe, cảm biến ánh sáng, phím tăng giảm âm lượng
- Camera trước độ phân giải 2,1 megapixel với góc rộng
- Bây giờ thì quay ra sau...
- ... để tháo camera chính Ultrapixel độ phân giải 4MP. Cảm biến của cụm camera này được sản xuất với ST Microelectronics. Việc sản xuất cụm camera này bị thiếu hụt và nó đã khiến HTC hoãn ra mắt One ở nhiều nơi trên khắp thế giới
- Phần màu đỏ này có lẽ là nơi tiếp xúc với ăng-ten
- Đây là một chiếc loa của HTC One, một trong những điểm HTC nhấn mạnh trên sản phẩm của mình
- Tháo loa thứ hai ở phần trên
- và đây là hao chiếc loa SoundBoom
- Mạch nối với loa
- Toàn bộ chiếc One của chúng ta
- iFixit chỉ cho 1 điểm trên 10 xét về khả năng sữa chữa. Nói cách khác, nếu One gặp vấn đề thì việc mở máy ra sửa là cực kì khó khăn.