Livestream vào 10h tối qua 10/9 theo giờ Việt Nam của Sony thực sự rất ngắn. Ở đó, kiến trúc sư trưởng phần cứng console PlayStation của Sony, anh Mark Cerny chia sẻ về những thay đổi và nâng cấp trong thế hệ máy chơi game PS5 Pro, chuẩn bị bán ra vào ngày 7/11 tới ở các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Anh Quốc và Nhât Bản.
Tuy nhiên có lẽ mọi sự chú ý đều đổ dồn về mức giá mà Sony công bố cho chiếc máy PS5 Pro không có ổ đĩa ở cuối livestream tối qua: 699.99 USD. Con số này về Việt Nam mà cộng thêm 25% thuế, bao gồm 15% thuế hàng điện tử nhập khẩu, rồi thêm 10% thuế VAT nữa, thì chiếc máy này có thể sẽ bán ở thị trường Việt Nam ở mức 20.9 đến 21.9 triệu Đồng. Đó là dự đoán của mình. Nhưng dĩ nhiên khi cỗ máy này mới về thị trường nước mình dưới dạng xách tay, có khi giá còn phải tiệm cận mức 30 triệu Đồng, nói chung là ngang giá iPhone mới.
Câu hỏi được đặt ra là, bên trong chiếc máy PS5 Pro có cái gì mà tăng giá những 200 USD so với PS5 Slim vừa ra mắt cuối năm ngoái? Mức giá 700 USD của cỗ máy console này thậm chí còn cao hơn nhiêu so với mức giá 399 USD hồi PS4 Pro ra mắt năm 2016.
Tuy nhiên có lẽ mọi sự chú ý đều đổ dồn về mức giá mà Sony công bố cho chiếc máy PS5 Pro không có ổ đĩa ở cuối livestream tối qua: 699.99 USD. Con số này về Việt Nam mà cộng thêm 25% thuế, bao gồm 15% thuế hàng điện tử nhập khẩu, rồi thêm 10% thuế VAT nữa, thì chiếc máy này có thể sẽ bán ở thị trường Việt Nam ở mức 20.9 đến 21.9 triệu Đồng. Đó là dự đoán của mình. Nhưng dĩ nhiên khi cỗ máy này mới về thị trường nước mình dưới dạng xách tay, có khi giá còn phải tiệm cận mức 30 triệu Đồng, nói chung là ngang giá iPhone mới.
Câu hỏi được đặt ra là, bên trong chiếc máy PS5 Pro có cái gì mà tăng giá những 200 USD so với PS5 Slim vừa ra mắt cuối năm ngoái? Mức giá 700 USD của cỗ máy console này thậm chí còn cao hơn nhiêu so với mức giá 399 USD hồi PS4 Pro ra mắt năm 2016.
Đầu tiên và quan trọng nhất, và chắc chắn là đắt nhất trong toàn bộ “bill of material”, bảng giá chi phí linh kiện trong chiếc máy PS5 hay PS5 Pro chính là con chip xử lý do AMD phát triển cho Sony. Thời điểm PS5 ra mắt, có những thông tin không chính thức nói rằng, con chip xử lý bên trong cỗ máy chơi game này có chi phí gia công lên tới 180 đến 200 USD, trong tổng số 450 USD chi phí linh kiện tạo ra chiếc máy. Con số này chắc chắn sẽ cao hơn với con chip trong PS5 Pro.
Lý do đầu tiên, nếu như SoC tên mã Oberon bên trong PS5 khi ấy được gia công trên tiến trình 7nm TSMC, được coi là tiêu chuẩn cho chip xử lý tiêu dùng hiệu năng cao khi ấy, thì SoC Viola trên PS5 Pro được gia công trên tiến trình 4nm TSMC, đem lại những cải thiện về hiệu năng xử lý và tối ưu tiêu thụ điện năng. Đổi lại, chắc chắn SoC mới này sẽ có chi phí gia công cao hơn so với trước.
Thứ không thay đổi nhiều bên trong SoC Viola của PS5 Pro, là 8 nhân CPU 16 luồng xử lý dựa trên kiến trúc Zen 2 của AMD. Nhưng thay vì vận hành ở tốc độ tối đa 3.5 GHz như PS5, CPU của PS5 Pro sẽ vận hành ở tốc độ tối đa 3.8 GHz, tức là giống như CPU của Xbox Series X.
Còn trong khi đó, GPU xử lý đồ họa sẽ là thứ được nâng cấp mạnh mẽ hơn. Theo Sony, số compute unit trên nhân GPU không chỉ nhiều hơn, mà còn nâng cấp từ 36 CU kiến trúc RDNA 2 lên 60 CU kiến trúc RDNA 3. Số lượng nhân xử lý tăng 67%, kết hợp với băng thông bộ nhớ tăng từ 14 lên 18 Gbps, tạo ra tốc độ truyền dẫn dữ liệu từ 448 GB/s lên 576 GB/s. Tổng kết lại, với những nâng cấp này, tốc độ xử lý đồ họa của chip Viola trên PS5 Pro sẽ nhanh hơn so với bản cũ khoảng 45%.
Cùng với đó, là những công nghệ và thuật toán xử lý ray tracing thời gian thực phục vụ cho những tựa game bom tấn vận hành trên PS5 Pro. Sony gọi đây là những tính năng Advanced Ray Tracing, nhưng trong đó bao gồm rất nhiều kỹ thuật xử lý dò tia mới, được AMD ứng dụng từ kiến trúc RDNA 4 dự kiến ra mắt cuối năm nay trên máy tính cá nhân, từ đó giúp PS5 Pro có được chất lượng hình ảnh tốt nhất.
Những nâng cấp mới bao gồm:
Quảng cáo
- Gấp đôi cụm chip xử lý Ray Tracing Intersect Engine
- RT Instance Node Transform
- 64B RT Node
- Tối ưu Ray Tracing Tri-Pair
- Hỗ trợ ray tracing cho OBB và Instance Node Intersection
Và để tối ưu được cả chất lượng hình ảnh cũng như tốc độ khung hình, Sony lựa chọn cách phát triển một thuật toán machine learning để nâng độ phân giải hình ảnh game lên ngưỡng 4K, cùng lúc đảm bảo tốc độ khung hình ở ngưỡng 60 hay thậm chí là 120 FPS, nhưng hình ảnh hoàn toàn không bị ảnh hưởng về mặt chi tiết.
Trước đây để giải quyết được vấn đề hình ảnh và tốc độ khung hình, các nhà phát triển game trên toàn thế giới thường chọn hai cách. Hoặc đẩy chất lượng hình ảnh và độ phân giải game lên ngưỡng 4K hoặc tiệm cận 4K, rồi dùng TAA để khử răng cưa, gọi đây là Fidelity Mode. Hoặc nếu người chơi muốn thưởng thức game ở tốc độ 60 FPS, thì chi tiết sẽ bị giảm đi, và game render ở độ phân giải 1440p trở lên, cũng ứng dụng TAA để khử răng cưa. Chế độ này gọi là Performance Mode.
Với PS5 Pro, Sony muốn anh em thưởng thức được game ở cả chất lượng hình ảnh ấn tượng trên TV 4K, vừa chơi được ở tốc độ 60 FPS, không phải lựa chọn giữa Fidelity và Performance Mode nữa. Kiến trúc sư trưởng Mark Cerny cũng thừa nhận, 75% thời gian, người chơi game trên PS5 sẽ chọn Performance Mode để chơi game mượt, còn chi tiết hình ảnh không phải thứ họ muốn tập trung trải nghiệm.
Quảng cáo
Vậy là Sony phát triển PSSR, viết tắt của PlayStation Spectral Super Resolution. Thuật toán này vận hành không khác nhiều so với DLSS của Nvidia, cũng sử dụng nhân xử lý machine learning để đẩy độ phân giải render native lên ngưỡng 4K, chèn thêm chi tiết, khử răng cưa và tối ưu chi tiết hình ảnh game.
Hồi tháng 3, AMD nói rằng đang phát triển một thuật toán nâng cấp độ phân giải hình ảnh dựa trên mô hình AI cho FSR phiên bản mới, không liên quan gì tới công nghệ FSR 3 Frame Generation đang có trên thị trường hiện tại. Thuật toán này sẽ vận hành trên nhân xử lý NPU riêng trên những con chip xử lý của họ. Rất có thể đây là nền tảng của PSSR, hoặc Sony tự phát triển một công nghệ AI riêng để nâng cấp độ phân giải hình ảnh game.
Và để xử lý PSSR, SoC Viola của PS5 Pro cũng có một cụm NPU độc lập, không bắt GPU phải chịu tải tính năng nâng cấp độ phân giải hình ảnh bằng AI này. Theo AMD, cụm NPU của chip xử lý trên PS5 Pro cũng dựa trên kiến trúc XDNA 2, giống những SoC Strix Point, tên thương mại là Ryzen AI 300 Series trên laptop sắp sửa ra mắt. Nhưng NPU trên PS5 Pro thay vì vận hành những tính năng AI tạo sinh bên trong Windows 11 như chip máy tính, thì sẽ chỉ dùng vận hành PSSR mà thôi.
Kết quả là, so với những chế độ hiển thị Performance Mode của nhiều trò chơi hay trên PS5 và PS5 Slim, với NPU trên SoC Viola của PS5 Pro, tốc độ khung hình vẫn ổn định ở ngưỡng 60 FPS, nhưng như những tấm screenshot mà Sony chia sẻ, chi tiết hình ảnh sẽ được cải thiện đáng kể, chẳng hạn như chòi gác trong The Last of Us Part II trên đây, chi tiết biển báo rõ ràng hơn rất nhiều.
Còn khi so sánh với Fidelity Mode trên PS5, ở tốc độ 30 FPS, Sony cho biết chi tiết đồ họa trong những tựa game sẽ không bị ảnh hưởng. Nói ngắn gọn là game vừa đẹp vừa mượt. Và những trò chơi hỗ trợ công nghệ PSSR để anh em không phải chọn giữa Fidelity và Performance Mode sẽ có mác PS5 Pro Enhanced.
Một số trò chơi được Sony xác nhận sẽ hỗ trợ vận hành tối ưu cho PS5 Pro bao gồm:
- Alan Wake 2
- Assassin’s Creed: Shadows
- Demon’s Souls
- Dragon’s Dogma 2
- Final Fantasy 7 Rebirth
- Gran Turismo 7
- Hogwarts Legacy
- Horizon Forbidden West
- Marvel’s Spider-Man 2
- Ratchet & Clank: Rift Apart
- The Crew Motorfest
- The First Descendant
- The Last of Us Part II Remastered
Một vài lý do nữa khiến cho mức giá của PS5 Pro được Sony đặt ở mức 700 USD, là việc cỗ máy hỗ trợ công nghệ WiFi 7, hay còn gọi là Extremely High Throughput (EHT). Chuẩn kết nối không dây 802.11be này có thể tạo ra kết nối tối đa 23059 Mbps, tức là khoảng 360 GB/s, đương nhiên với điều kiện đường truyền internet hỗ trợ tốc độ như thế này từ router đến chiếc máy chơi game.
Cùng với đó, bộ nhớ SSD mặc định bên trong PS5 Pro sẽ là 2TB chứ không phải 1TB như PS5 Slim, hay 825GB như PS5 bản gốc nữa.