Một số bệnh nhân bị bệnh rung nhĩ (AFib) khi đeo đồng hồ thông minh dễ bị lo lắng và cần sự trợ giúp y tế hơn so với những người không đeo.
Một nghiên cứu mới từ Trường Y Đại học Bắc Carolina (UNC) đã phát hiện ra rằng, các thiết bị đeo như
đồng hồ thông minh có thể giúp người dùng theo dõi sức khoẻ và nhanh chóng xử lý các triệu chứng, nhưng chúng cũng có thể làm tăng sự lo âu ở bệnh nhanh và làm tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế.
Nghiên cứu do tiến sĩ Lindsey Rosman dẫn đầu, được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cho thấy rằng thiết bị đeo tay có thể làm gia tăng sự lo lắng và tần suất sử dụng dịch vụ y tế ở bệnh nhân bị AFib.
Nghiên cứu thực hiện trên 172 bệnh nhân. Khoảng một nửa số bệnh nhân có sử dụng thiết bị đeo tay và so sánh dữ liệu của họ với những người không sử dụng.
Kết quả cho thấy bệnh nhân AFib sử dụng thiết bị đeo tay thường xuyên lo lắng về các triệu chứng tim, báo cáo nhiều mối lo ngại về việc điều trị và sử dụng các nguồn lực y tế nhiều hơn so với những người không sử dụng thiết bị này. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến bệnh nhân mà còn gây áp lực lên các nhà cung cấp dịch vụ y tế, khi bệnh nhân thường xuyên gọi điện và nhắn tin cho bác sĩ của họ.
Một phần năm bệnh nhân sử dụng thiết bị đeo tay trong nghiên cứu này có cảm giác sợ hãi và lo lắng khi nhận được thông báo về nhịp tim không đều từ thiết bị. Tương tự, khoảng 20% bệnh nhân thường xuyên liên hệ với bác sĩ khi kết quả điện tâm đồ (ECG) từ thiết bị chỉ ra khả năng bị AFib.
Tiến sĩ Rosman cho biết: “Với sự gia tăng đáng kể việc sử dụng thiết bị đeo tay trong nhóm bệnh nhân này (và trong dân số nói chung), chúng tôi tin rằng cần có các nghiên cứu và thử nghiệm ngẫu nhiên để hiểu rõ hơn về tác động của thiết bị đeo tay – bao gồm các thông báo của chúng – đối với việc sử dụng dịch vụ y tế và tình trạng tâm lý của bệnh nhân, cũng như ảnh hưởng tới các nhà cung cấp dịch vụ, bệnh viện và hệ thống y tế".
Tóm lại theo mình thấy thì nếu bị bệnh mà đeo đồng hồ thì điểm lợi là giúp chúng ta theo dõi sức khoẻ và các chỉ số tốt hơn. Nhưng rõ ràng với một số người hay lo lắng, họ sẽ dễ lo lắng hơn khi nhìn các chỉ số không tốt, và khi đó rõ ràng họ cảm thấy cần tư vấn bác sĩ. Theo nghiên cứu nhỏ nói trên, tình trạng lo lắng dẫn đến tăng nhu cầu liên hệ với cơ sở y tế, tạo áp lực cho bác sĩ. Ngoài ra tình trạng lo lắng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ bệnh nhân.
Nguồn: UNChealthcare
Một nghiên cứu mới từ Trường Y Đại học Bắc Carolina (UNC) đã phát hiện ra rằng, các thiết bị đeo như
đồng hồ thông minh có thể giúp người dùng theo dõi sức khoẻ và nhanh chóng xử lý các triệu chứng, nhưng chúng cũng có thể làm tăng sự lo âu ở bệnh nhanh và làm tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế.
Nghiên cứu do tiến sĩ Lindsey Rosman dẫn đầu, được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cho thấy rằng thiết bị đeo tay có thể làm gia tăng sự lo lắng và tần suất sử dụng dịch vụ y tế ở bệnh nhân bị AFib.
Nghiên cứu thực hiện trên 172 bệnh nhân. Khoảng một nửa số bệnh nhân có sử dụng thiết bị đeo tay và so sánh dữ liệu của họ với những người không sử dụng.
Kết quả cho thấy bệnh nhân AFib sử dụng thiết bị đeo tay thường xuyên lo lắng về các triệu chứng tim, báo cáo nhiều mối lo ngại về việc điều trị và sử dụng các nguồn lực y tế nhiều hơn so với những người không sử dụng thiết bị này. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến bệnh nhân mà còn gây áp lực lên các nhà cung cấp dịch vụ y tế, khi bệnh nhân thường xuyên gọi điện và nhắn tin cho bác sĩ của họ.
Một phần năm bệnh nhân sử dụng thiết bị đeo tay trong nghiên cứu này có cảm giác sợ hãi và lo lắng khi nhận được thông báo về nhịp tim không đều từ thiết bị. Tương tự, khoảng 20% bệnh nhân thường xuyên liên hệ với bác sĩ khi kết quả điện tâm đồ (ECG) từ thiết bị chỉ ra khả năng bị AFib.
Tiến sĩ Rosman cho biết: “Với sự gia tăng đáng kể việc sử dụng thiết bị đeo tay trong nhóm bệnh nhân này (và trong dân số nói chung), chúng tôi tin rằng cần có các nghiên cứu và thử nghiệm ngẫu nhiên để hiểu rõ hơn về tác động của thiết bị đeo tay – bao gồm các thông báo của chúng – đối với việc sử dụng dịch vụ y tế và tình trạng tâm lý của bệnh nhân, cũng như ảnh hưởng tới các nhà cung cấp dịch vụ, bệnh viện và hệ thống y tế".
Tóm lại theo mình thấy thì nếu bị bệnh mà đeo đồng hồ thì điểm lợi là giúp chúng ta theo dõi sức khoẻ và các chỉ số tốt hơn. Nhưng rõ ràng với một số người hay lo lắng, họ sẽ dễ lo lắng hơn khi nhìn các chỉ số không tốt, và khi đó rõ ràng họ cảm thấy cần tư vấn bác sĩ. Theo nghiên cứu nhỏ nói trên, tình trạng lo lắng dẫn đến tăng nhu cầu liên hệ với cơ sở y tế, tạo áp lực cho bác sĩ. Ngoài ra tình trạng lo lắng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ bệnh nhân.
Nguồn: UNChealthcare
Thử tập luyện với đồng hồ 550 ngàn - Honor Choice Band
Chiếc Honor Choice Band bán chính thức 699 ngàn nhưng mình mua trên TikTok Shop giảm còn 550 ngàn đồng.
Nhờ một comment của một bạn xem video mà mình biết sản phẩm này, do đó cũng mua về dùng thử để đánh giá cho anh em xem nhé.
tinhte.vn