Bệnh Whitmore có phải là do "vi khuẩn ăn thịt người" không? Cách phòng ngừa và điều trị

Hassler
18/9/2019 2:37Phản hồi: 83
Bệnh Whitmore có phải là do "vi khuẩn ăn thịt người" không? Cách phòng ngừa và điều trị
Đợt này chắc anh em cũng nghe thấy có vụ "vi khuẩn ăn thịt người" đang gây khá nhiều lo lắng cho nhiều người. Trên thực tế thì đó là 1 loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do loại vi khuẩn sống ở trong đất có tên dài ngoằng Burkholderia pseudomallei gây nên. Căn bệnh này còn có tên khác là melioidosis hay quen thuộc hơn là bệnh Whitmore. Dưới đây là 1 vài thông tin về căn bệnh này để anh em tham khảo và tự biết cách phòng chống.

Căn bệnh này thực tế có thể đã có trước đây từ lâu nhưng chưa được đặt tên và phân loại, thường nó sẽ bị nhầm lẫn sang các bệnh khác. Phải đến năm 1911 nhà khoa học người anh Alfred Whitmore đã phát hiện ra ca bệnh với các triệu chứng đặc trưng đầu tiên ở Myanmar, ở Việt Nam mình theo các báo cáo thì đã phát hiện ca bệnh từ năm 1925 lận. Theo các số liệu thu thập được thì tính trung bình hàng năm ở Việt Nam tỷ lệ mắc căn bệnh này là cứ 1 triệu người sẽ có 13 người bị mắc bệnh, bởi vậy Whitmore không phải là 1 căn bệnh mới được phát hiện ở nước chúng ta.

Loại vi khuẩn B. pseudomallei này sống ở dưới đất, vì thế con đường lây nhiễm chính là do các vết trầy xước trên da có tiếp xúc với đất. Kiểu như làm ruộng, ngã xe hay đá bóng bị ngã trầy xước trên nền đất là cũng đã thế có nguy cơ mắc bệnh rồi (đội hay lấy đất rắc lên chỗ xước khi đá bóng chắc sẽ không thích điều này). Cũng có thể có những ca bị mắc do hít phải không khí có bụi đất chứa khuẩn hoặc uống phải nước bẩn, nhưng phần lớn là do tiếp xúc với đất như nói ở trên. Cũng may là tỷ lệ lây nhiễm từ người sang người là rất rất hiếm nên bệnh này thường là các ca bệnh riêng lẻ, không phải là 1 loại dịch bệnh có thể lây lan nhanh chóng qua các đường tiếp xúc thông thường.

Lý do mà mọi người kêu nó là vi khuẩn ăn thịt người thực ra là do các nơi vi khuẩn xâm nhập bị viêm nhiễm gây loét và "rụng" các chỗ nó đi vào cơ thể. Như ca bệnh hay đưa trên mạng 1 bệnh nhân bị mất mũi là do vậy.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh melioidosis rất dễ làm các bác sỹ điều trị nhầm lẫn sang các bệnh khác như viêm phổi hay lao chẳng hạn, hơn nữa căn bệnh này còn ác ở chỗ tùy vào người mà khả năng phát bệnh có thể chỉ từ vài giờ đến cả những ca kéo dài dai dẳng đến hàng năm sau.


Dưới đây là các dạng nhiễm trùng Whitmore phổ biến, anh em tham khảo


Cái khó của căn bệnh này là sự mập mờ trong triệu chứng mà thường phải dùng đến xét nghiệm nuôi cấy và định danh vi sinh đắt đỏ. Rất may là ở Việt Nam mình có 1 nhóm rất mạnh nghiên cứu về căn bệnh này, và theo Tiến sỹ Trịnh Thành Trung của trường đại học quốc gia Hà Nội, trưởng nhóm cho biết họ có các công nghệ để xét nghiệm định danh vi khuẩn này với giá rẻ hơn rất rất nhiều lần.

Cũng như những việc điều trị các bệnh viêm nhiễm khác, để điều trị bệnh Whitmore ta phải dùng kháng sinh, chỉ khác là loại kháng sinh cho bệnh này là loại đặc hiệu và cần phải tập trung tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sỹ bởi thời gian điều trị thường sẽ kéo dài hơn nhiều, từ 2 tuần đến vài tháng, so với các đợt điều trị kháng sinh thông thường chỉ trong 3, 5 hay 7 ngày.

Gần đây nhờ việc tiếp cận thông tin được dễ dàng và các công nghệ chẩn đoán xét nghiệm tân tiến hơn nên tỷ lệ phát hiện bệnh này cũng nhiều hơn. Đây hoàn toàn không phải là 1 căn bệnh mới hay là loại vi khuẩn "ăn thịt người" như nhiều người nghĩ. Việc anh em cần làm là giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay rửa chân rửa mặt chăm hơn, tránh bị trầy xước có tiếp xúc với đất không đáng có. Khi nghi ngờ anh em nên đến những bệnh viện để được khám xét đầy đủ vì ở các phòng khám tư nhiều khi không có các thiết bị xét nghiệm đủ chuẩn để phát hiện loại vi khuẩn này.

Bác @quangnghi192 có bổ sung thêm:

Whitmore's disease hay Melioidosis là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra, chủ yếu có trong đất và nước bẩn. Gây tổn thương lên phổi và máu. Khi bị nhiễm trùng máu, vi khuẩn được truyền qua vùng dưới mô da, xuất hiện u nhỏ, mủ bọc sau sẽ sưng lên và lở loét, nhìn như "bị khuẩn ăn thịt" nhưng thực chất không phải. Chữa trị sẽ đơn giảm hơn với kháng sinh tuỳ theo giai đoạn, từ 1-2 tuần đến 1-2 tháng.

Necrotizing Fasciitis hay "flesh-eating bacteria" infection là bệnh truyền nhiễm hiếm gặp do vi khuẩn "ăn thịt người" Vibrio vulnificus gây ra, chủ yếu dưới nước, đặc biệt nhiệt độ nước ấm hơn 18°C ở những vùng có khí hậu nhiệt đới/ cận nhiệt đới. Không chỉ có trong nước không, nó còn có trong hải sản sống ở khu vực đó nữa nên vẫn bị nhiễm nếu được ăn khi chưa chín. Khi vết thương hở tiếp xúc với nước có có vi khuẩn này, trong vòng 24 giờ vết thương sẽ trở nặng, mủ bọc và lở loét sâu, gây tổn thương nghiêm trọng dẫn đến hoại tử không chỉ cho cho vùng da nhiễm trùng mà vùng lân cận dưới da như tế bào cơ chẳng hạn. Sau đó từ một vài ngày sẽ gây nhiễm trùng máu, người bệnh phải được điều trị tích cực tại bệnh viện dài hạn.

Quảng cáo


Cảm ơn bác nhé!

Chúc anh em khỏe mạnh.

Tham khảo CDC
83 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ghê thật
Xui mới bị chứ ko phải ai cũng bị, do sức đề kháng yếu là bị.
hacrot3000
TÍCH CỰC
5 năm
@vtb center Sức đề kháng thì ngày càng yếu, nhất là ở các nước kém phát triển. Nguyên nhân là do dùng thuốc kháng sinh vô tội vạ, rồi dư lượng thuốc kháng sinh từ nguồn thức ăn (như cá, thịt bò, tôm, ...) do người chăn nuôi cho chúng ăn thuốc trừ bệnh không đúng.
@Evolution X Ukm. Giờ dùng kháng sinh nhiều quá. N nhờn gen rồi. Ngày xưa ốm yếu dùng mẹo. K dùng kháng sinh. Chỉ những bệnh mà n ẩn trong người thì k may phải chịu. Giờ thì bệnh gì cũng biết nhưng lạm dụng quá. Trước mình cũng hay sài kháng sinh. 4 5 năm nay mình ít khi dùng lắm. Bắt buộc dùng thì mới phải dùng. Còn bệnh whimore này mình thấy n cũng gần như uốn ván. Nói chung là đen. Chứ ở quê bà mình 93 tuổi còn chả bao giờ đi dép luôn. Nói chúng nếu đất sạch ở quê thì chắc chả bao giờ bị. Mình ở thành phố mấy chỗ ô nhiêm nặng khả năng bị cao hơn
xuboom2002
ĐẠI BÀNG
5 năm
@vtb center Thế đi chùa cầu may là hết à
blockchain
TÍCH CỰC
5 năm
Áp xe là gì vậy ae ?
Wave alpha
TÍCH CỰC
5 năm
@blockchain https://tuoitre.vn/ap-xe-la-gi-20181115153833977.htm
@blockchain Google đó bạn
@blockchain em thấy nó kiểu như mụn bọc bên trong có mủ còn đầu thì giống như mụn đầu đen mà to hơn nhiều
@blockchain vi khuẩn tạo thành ổ và sinh sản sống trong đó thì người ta gọi đó là ổ áp-xe
Ngoài con B. pseudomallei này thì con con aromonas hydrophila cũng gây loét trên cơ thể người, nó cũng thuộc dòng ăn thittj người
Đọc xong tin này phải về nhà mua ngay chai nước cồn rửa tay. Hạn chế tụi nhỏ đi chơi.... hazzz nói chung là phòng trước chắc ăn.
mystogann0
TÍCH CỰC
5 năm
@trungthanh2003 Cách ly quá làm cho hệ miễn dịch suy yếu đó bác, sạch quá cũng k tốt đâu.
@trungthanh2003 Khuyên bác nên xây nhà 3 tầng, đổ sàn kiên cố, nhất là tầng trệt tuyệt đối ko có quan hệ gì với đất cát, nhốt cả gđ ở trên, shipper đến chỉ việc thả dây kéo lên, mọi sinh hoạt đều ko dính đến đất. Theo như cmt của bác vậy mới an toàn 😁
@mystogann0 Đi chơi ngoài đường, nghịch đất cát xong về rửa tay vs xà phòng thì mình nghĩ là bình thường.
@Dollarssssss Thế bác tạo thói quen cho con của bác mỗi đi chơi về không cần rửa tay luôn.
Còn như bác nói ở trên thì quá đáng.
Cái gì thì cái, đi chơi ngoài đường, nghịch đất cát xong về rửa tay vs xà phòng thì mình nghĩ là bình thường.
thanks mod đã chia sẻ.
adbio
ĐẠI BÀNG
5 năm
Ghê quá! Mong sớm có vaccine để phòng.
Mấy ông đi chân đất coi chừng...rụng nhé:eek:
@anxongjong khi nào ra sản phẩm mà ko nhận mới rụng bác ơi 😁
amio1st
TÍCH CỰC
5 năm
@anxongjong Bác làm như bệnh phong ko bằng.
moá đang ngồi văn phòng cởi giày rung đùi đọc bài này sợ quá mang giày lại 😆
@Cmt Dạo sẽ có người iu Nín thở luôn cho chắc nhé, nó lây nhiễm cả qua đường hít phải bụi có nhiễm khuẩn đấy
@haichin trừ khi mũi bác đang viêm hay có vết loét thì mới nhiễm, nói chung nó cần có đường xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở, còn không thì trong mũi có chất dịch giữ lại và tống ra ngoài bằng cục cứt mũi à. nó coi vậy cũng không lây từ người qua người được và nó cần có môi trường là đất để sống. nên hạn chế đi chân đất là dc.
@Gabriel le Bác ấy comment vui em cũng trả lời vui thôi mà, bác lại phải mất công phân tích cho em 😁. Cũng cám ơn bác nhé.
duahau0402
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bài viết đúng thời điểm ghê
Kiên Tống
ĐẠI BÀNG
5 năm
Trời kêu ai nấy dạ
Ghê quá.. Mà công nhận là y tế nước mình cũng ghê thật
xyzmen
CAO CẤP
5 năm
@NGuyenHieu888 không biết bạ nói từ "ghê thật" là theo nghĩa nào...


https://vnexpress.net/suc-khoe/vi-khuan-whitmore-bi-nham-voi-khuan-an-thit-nguoi-3983376.html?fbclid=IwAR0fjuE8PaVjwlDBJpAdv_x26OGiDz0xdQDTDvEuZKCRsy1-Q4uo7ihzMn4
@NGuyenHieu888 bệnh này đâu phải là lạ đâu, nếu đọc báo sức khỏe thường xuyên thì lâu lâu cũng có nhắc đến mà. bệnh này không tạo dịch nên bộ y tế không thông báo đại chúng thôi. đâu phải bệnh nào cũng báo , bệnh này hiếm thì càng không.
Thạch 42
TÍCH CỰC
5 năm
Bệnh này tính ra k đáng sợ nhưng được báo mạng với mấy bà bán hàng onl thổi phồng lên còn hơn phim kinh dị 😃
mystogann0
TÍCH CỰC
5 năm
@Thạch 42 Sợ nhất mấy bà bán hàng online, 1 đồn 10. Cực ghét mấy bọn này.
Thạch 42
TÍCH CỰC
5 năm
@mystogann0 Mình vừa xem mấy con đồn bị bắt lên phường r bác :v
chỉ sợ cho mấy đứa nhỏ ở nhà nên phải cẩn thận rửa tay rửa chân sạch sẽ cho tụi nó để phòng bệnh. 😔
Thực ra trc giờ bị nhiều nhưng không phát hiện ra và nhầm tưởng sang Uốn ván, Lao phổi, Ung thư máu, Quai bị, ...
Bây giờ có thể xét nghiệm ra vi khuẩn này, nên mới phát hiện ra nhiều trường hợp bị, chứ không phải bị bùng phát dịch như mấy trang báo đưa tin.
Cách phòng vi khuẩn này rất khó vì do ta chủ yếu là nông nghiệp, nếu bị dính thì coi như là mình xui xẻo thôi.
Haizz
mystogann0
TÍCH CỰC
5 năm
@manchirua Chính xác là vi khuẩn, không phải virus. Thấy nhiều bác vẫn nhầm lẫn vi khuẩn với virus.
Cảm ơn nhóm nghiên cứu đhqg Hà Nội- 1 nghiên cứu rất thực tế với quốc gia
MAX158
ĐẠI BÀNG
5 năm
Quá nguy hiểm
beyourlove
ĐẠI BÀNG
5 năm
E rất thích những bài viết về y tế cộng đồng như vầy, cảm ơn mod nhé
trandaubac
TÍCH CỰC
5 năm
hãy ăn thật nhiều hành lá ,hành củ để chống viêm nhiễm.............
@trandaubac chống viêm nhiễm tác dụng phụ viêm cánh 😕
trandaubac
TÍCH CỰC
5 năm
@Giải Pháp .Xyz biết cách ăn thì ko bị nhé, mình ăn đều đặn hon 1 năm nay , tối nao cung an trong bua 1 củ hành tím lơn

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019