Trong bài viết của tác giả Xuan Quynh Nguyen trên trang Bloomberg, Việt Nam là một trong những nước có thị trường thương mại điện tử nhỏ nhất ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, chúng ta đang chứng kiến nhiều sự phát triển mạnh mẽ và đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng trong thị trường số để sớm bắt kịp cùng những quốc gia khác.
Thị trường mua sắm trực tuyến của các nước Đông Nam Á, Việt Nam chỉ chiếm 3.1%
Theo báo cáo từ trang web chính phủ, Thủ tướng muốn nền kinh tế kỹ thuật số sẽ chiếm 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam vào năm 2025. Mục tiêu này sẽ tăng lên thành 30% GDP trong năm 2030. Có thể nói đây là một mục tiêu tiếp cận đầy tham vọng. Hiện tại, nền kinh tế số ở nước ta đang chiếm 8.2% tỷ trọng GDP. Tổ chức nghiên cứu thị trường Euromonitor International nói rằng thị trường e-commerce của Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 3.1% thị trường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á trong năm 2020 vừa rồi, một con số cực kỳ khiêm tốn, chỉ cao hơn Lào, Cam-pu-chia và Myanmar.
Dự phóng bùng nổ kinh tế số vào năm 2025
Vì vậy, các quan chức nhà nước muốn hướng tới việc 80% dân số nước ta sẽ có tài khoản thanh toán trực tuyến vào năm 2025. Đó cũng là khi mục tiêu 50% giao dịch trực tuyến sẽ là giao dịch thanh toán không sử dụng tiền mặt được đặt ra. Thực tế thì mục tiêu này hoàn toàn có cơ sở. Hiện tại có hơn một ½ trong số 98 triệu dân số Việt Nam hiện tại đều là những người trẻ am hiểu về công nghệ và sở hữu điện thoại thông minh. Yếu tố này sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư và tập đoàn nước ngoài như Warburg Pincus LLC, Goodwater Capital LLC hay Alibaba Group Holding Ltd.
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến nửa đầu năm 2020, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót số vốn 1.9 tỷ USD vào các lĩnh vực trực tuyến ở Việt Nam. Theo dự phóng, nền kinh tế số của nước ta sẽ tăng lên 52 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025 với mức độ tăng trưởng 30% mỗi năm.
Theo Bloomberg
Thị trường mua sắm trực tuyến của các nước Đông Nam Á, Việt Nam chỉ chiếm 3.1%
Theo báo cáo từ trang web chính phủ, Thủ tướng muốn nền kinh tế kỹ thuật số sẽ chiếm 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam vào năm 2025. Mục tiêu này sẽ tăng lên thành 30% GDP trong năm 2030. Có thể nói đây là một mục tiêu tiếp cận đầy tham vọng. Hiện tại, nền kinh tế số ở nước ta đang chiếm 8.2% tỷ trọng GDP. Tổ chức nghiên cứu thị trường Euromonitor International nói rằng thị trường e-commerce của Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 3.1% thị trường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á trong năm 2020 vừa rồi, một con số cực kỳ khiêm tốn, chỉ cao hơn Lào, Cam-pu-chia và Myanmar.
Dự phóng bùng nổ kinh tế số vào năm 2025
Vì vậy, các quan chức nhà nước muốn hướng tới việc 80% dân số nước ta sẽ có tài khoản thanh toán trực tuyến vào năm 2025. Đó cũng là khi mục tiêu 50% giao dịch trực tuyến sẽ là giao dịch thanh toán không sử dụng tiền mặt được đặt ra. Thực tế thì mục tiêu này hoàn toàn có cơ sở. Hiện tại có hơn một ½ trong số 98 triệu dân số Việt Nam hiện tại đều là những người trẻ am hiểu về công nghệ và sở hữu điện thoại thông minh. Yếu tố này sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư và tập đoàn nước ngoài như Warburg Pincus LLC, Goodwater Capital LLC hay Alibaba Group Holding Ltd.
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến nửa đầu năm 2020, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót số vốn 1.9 tỷ USD vào các lĩnh vực trực tuyến ở Việt Nam. Theo dự phóng, nền kinh tế số của nước ta sẽ tăng lên 52 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025 với mức độ tăng trưởng 30% mỗi năm.
Theo Bloomberg