Bộ ảnh macro côn trùng rất ấn tượng & Những kiến thức về chụp ảnh macro - Nguyễn Kiên

tuanlionsg
5/8/2017 5:58Phản hồi: 88
Bộ ảnh macro côn trùng rất ấn tượng & Những kiến thức về chụp ảnh macro - Nguyễn Kiên
Cuối tuần thư giản, mình xin giới thiệu bộ ảnh macro côn trùng của bạn Nguyễn Kiên (Nick Tinh tế là Chưa Tinh Tế mê BlackBerry chơi với anh em từ năm 2007 và cũng thích chụp hình và là hình macro hạng nặng. Chụp hình với anh chỉ là thú tiêu khiển). Chủ để chụp ảnh macro luôn thú vị và hấp dẫn nhiều người chụp ảnh bắt đầu, nhưng nó lại không ít thách thức và đòi hỏi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan để có được bức ảnh ưng ý và chơi loại ảnh này được lâu dài. Nhân dịp xem bộ ảnh này, chúng ta ôn lại vài điểm về thiết bị cần để chơi macro, như ống kính, ống kính macro và các phụ kiện hay phần mềm xử lý để có ảnh macro tốt hơn cho ai muốn bắt đầu.

Mời anh em!
Sắp tới chúng ta sẽ có các chia sẻ cụ thể về thiết bị, cách thực sử dụng, và workshop hướng dẫn thực hành từ A-Z cho một lần chụp đến kỹ thuật chồng ảnh (stacking focus) thành phẩm như các bức ảnh này nhé!


3.jpg

1 - CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA ỐNG KÍNH


Mỗi ống kính là một tập hợp của những thiết kế bằng toán học cao cấp, quang học chính xác và cơ khí tinh vi. Ống kính của các máy ảnh được chế tạo từ nhiều thành phần thấu kính (hộị tụ và phân kỳ) hợp lại. Các cấu trúc thành phần thấu kính khác nhau, chất liệu và hình dạng khác nhau tạo ra các loại ống kính khác nhau.

Do thiết kế kỹ thuật, các ống kính bình thường không thể lấy nét cực gần và cự ly canh nét tối thiểu thường là xấp xỉ 10 lần tiêu cự của chính ống kính đó. Chẳng hạn ống kính tiêu cự 50mm thì khoảng cách lấy được nét nằm trong khoảng gần nhất là 50cm, hay của ống kính tiêu cự 200mm là 2m. Từ đó, chúng ta có các loại ống kính: Ống kính tiêu chuẩn (normal); Ống kính góc rộng (wide-angle); Ống kính tiêu cự dài (telephoto); Ống kính đa tiêu cự (zoom).

cameratinhte-2016-11-04-11.18.55 ZS retouched.jpg

2 - ỐNG KÍNH MACRO


Với ống kính đa tiêu cự (zoom) thì cự lý lấy nét tối thiểu sẽ mở rộng nhiều hơn ở tiêu cự dài nhất. Một ống kính zoom 70-200mm có thể cho ta lấy nét gần nhất ở cự ly 1.2m với tiêu cự 200mm. Nếu là ống kính zoom có chức năng macro thì ta có thể rút ngắn hơn. Nhưng nếu cần độ nét cực bén ở cự ly gần / cực gần thì không có ống kính nào qua được ống kính macro chuyên dụng.

Ống kính macro hay micro là ống kính một tiêu cự (thường là 50mm, 60mm, 90mm, 100mm, 105mm hay 200mm) được thiết kế đặc biệt để có thể canh nét thật gần (từ vài cm) và cho hình ảnh cực nét ở cự ly gần như vậy. Các ống kính này có thể dùng thay cho ống kính cùng tiêu cự bình thường (như ống normal 50mm, 200mm chẳng hạn...) nhưng độ sắc nét ở các cự ly xa (vài mét đến vô cực) lại không bằng. Việc ống macro không đặt độ sắc nét ở cự ly chụp đối tượng xa là do cấu trúc thấu kính đặc biệt chuyên dụng macro.

Ống kính macro thường cho tỷ lệ phóng đại 1:1 (tức là kích thước vật thể thực là bao nhiêu thì trên bề mặt phim hay trên bộ cảm biến ảnh cũng sẽ có kích thước như vậy). Nếu dùng với các ống nối (tube) hay hộp xếp (below) thì càng cho độ khuếch đại lớn hơn nữa.

Ống kính macro do đó thường được sử dụng trong việc chụp ảnh các loại côn trùng, bò sát, hay hoa lá nhỏ để phục vụ nghiên cứu. Thậm chí các nhà khoa học có thể dùng một hệ thống nối đặc biệt gắn ống kính macro với kính hiển vi để chụp ảnh các ... vi trùng.

Quảng cáo



cameratinhte-2017-01-03-21.02.53_132_RobberFly.jpg

3 - CÁC TIÊU CỰ MACRO & GIẢI PHÁP VỀ THIẾT BỊ
  • Các loại tiêu cự Macro:
    • Short Macro (30mm-50mm): kích thước nhỏ, nhẹ, tiện lợi di động. Khoảng cách lấy nét khoảng trên dưới 15cm. Nếu chụp côn trùng thì khoảng cách này dễ làm chúng bay mất.
    • Standard Macro (60mm - 105mm): tiêu cự này phổ biến nhất trong chụp ảnh macro. Khoảng cách lấy nét tối thiểu vào khoảng 20-30 cm.
    • Tele-Macro (150mm - 200mm): kích thước lớn, nặng, khoảng cách lấy nét tối thiểu vào khoảng 60cm.
  • Các giải pháp không đủ ngân sách mua ống kính mà anh em chơi macro hay dùng:
    • Close-up Filter: giải pháp không đủ ngân sách mua sắm ống kính đầu tiên là một thấu kính close-up. Về cơ bản như một kính lúp, chất lượng ảnh suy giảm so với dùng ống kính macro.
    • Extension tubes (ống nối): là môt ống hình trụ rỗng, bằng kim loại hoặc nhựa, được đặt giữa máy ảnh và ống kính, làm tăng độ phóng đại của đối tượng chụp. Chất lượng hình ảnh suy giảm nhiều.
    • Đảo ngược ống kính: lắp ngược đầu ống kính vào máy ảnh và hình ảnh được phóng đại. Hạn chế là phải chụp ở khẩu độ tối đa của ống kính.
  • Giải pháp phần mềm hỗ trợ:
    • Photoshop
    • Phần mềm chồng ảnh (Zerene Stacker hoặc Helicon Focus)
cameratinhte-Mayfly 1.jpg

4 - CHỤP ẢNH MACRO


Macro photography có đối tượng là những vật thể rất nhỏ, chẳng hạn như côn trùng, hoa lá; đối tượng lớn hơn cũng có thể chụp, nhưng nên nhấn mạnh một vài chi tiết nhỏ. Chụp macro được nhiều người xem là chủ đề chụp thú vị, thư giản và hấp dẫn, nhưng cũng không ít những thách thức khó khăn và kiên nhẫn.

Về thiết bị, bạn có thể sử dụng bất cứ máy nào. Nếu là máy ảnh DSLR hay Mirroless thì bạn phải sắm ống kính macro, nếu là máy ảnh du lịch thì thường có chế độ chụp macro nhưng sẽ có hạn chế nhất định, cũng như chụp bằng điện thoại hay các phụ kiện/ phần mềm hỗ trợ cũng vậy.

Quảng cáo


cameratinhte-2017-06-28-10.21.37 ZS retouched.jpg

  • Kiên nhẫn, kiên nhẫn, kiên nhẫn...
Những ai từng chơi chủ đề macro đều thấy như thế, kiên nhẫn với chủ để và kiên nhẫn với bản thân. Chẳng hạn muốn chụp con chuồn chuồn, con ong hay bướm hay các côn trùng lạ ..., đôi khi phải chọn vị trí mà chúng hay đến và... chờ đợi. Và, đôi khi nó không đến! Nhưng nếu nó đến, bạn sẽ có một khung ảnh như ý, là điều mang lại nhiều niềm vui rất lạ.

cameratinhte-Hyllus Sp.jpg

  • Ánh sáng
Ánh sáng là chìa khoá cho một bức ảnh nói chung và cách riêng với chủ đề macro được thành công. Có thể bạn chỉ thích sử dụng ánh sáng tự nhiên hay bạn muốn dùng ring-flash các loại, thì cũng phải hiểu rõ thời điểm, cường độ, hướng sáng, sự tác động và chọn góc phù hợp, hay cần thêm phụ kiện che chắn...

cameratinhte-Robberfly_152_15um.jpg

  • Độ phóng đại?
Độ phóng đại của bất kỳ ống kính nào cũng được xác định bởi tiêu cự. Đối với chụp ảnh macro, chúng ta thường quan tâm đến mức độ cận cảnh có thể tiếp cận với chủ thể. Hai yếu tố này, bao gồm tiêu cự và khoảng cách lấy nét tối thiểu, xác định tỷ lệ phóng đại tối đa của ống kính, đôi khi được gọi là "tỷ lệ tái tạo". Bạn tiếp cận chủ thể với một ống kính có tiêu cự xác định càng gần, thì tỷ lệ phóng đại bạn đạt được sẽ càng cao.

Ống kính macro là một ống kính có tỷ lệ độ phóng đại tối đa ít nhất là 1:1, hoặc "1x" trong thông số kỹ thuật ống kính. Điều này có nghĩa là một chủ thể có thể được tái tạo ở kích thước hoàn chỉnh trên cảm biến hình ảnh của máy ảnh: một đối tượng 10 mm có thể được chiếu lên cảm biến là một hình ảnh 10 mm khi ống kính gần đối tượng đó. Tỷ lệ phóng đại tối đa là 1:2 hoặc "0.5x" có nghĩa là kích thước tối đa mà một hình ảnh của cùng một đối tượng 10 mm có thể được chiếu lên cảm biến là 5 mm, hoặc chỉ là bằng một nửa so với kích thước thật.


cameratinhte-2016-08-14-15.08.45_MiniSoldierFly.jpg

  • Trường sâu độ ảnh (Dof)
Để chụp chủ đề macro có độ sắc nét sâu, bạn cần sử dụng khẩu độ rất nhỏ, như f/16 - f/22. Nếu muốn nét toàn bộ đối tượng, như bình nước hoa, con bọ, con sâu... bạn phải dùng kỹ thuật Stacking Focus để xếp chồng nhiều bức ảnh có điểm nét khác nhau, chồng hàng loạt hình lại bằng phần mềm.

cameratinhte-2016-11-20-06.57.55 ZS retouched.jpg

  • Chân máy và tối ưu độ sắc nét
Chụp macro, với khẩu độ nhỏ, tốc độ thấp và ở cự ly rất gần, sự rung lắc phải được triệt tiêu nếu không muốn ảnh hưởng đến độ sắc nét đối tượng, bạn phải gắn máy vào chân máy cố định. Nhiều người còn cẩn thận sử dụng dây bấm mềm. Tuỳ đối tượng bạn có thể lấy nét tự động, nếu máy hỗ trợ Macro Servo AF, hoặc lấy nét thủ công (manual) tuỳ thói quen và ý đồ chụp.

cameratinhte-2016-11-04-20.35.40 ZS retouched.jpg

  • Phần mềm xử lý chồng ảnh
Như đã nói, bạn phải dùng kỹ thuật Stacking Focus để xếp chồng nhiều bức ảnh có điểm nét khác nhau, chồng hàng loạt hình lại bằng phần mềm. Các bước:
  • Chụp nhiều ảnh tại nhiều điểm nét khác nhau của đối tượng. Ví dụ 100 tấm ảnh, tấm thứ nhất nét tại con mắt và dời điểm nét dần đến tấm 200 là nét tại cái đuôi con côn trùng chẳng hạn.
  • Dùng một phần mềm chồng ảnh độc lập có tên Stacking Focus tuỳ ý.
  • Hoặc dùng Photoshop để chồng 200 tấm ảnh trên lại thành 1 ảnh, khi đó bạn có tấm ảnh nét từ đầu đến cuối.
  • Chọn File -> Scripts -> Load Files into Stack … -> Browse -> Chọn các ảnh đã chụp. Chọn “Attempt to Automatically Align Source Images”. Ok!
cameratinhte-Screen Shot 2017-08-05 at 11.33.23 AM.jpg cameratinhte-Screen Shot 2017-08-05 at 11.34.30 AM.jpg

Và, mời các bạn xem bộ ảnh côn trùng của bạn Nguyễn Kiên.
Có lẽ chúng ta sẽ có một buổi workshop chia sẻ và tập chụp thực hành cho những ai thích loại ảnh này.

cameratinhte-2016-08-22-08.45.59_FruitFly.jpg cameratinhte-2016-10-01-20.55.51_Soldierfly.jpg cameratinhte-2016-10-16-20.56.32 ZS retouched.jpg cameratinhte-2016-11-04-20.35.40 ZS retouched (1).jpg cameratinhte-2016-11-04-21.52.57 ZS retouched.jpg cameratinhte-2016-11-13-22.01.05_Hyllus.jpg cameratinhte-2016-11-14-06.34.55 ZS retouched.jpg cameratinhte-2016-11-20-09.13.35 ZS retouched.jpg cameratinhte-2016-11-26-22.37.32 ZS retouched.jpg cameratinhte-2016-11-29-15.24.35 ZS PMax.jpg cameratinhte-2016-12-04-15.15.26 ZS retouched.jpg cameratinhte-2016-12-04-20.42.08 ZS retouched.jpg cameratinhte-2016-12-12-19.40.56_Weevil.jpg cameratinhte-2016-12-18-13.28.49.jpg cameratinhte-2017-01-03-20.24.58_158_SoldierFly.jpg cameratinhte-2017-01-03-20.44.25_123_SignalFly.jpg cameratinhte-2017-01-03-21.18.03_BigSoldierFly_Orange.jpg cameratinhte-2017-01-03-21.50.51.jpg cameratinhte-2017-01-09-22.17.24_Moth_128.jpg cameratinhte-2017-01-31-20.36.13_Nhang_Xanh.jpg cameratinhte-2017-02-02-08.47.48_HorseFly.jpg cameratinhte-2017-02-10-13.06.56_Weevil.jpg cameratinhte-2017-02-13-08.30.18_RedAnt.jpg cameratinhte-2017-02-27-14.12.39_Tree_Hoper_151_15um.jpg cameratinhte-2017-02-27-14.40.27_House_Fly_185_12um.jpg cameratinhte-2017-03-01-09.17.59_To_Vo_63_20um.jpg cameratinhte-2017-03-06-21.18.22 ZS PMax.jpg cameratinhte-2017-03-20-21.38.08_RobberFly_Face_133_20um.jpg cameratinhte-2017-03-24-07.52.39_Big_Soldierfly_Back_232_15um.jpg cameratinhte-2017-03-28_Scale_WingButterfly_135_8um.jpg cameratinhte-2017-04-03-13.09.43_Bee_MimicFly_178_15um.jpg cameratinhte-2017-04-06-19.19.19_Hoverfly_113_15um_35.jpg cameratinhte-2017-04-19-15.10.02_Soldierfly_175_10um.jpg cameratinhte-2017-04-23-14.57.28.jpg cameratinhte-2017-05-10-19.55.37FingerPrintAnt.jpg cameratinhte-2017-05-11-21.10.55_Bee_Mimicfly.jpg cameratinhte-2017-05-13-22.11.37_Hairy_Soldierfly (1).jpg cameratinhte-2017-05-26-13.15.33 ZS retouched.jpg cameratinhte-2017-05-26-13.31.40 ZS retouched.jpg cameratinhte-2017-06-20-09.07.58_HORSEFLY.jpg cameratinhte-2017-06-23-11.27.59_Weevil.jpg cameratinhte-2017-06-24-22.25.45_Weevil.jpg cameratinhte-2017-06-28-09.58.40_Robberfly.jpg cameratinhte-2017-07-10-14.36.32_HORSEFLY_FAILED-Edit.jpg cameratinhte-2017-07-10-21.33.20_ROBBERFLY.jpg cameratinhte-2017-07-31-12.58.14 ZS retouched-Edit.jpg cameratinhte-20170322_Big_Soldierfly_226_15um.jpg cameratinhte-Adult Hyllus_Handheldstack_onLeaf.jpg cameratinhte-Ant Mimick Spider.jpg cameratinhte-BIG_EYES_HORSEFLY (1).jpg cameratinhte-Blue_Spider_120_10um.jpg cameratinhte-DragonFly.jpg cameratinhte-Horse Fly.jpg cameratinhte-Hyllus Sp_handheldstack.jpg cameratinhte-Hyllus_80_80um.jpg cameratinhte-Hyllus_Female_handheldstack.jpg cameratinhte-Mayfly.jpg cameratinhte-Shilt Legged Fly.jpg cameratinhte-Spider Portrait.jpg



Đây là thiết bị bạn @Chưa Tinh Tế dùng để thực hiện: Nikon D7100 và các ống MF.
Chúng ta sẽ có buổi nói chi tiết về thiết bị và thực hành sau.

20641372_364430260638358_527430412_o.jpg
88 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Quá đẹp ;)
Rất tuyệt vời, lúc đầu E tưởng chụp bằng Blackberry, cuối bài mới biết chụp bằng D7100 với MF, rất đẹp 😃
 Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using Blackberry PASSPORT.se 
Các bác giúp e chút vs 😔

E mới cưa cái lens Carl Zeiss từ xác máy ảnh ra muốn gắn vào điện thoại để chụp macro. Mà nó là dòng Vario-Tessar e phải cưa cho ngắn đy nhưng lúc ụp vô điện thoại thì hông thấy gì cả :( phi ống khoảng 12mm :( e mún thử cảm giác sài Zeiss như tn mà khó qé :(
@Chưa tinh tế ! ok bác nếu hông phiền bác xem giúp e nhen 😃 Cảm ơn bác 😁
@quynhmatroi Mình nhỏ 1 giọt nước lên camera điện thoại, đường kính cũng chỉ khoảng 12mm, cũng dí sát chụp macro được, chỉ là chất lượng kém. Nên mình ko biết phải đường kính ko.
@tuanlionsg E thấy cũng có bác sài giọt nước hoặc thấu kính cũng chỉ nhỏ như e mà úp vô thấy còn của e thử hết rồi 😔 Hí hửng hàng Zeiss nào ngờ fail @ @
suilovemap
ĐẠI BÀNG
7 năm
@quynhmatroi 2017-05-12_01-12-00.jpg
PentiumT
TÍCH CỰC
7 năm
Đẳng cấp! 😃
Nhat_Huy99
ĐẠI BÀNG
7 năm
Nếu những tấm bạn kia chụp ở nhà thì vật chủ là vật chết hay sống vậy mọi người?
cuquynh
TÍCH CỰC
7 năm
@Nhat_Huy99 chết hoặc bị đánh thuốc mê nhe bạn
Bình thường nhìn mấy con côn trùng thấy gớm, vừa bẩn lại hôi... Mà khi chụp macro thấy như 1 tác phẩm nghệ thuật của tạo hóa. Tuyệt vời...
cuquynh
TÍCH CỰC
7 năm
để ma chụp được những tấm ảnh thế kia là cả 1 quá trình lao động mệ mỏi
@cuquynh Chính xác đó bạn. Chụp hư là toi công vài trăm tấm hình.
@quynhmatroi Stack vật sống thì dùng chế độ chụp liên tục, phải có flash và... bấm giữ chụp. Hình con nhện có BG hồng là Stack Live đó bạn. Chừng 12 tấm.
@Chưa tinh tế ! Công nhận kỳ công thật. Sợ đang bấm nó nổi hứng bay mất thì mệt :p
@quynhmatroi Đập chết xong chụp là khỏi sợ bay 😆))
snackviet1
TÍCH CỰC
7 năm
😕. Ảnh thì sắc nét đó, cá nhân em thấy nó chưa "long lanh" lắm so với những tấm thể loại này mà e đã đc xem, cũng thuộc dạng Đẹp rồi đó. Mà hình như chụp thể loại này cực hơn bình thường phải k. Cám ơn bác đã cống hiến cho ae 1 bộ hình để Nhát vợ nhá 😃
@snackviet1 bác đòi hỏi cấp NAG thì khó rùi, còn bt chụp dc vầy ng ta đã phải đầu tư rất nh về kiến thức, kinh nghiệm và thiết bị rùi bác ạ. Cá nhân e thấy bộ ảnh này rất chuẩn, nét, trong và lên màu rất tốt😃
@snackviet1 Đúng như bạn nói, những hình ảnh này còn thiếu rất nhiều yếu tố để nó trở nên hoàn hảo.
Hầu hết hình mình chụp cách đây 5-8 tháng, khi đó vẫn đang mải mê thử nghiệm một số kỹ thuật mới (tự nghĩ vào học từ nước ngoài) nên vẫn chưa xịn lắm.

Các hình gần đây có khá hơn, tuy nhiên lại chưa được lên sóng nhiều phần vì mình bán phần vì lười chưa retouch.

Đây là hình mẫu lý tưởng mình theo đuổi: http://www.levonbiss.com/https://www.facebook.com/levonbissphoto/ Các bạn có thể ghé xem.

Cảm ơn bạn!
haimap87
TÍCH CỰC
7 năm
Quá ấn tượng. Hy vọng sẽ sớm có workshop để nghe tác giả chia sẻ kinh nghiệm và đam mê.
Saigonam
TÍCH CỰC
7 năm
Tuyệt đẹp.
snackviet1
TÍCH CỰC
7 năm
Hình đẹp,sắc nét. Cám ơn sâu sắc đến bác chụp hình. Và xin góp ý là lần sau lựa mấy con "sạch'' hơn xíu nha :mad: (chuồn chuồn,bướm ong,chim) mấy con này nhìn " dội " quá :rolleyes:
Cám ơn 1 bài viết hữu ích 😃
Đọc bài này làm em lại hứng thú với thể loại e ghiền nhất trong bộ môn nhiếp ảnh này rồi.
@vophuochigh-tech Chơi thôi em!
Lê.M.Đức
ĐẠI BÀNG
7 năm
Quá đẹp
schalke04
TÍCH CỰC
7 năm
Bác mod cho em hỏi là tại sao khi khép khẩu nhỏ lại thì khoảng DOF lại dày lên được không ạ?
@schalke04 Lụm được cái hình này ở trang HowStuffWorks, mạn phép dẫn lại cho bác xem (rất dễ hiểu):

illustration-how-aperture-works-2.gif

Lưu ý là đang xét trong trường hợp cùng 1 tiêu cự (ống zoom hoặc fix) và cùng 1 khoảng cách tới điểm lấy nét nhé (cùng lấy nét vào đúng 1 chổ).

Hình ảnh thu được rõ nét nhất khi những vật cần chụp nằm chính xác trên cùng 1 mặt phẳng lấy nét song song với mặt phẳng cảm biến. Khi đó ánh sáng sẽ hội tụ đúng ngay trên cảm biến. Một điểm trên mặt phẳng lấy nét sẽ cho ra 1 điểm trên mặt phẳng cảm biến.

Những chi tiết nằm trước hoặc sau mặt phẳng lấy nét thì sẽ không thể hội tụ được trên cảm biến thành 1 điểm, mà sẽ hội tụ trước hoặc sau tạo ra những vòng tròn mờ trên cảm biến gọi là circle of confusion. Tuy vậy, sẽ có những chi tiết nằm gần với mặt phẳng lấy nét (trước hoặc sau nhưng không nằm trên) tạo ra những CoC cực nhỏ, nhỏ tới mức khó phân biệt được so với 1 điểm. Sẽ có một mặt phẳng chứa những chi tiết tạo CoC cực nhỏ nằm trước mặt phẳng nét (near focus limit), và một mặt phẳng tương tự nằm sau mặt phẳng nét (distant focus limit). Khoảng cách giữa NFL và DFL là giới hạn của DoF.

Vậy thì khẩu độ ảnh hưởng gì? Kích thước của vòng tròn khẩu độ sẽ ảnh hưởng tới kích thước của CoC. Dễ hình dung ra rằng nếu khoảng cách từ cảm biến tới mặt phẳng nét là cố định thì khẩu độ lớn sẽ tạo ra CoC lớn, và để một chi tiết tạo ra CoC cực nhỏ tới mức khó phân biệt với một điểm thì chi tiết đó càng phải nằm gần với mặt phẳng nét, dẫn tới DoF càng ngày càng mỏng. Và tương tự, nếu khẩu độ nhỏ thì sẽ tạo ra CoC nhỏ, những chi tiết nằm cách xa mặt phẳng nét cũng sẽ tạo ra CoC cực nhỏ, dẫn tới DoF sẽ dày lên.

Có gì sai mong các bác góp ý thêm 😁
@Penguin Pingu Phức tạp quá bác. Giải thích nôm na; Với Macro chẳng ai chịu hi sinh dof cả. Vì thế khép được nhiêu cứ khép, thiếu sáng đã có flash. Macro mà không có flash (ánh sáng nhân tạo) thì chỉ chụp được tối đa 1:1 mà thôi.
Mấy con mắt côn trùng đúng vừa kinh dị lạ vừa đẹp lạ long lanh lóng lánh 😃
mấy phim ngoài hành tinh chắc lấy ý tưởng từ mấy con côn trùng này 😁
Thức ăn chính của con người thời hậu tận thế. Chụp kiểu này giống như mọi người chụp đồ ăn khoe lên facebook đó mà.
Tuhq
ĐẠI BÀNG
7 năm
Đỉnh của đỉnh
Bộ ảnh rất ấn tượng, thank tác giả 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019