Đầu đạn hạt nhân là loại vũ khí sẽ gây ra tình trạng ‘lưỡng bại câu thương’, nghĩa là cả hai bên đều bị tổn thất khi sử dụng chúng. Chính vì vậy, nỗi lo bị trả đũa bằng vũ khí hạt nhân đã ngăn các quốc gia sử dụng vũ khí hạt nhân của mình. Dù nghe có vẻ bấp bênh, ý tưởng này đã giữ cho thế giới được hòa bình từ năm 1945 đến nay. Sức mạnh của vũ khí hạt nhân đã khiến cho mỗi nước đều được “răn đe”, kể cả những nước có nhiều đầu đạn nhất.
Ngoài Nga, thì Mỹ là quốc gia có số đầu đạn hạt nhân lớn hơn 3.000. Các đầu đạn được nước này phân phối trên ba nền tảng để triển khai bao gồm tàu ngầm trên biển, hầm phóng trên mặt đất và máy bay ném bom. Tất cả được gọi chung là bộ ba hạt nhân.
Ở trên biển, phương tiện phóng của bộ ba hạt nhân không phải loại tàu nào khác ngoài tàu ngầm. Chúng bao gồm 14 tàu ngầm lớp Ohio, mang theo tên lửa đạn đạo và thường được gọi tắt là tàu ngầm hạt nhân (SSBN). Tàu ngầm lớp Ohio thường lặn sâu khoảng 240 mét, nhưng theo lý thuyết thì có thể xuống tới 450 mét. Đến thập niên 2030, đội tàu này sẽ được thay bằng tàu ngầm lớp Columbia.
Sở dĩ tàu ngầm được chọn vì chúng khó bị phát hiện nhất, thường lặn sâu dưới nước và có thể tuần tra liên tục không ngừng nghỉ. Chuyện tìm kiếm một tàu SSBN là gần như bất khả thi, trong khi đó nếu trang bị các tên lửa này trên một tàu mặt nước thì lại quá lộ liễu.
Ngoài Nga, thì Mỹ là quốc gia có số đầu đạn hạt nhân lớn hơn 3.000. Các đầu đạn được nước này phân phối trên ba nền tảng để triển khai bao gồm tàu ngầm trên biển, hầm phóng trên mặt đất và máy bay ném bom. Tất cả được gọi chung là bộ ba hạt nhân.
Tàu ngầm lớp Ohio
Ở trên biển, phương tiện phóng của bộ ba hạt nhân không phải loại tàu nào khác ngoài tàu ngầm. Chúng bao gồm 14 tàu ngầm lớp Ohio, mang theo tên lửa đạn đạo và thường được gọi tắt là tàu ngầm hạt nhân (SSBN). Tàu ngầm lớp Ohio thường lặn sâu khoảng 240 mét, nhưng theo lý thuyết thì có thể xuống tới 450 mét. Đến thập niên 2030, đội tàu này sẽ được thay bằng tàu ngầm lớp Columbia.
Sở dĩ tàu ngầm được chọn vì chúng khó bị phát hiện nhất, thường lặn sâu dưới nước và có thể tuần tra liên tục không ngừng nghỉ. Chuyện tìm kiếm một tàu SSBN là gần như bất khả thi, trong khi đó nếu trang bị các tên lửa này trên một tàu mặt nước thì lại quá lộ liễu.
Để hoạt động được liên tục và giữ sức khỏe cho các thủy thủ, mỗi tàu có 2 thủy thủ đoàn luân phiên làm nhiệm vụ gọi là Blue và Gold. Đội thứ nhất ở trên tàu trong khoảng 77 ngày rồi đưa tàu về cảng bảo dưỡng trong 35 ngày, sau đó đội thứ hai sẽ đưa tàu ra biển tuần tra và cứ lặp lại như vậy.
Về tên lửa, mỗi tàu chở theo 20 tên lửa đạn đạo Trident II D5, với tầm bắn 7.400 km. Mỗi tên lửa mang từ 8-14 đầu đạn và có thể nhắm vào những mục tiêu khác nhau. Với tầm bay như vậy, lại nằm trên một con tàu luôn di động dưới lòng biển, rõ ràng Trident có thể vươn tới những mục tiêu nằm cực sâu trong đất liền. Ngay cả chỗ xa bờ biển nhất trên Trái đất là điểm Nemo ở Nam Cực cũng chỉ cách biển 2.688 km, thì mọi nơi sâu trong lục địa khác sẽ khó lòng nằm ngoài tầm với của Trident.
Hầm phóng silo
Do các bang thuộc vùng núi Rocky là nơi kín đáo nhất trên lãnh thổ Mỹ, vừa xa biển vừa có núi cao che phủ nên ở đó được bố trí các hầm chứa tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mang tên LGM-30 Minuteman III. Mỹ hiện có 400 tên lửa Minuteman III nằm tại các căn cứ không quân ở 3 bang Montana, Wyoming và Bắc Dakota. Mỗi bang có khoảng 150 hầm silo kiên cố và luôn nằm trong trạng thái báo động 24/24.
Do Boeing chế tạo, tên lửa Minuteman III nặng 36 tấn, đường kính 1,67 mét, bay ở độ cao 1.120 km và có thể đạt tốc tới 24.100 km/giờ (Mach 23). Với tốc độ kinh hoàng như vậy, nếu nó bay tới một mục tiêu cách nửa vòng Trái đất thì chỉ mất chưa tới 1 tiếng bởi nửa vòng Trái đất chỉ là 20.000 km. Mỗi tên lửa có sức tàn phá cả một thành phố do tích hợp tới 3 đầu đạn hạt nhân.
Đúng như tên gọi “xuyên lục địa", chúng có tầm bay lên tới hơn 9.600 km - vượt xa tên lửa SLBM. Sở dĩ tầm bay phải lớn như vậy là để bù đắp cho sự kém cơ động của các hầm phóng. Dù gì đi nữa thì các hầm silo vẫn rất dễ tổn hại do luôn nằm một chỗ cố định, nên Mỹ đang chuẩn bị thay Minuteman III bằng tên lửa LGM-35A Sentinel, cũng như hiện đại hóa các cơ sở này vào năm 2029 để tăng khả năng phòng ngự của chúng.
Máy bay ném bom
Quảng cáo
Giống như tàu ngầm, máy bay ném bom là loại phi cơ được chọn để làm "chân kiềng" trên không của bộ ba hạt nhân. Mỹ đang sử dụng 20 chiếc oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit và 46 chiếc B-52H Stratofortress để phóng tên lửa hạt nhân. Vũ khí mà chúng sử dụng là tên lửa hành trình phóng từ trên không (ALCM) hoặc bom trọng lực. ALCM có thể được phóng từ khoảng cách 2.400 km, còn bom hạt nhân cần được thả gần mục tiêu hơn. Ngoài ra, tiêm kích F-35 cũng đang được phát triển để chở bom hạt nhân.
Máy bay B-52H cùng dàn vũ khí.
Máy bay tàng hình B-21 Raider dự kiến sẽ thay thế thay thế cả hai loại oanh tạc cơ trên, song thời điểm sẽ chênh nhau khoảng 1 thập niên. Raider sẽ đi vào hoạt động vào năm 2030 để thay thế hẳn B-2, còn B-52H vẫn tiếp tục hoạt động tới thập niên 2040.
Hiện nay nhờ nỗ lực tháo dỡ các đầu đạn trong hàng thập niên, Mỹ đã giảm số đầu đạn từ mức đỉnh điểm 31.255 vào năm 1967 xuống còn 3.748 tính đến năm 2023.
Theo Energy, SlashGear.