Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 74/2024/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn việc kê khai, báo cáo về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, Đường, Cầu đường bộ có thời gian sử dụng để tính hao mòn là 40 năm.
Thông tư nêu rõ, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được lập hồ sơ tài sản để quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan. Riêng đối với phần đất hành lang an toàn đường bộ đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng chỉ thực hiện theo dõi về hiện vật, không phải hạch toán nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại của tài sản theo quy định tại Thông tư này.
Mỗi một tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định là một đối tượng ghi sổ kế toán. Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải phản ánh, ghi chép đầy đủ thông tin về nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại của tài sản.
Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường; cầu đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ; hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ có thời gian sử dụng 40 năm, tỷ lệ hao mòn 2,5% năm.
Kết cấu hạ tầng bến phà đường bộ, cầu phao có thời gian sử dụng 20 năm, tỷ lệ hao mòn 5% năm.
Bến xe, bãi đỗ xe, nhà hạt quản lý đường bộ, trạm dừng nghỉ có thời gian sử dụng 25 năm, tỷ lệ hao mòn 4% năm...
Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được tính theo công thức:
Mức hao mòn hàng năm của tài sản=Nguyên giá của tài sảnxTỷ lệ hao mòn (% năm)
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2024 và được áp dụng từ năm tài chính 2025.
Nguồn Báo điện tử Chính phủ
Thông tư nêu rõ, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được lập hồ sơ tài sản để quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan. Riêng đối với phần đất hành lang an toàn đường bộ đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng chỉ thực hiện theo dõi về hiện vật, không phải hạch toán nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại của tài sản theo quy định tại Thông tư này.
Mỗi một tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định là một đối tượng ghi sổ kế toán. Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải phản ánh, ghi chép đầy đủ thông tin về nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại của tài sản.
Đường, cầu đường bộ có thời gian sử dụng để tính hao mòn là 40 năm
Theo Thông tư, danh mục tài sản, thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản kết cấu hạn tầng giao thông đường bộ được quy định như sau:Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường; cầu đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ; hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ có thời gian sử dụng 40 năm, tỷ lệ hao mòn 2,5% năm.
Kết cấu hạ tầng bến phà đường bộ, cầu phao có thời gian sử dụng 20 năm, tỷ lệ hao mòn 5% năm.
Bến xe, bãi đỗ xe, nhà hạt quản lý đường bộ, trạm dừng nghỉ có thời gian sử dụng 25 năm, tỷ lệ hao mòn 4% năm...
Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được tính theo công thức:
Mức hao mòn hàng năm của tài sản=Nguyên giá của tài sảnxTỷ lệ hao mòn (% năm)
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2024 và được áp dụng từ năm tài chính 2025.
Nguồn Báo điện tử Chính phủ