Ngày 10/9/2021, tức là hơn 1 năm về trước, nữ thẩm phán Yvonne Gonzalez Rogers đã đưa ra phán quyết trong phiên xử sơ thẩm vụ kiện giữa Epic Games và Apple. Tính ra trong số 10 cáo buộc mà Epic Games đưa ra, chỉ có đúng một phán quyết của thẩm phán Rogers là đi ngược lại lợi ích của Apple, đó là yêu cầu phải để các ứng dụng phân phối trên App Store lựa chọn giải pháp thanh toán mua hàng in-app purchase tự do, không buộc phải sử dụng giải pháp thanh toán của App Store, từ đó tránh được khoản chi phí “chia sẻ doanh thu” 30% giá trị mỗi đơn hàng.
Phán quyết của thẩm phán Rogers đã mở ra rất nhiều động thái mới của các quốc gia để giới hạn sức mạnh kiểm soát thị trường của Apple. Mới đây nhất, các nhà chức trách Hàn Quốc đã yêu cầu Apple phải cho phép những ứng dụng trên App Store thanh toán qua các dịch vụ ngoài. Và đương nhiên, phán quyết của tòa án Mỹ hoàn toàn không khiến cả Apple lẫn Epic Games vừa lòng. Vậy là đến ngày 21/10 tới, phiên xử phúc thẩm vụ kiện sẽ được diễn ra.
Và chính đại diện bộ tư pháp Mỹ cũng vừa lên tiếng xin phép thẩm phán tòa án liên bang, để được tham gia vào phiên xử phúc thẩm diễn ra vào trung tuần tháng sau. Hãng tin Reuters đã đưa tin, rằng bộ tư pháp Mỹ đã nộp văn bản tóm tắt để xin phía cơ quan tư pháp cho tham gia phiên xử vụ kiện. Phía cơ quan hành pháp thuộc chính phủ Mỹ bày tỏ lo ngại rằng thẩm phán Rogers đã giải thích chưa đúng luật chống độc quyền của Mỹ.
Năm 2019, có nguồn tin không chính thức nói rằng bộ tư pháp Mỹ chuẩn bị kiện Apple vì hành vi độc quyền thị trường. Và quyết định của tòa án ở phiên sơ thẩm, với những phán quyết có lợi cho Apple có thể sẽ giới hạn khả năng thành công của bộ tư pháp Mỹ trong vụ kiện với Apple, nếu nó xảy ra trong nay mai.
Vì thế, hôm thứ 6 vừa rồi, bộ tư pháp Mỹ viết như thế này: “Chính phủ Mỹ tin rằng việc tham gia tranh tụng sẽ hữu ích cho phiên xử, đặc biệt là trong việc giải thích những sai sót trong việc trích luận và giải thích luật chống độc quyền, thứ có thể tạo ra hậu quả đáng kể cho việc thực thi các biện pháp chống độc quyền về sau, ngoài bối cảnh cụ thể của trường hợp này (vụ kiện giữa Apple và Epic Games).”
Phía bộ tư pháp Mỹ xin tòa án có 10 phút để trình bày. Và tính đến thời điểm hiện tại, cả ba bên, tòa án, Apple và Epic Games đều không phản đối yêu cầu này.
Theo Engadget
Phán quyết của thẩm phán Rogers đã mở ra rất nhiều động thái mới của các quốc gia để giới hạn sức mạnh kiểm soát thị trường của Apple. Mới đây nhất, các nhà chức trách Hàn Quốc đã yêu cầu Apple phải cho phép những ứng dụng trên App Store thanh toán qua các dịch vụ ngoài. Và đương nhiên, phán quyết của tòa án Mỹ hoàn toàn không khiến cả Apple lẫn Epic Games vừa lòng. Vậy là đến ngày 21/10 tới, phiên xử phúc thẩm vụ kiện sẽ được diễn ra.
Và chính đại diện bộ tư pháp Mỹ cũng vừa lên tiếng xin phép thẩm phán tòa án liên bang, để được tham gia vào phiên xử phúc thẩm diễn ra vào trung tuần tháng sau. Hãng tin Reuters đã đưa tin, rằng bộ tư pháp Mỹ đã nộp văn bản tóm tắt để xin phía cơ quan tư pháp cho tham gia phiên xử vụ kiện. Phía cơ quan hành pháp thuộc chính phủ Mỹ bày tỏ lo ngại rằng thẩm phán Rogers đã giải thích chưa đúng luật chống độc quyền của Mỹ.
Năm 2019, có nguồn tin không chính thức nói rằng bộ tư pháp Mỹ chuẩn bị kiện Apple vì hành vi độc quyền thị trường. Và quyết định của tòa án ở phiên sơ thẩm, với những phán quyết có lợi cho Apple có thể sẽ giới hạn khả năng thành công của bộ tư pháp Mỹ trong vụ kiện với Apple, nếu nó xảy ra trong nay mai.
Vì thế, hôm thứ 6 vừa rồi, bộ tư pháp Mỹ viết như thế này: “Chính phủ Mỹ tin rằng việc tham gia tranh tụng sẽ hữu ích cho phiên xử, đặc biệt là trong việc giải thích những sai sót trong việc trích luận và giải thích luật chống độc quyền, thứ có thể tạo ra hậu quả đáng kể cho việc thực thi các biện pháp chống độc quyền về sau, ngoài bối cảnh cụ thể của trường hợp này (vụ kiện giữa Apple và Epic Games).”
Phía bộ tư pháp Mỹ xin tòa án có 10 phút để trình bày. Và tính đến thời điểm hiện tại, cả ba bên, tòa án, Apple và Epic Games đều không phản đối yêu cầu này.
Theo Engadget