Boeing đề xuất ý tưởng dọn rác vũ trụ bằng các đám mây khí

shinbehv
5/10/2012 3:25Phản hồi: 57
Boeing đề xuất ý tưởng dọn rác vũ trụ bằng các đám mây khí
boeing-ballistic-gas.jpg
Một mô phỏng về các hạt bụi, đárác vũ trụ quanh Trái Đất

Kể từ khi ngành hàng không vũ trụ ra đời 55 trước với sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh Sputik, con người đã đưa vào không gian hàng nghìn tên lửa mang theo các vệ tinh, tàu vũ trụ cùng những trang thiết bị khác nhau. Rất nhiều trong số đó nay đã không còn hoạt động, trở thành các vật thể lơ lửng không điều khiển. Cùng với các mảnh thiên thạch và bụi trong không gian, các vật thể nhân tạo hỏng là một mối nguy hiểm lớn đối với các thiết bị khác đang hoạt động hoặc chuẩn bị được các tên lửa đẩy đưa lên. Nhằm giải quyết vấn đề này, mới đây tập đoàn Boeing đã đề xuất ý tưởng phá hủy những vật thể không còn sử dụng thông qua việc phóng các đám mây khí để đẩy chúng rơi vào khí quyển Trái Đất, sau đó chúng sẽ tự bốc cháy. Ý tưởng này đã được công ty chuyên chế tạo máy bay và vũ khí Hoa Kỳ gửi đơn đăng kí bản quyền.

Thực ra đây không phải là lần đầu tiên người ta cố gắng tìm ra một lời giải nào đó cho vấn đề rác thải, đá và bụi vũ trụ, nhất là sau tai nạn va chạm gây thiệt hại nghiêm trọng giữa hai vệ tinh Iridium 33 và Kosmos 2251 vào năm 2009. Nhiều phương án trước đây đã được đưa ra để giải quyết bài toán này. Ví dụ như phóng các vệ tinh mới để bẫy các vật thể, hoặc dùng các tên lửa quân sự phá hủy. Tuy nhiên, hậu quả của nó thường để lại nhiều mảnh vỡ nhỏ, mỗi mảnh vỡ này lại trở thành những nguy hiểm tiềm tàng không kém khi chúng chuyển động ở tốc độ cao trong môi trường không có lực cản. Bên cạnh đó, có rất nhiều khó khăn kĩ thuật trong việc điều khiển các thiết bị phóng một cách chính xác. Ngoài ra còn phải kể đến chi phí đắt đỏ cho mỗi dự án kiểu này. Ngoại trừ trong lĩnh vực quốc phòng, các tên lửa được phóng lên với mục đích phá hủy vệ tinh đối phương hoặc có tính răn đe các nước khác, gần như chưa có chương trình dân sự nào thực hiện một kế hoạch tham vọng kiểu như vậy.

boeing-ballistic-gas-0.jpg

Trong bằng sáng chế được gửi đi từ Boeing, nhóm chuyên gia của công ty này đã trình bày một mô hình đưa các vệ tinh chứa các buồng khí hoặc thiết bị tạo gas đặc biệt lên vũ trụ. Khi đạt tới quỹ đạo cần thiết, người ta sẽ điều khiển để bắn luồng khí gas về phía vật thể cần phá hủy theo chiều ngược lại với chiều chuyển động của vật thể đó trên cùng một quỹ đạo. Theo thiết kế, khí gas bắn ra sẽ đạt vận tốc siêu âm. Do ở môi trường ngoài áp suất gần bằng 0 nên khí gas vốn bị nén sẽ nở ra rất nhanh tạo thành một đám mây với môi trường gần như chân không bên trong lòng nó. Khi va chạm với vật thể cần phá hủy, nó không làm vỡ mà chỉ có tác dụng làm giảm vận tốc của vật thể đó.

Như chúng ta đã biết, một vật muốn trở thành vệ tinh của Trái Đất, nó cần đạt tới vận tốc vũ trụ cấp I, tức khoảng 7,9 km/giây. Do đó, khi bị giảm tốc nó sẽ rời khỏi quỹ đạo tròn (hoặc elip) và rơi trở lại Trái Đất. Dưới tác dụng của lực hấp dẫn, nó sẽ chuyển động nhanh dần khi rơi, giống như các thiên thạch lao xuống vậy. Khi càng đi sâu vào bầu khí quyển, ma sát của nó với không khí càng tăng, đẩy nhiệt độ bề mặt của nó lên rất cao. Đồng thời ở gần mặt đất, mật độ oxy lớn hơn các tầng khí quyển bên trên. Hai nhân tố đó sẽ đảm bảo sự cháy xảy ra. Kết quả là vật thể bị cháy gần như hoàn toàn trước khi nó chạm được xuống bề mặt hành tinh xanh.

Đó cũng chính là nguyên nhân giải thích tại sao khi các thiên thạch rơi xuống Trái Đất ta nhìn thấy những vệt sáng dài trên bầu trời mà mọi người gọi là sao băng. Với những thiên thạch có kích thước quá khổ, nó có thể không cháy hết và tạo ra một vụ va chạm cực mạnh với Trái Đất. Những vụ nổ kiểu như vậy tương đương với hàng nghìn quả bom nguyên tử và có thể xóa sổ sự sống trên Địa Cầu như một giả thuyết về sự tuyệt chủng của loài khủng long 65 triệu năm trước. Nhân tiện, xin gợi ý các bạn một câu hỏi vui tương đối dễ, tại sao bề mặt Mặt Trăng lại có nhiều miêng núi lửa?

Trở lại với phát minh của Boeing, như vậy bằng việc đẩy các đám mây khí va chạm với vật thể cần phá hủy, các nhà khoa học có thể gián tiếp phá huỷ vật thể đó mà không để lại các mảnh vỡ nguy hiểm. Đồng thời phương pháp này cũng không đòi hỏi độ chính xác cao trong việc tính toán quỹ đạo và điều khiển như khi sử dụng các kĩ thuật va chạm phá hủy trước đây. Thêm vào nữa, Boeing cũng cho biết với các vật thể lớn (tất nhiên là không quá lớn) họ có thể phóng các đám mây khí cùng lúc để đảm bảo làm chuyển động của nó chậm lại. Một ưu điểm nữa là người ta có thể sử dụng một vệ tinh có điều khiển, phóng nhiều đám khí vào các vật thể khác nhau và ở các quỹ đạo riêng biệt. Cho nên chi phí và giá thành của nó không quá tốn kém như các cách làm truyền thống.

Nguồn: Gizmag
57 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Để vậy nhìn đẹp hơn.
der_titan
TÍCH CỰC
12 năm
rác nhiều như vậy sao mà thổi hết được với lại tốn kém!
Boing giờ rảnh ghê. Dọn rác vũ trụ đem về trái đất
@vuidoi Lâu lâu đọc được tin hay, mà thấy mấy cái cm như này chán ghê. Đọc cho kỹ đi rồi nói, chưa về được trái đất thì cái món đó cháy rụi rồi.
@retryvuhuy Chán mà còn viết trả lời? Bạn rảnh giống boing. Bạn định đâu tư cho Boing hay sao mà thấy tin đó hay? Vì mỗi lần các hãng lớn đưa ra ý tưởng là đang kêu gọi các nhà đầu tư. Còn bạn biết thế nào là đùa ko?
kelvinlong
ĐẠI BÀNG
12 năm
@vuidoi bây h bọn nó ko lo dọn rác thì tương lai là ko thể phóng vệ tinh hay bất cứ j nữa vì đã có 1 lớp rác dày đặc trên đấy và ko thể đi xuyên qua đc. Lúc đấy thì mấy ông khỏi có xem bóng đá truyền hình trực tiếp qua vệ tinh nhé
@kelvinlong Chuẩn bị đi chích ngừa như tui đi
@vuidoi ko dọn rác vũ trụ , dọn xác cuả những vệ tinh cũ kỹ , ko còn hoạt động thì sau này chẳng còn quỹ đạo để phóng những vệ tinh nhân tạo mới lên . Vả lại rác vũ trụ là mối nguy hiểm hàng đầu cho các vệ tinh nhân tạo ko dọn thì rất nguy hại .
Ý tưởng mới và không quên đăng ký bản quyền. Đúng cách làm việc của các hãng Tư bản
TTLover
TÍCH CỰC
12 năm
Lo rác dưới đất còn chưa xong: )
@TTLover quá chuẩn,dưới này gần ngập rác rồi.
@habu@
TÍCH CỰC
12 năm
@TTLover Một ngày nào đó tự nhiên TV, Internet, GPS, ... ko dùng được thì sẽ như thế nào?
Nên dọn ngay từ sớm! Để pọn tàu lên dọn coi chừng die cả lũ :oops:
@TTLover Mình chuẩn bị đăng ký bản quyền ý tưởng đưa rác thải trái đất lên sao hỏa.như vậy trái đất sẽ xanh hơn 😔😁

sent from my (°_°) 1100i using tinhtế.vn
@habu@
TÍCH CỰC
12 năm
Trên Moon có nhìu miệng núi lửa! Đương nhiên là do có quá nhìu Thiên Thạch rơi vào Moon! Do Moon quay quanh trái đất 1 tháng hết 1 vòng! Càng hứng nhìu Thiên Thạch 😁 và kích thước thì quá khổ :p
@@habu@ câu trả lời ngây thơ!!! càng nhỏ thì sự va chạm càng ít chứ, và lực hấp dẫn sẽ nhỏ hơn, nên về kích thước là không ảnh hưởng lắm!! Quan trọng ở đây là moon không có tầng khí quyển như trái đất - được xem như lớp khiên tự nhiên của trái đất!! chính vì thế nên khi thiên thạch rơi xuống moon mới tạo nên các miệng núi lửa
@@habu@ Điều quan trọng nhất là mặt trăng ko có bầu khí quyển nên các thiên thạch tự do rơi vào nó mà ko bị cháy như trên trái đất, nên trên mặt trăng có rất nhiều hố thiên thạch nhìn như là miệng núi lửa vậy
mackiller
TÍCH CỰC
12 năm
@@habu@ Chắc do mặt trăng có nhiều núi lửa. ... :D (Đùa tí...)
@tuanga_93 Bác nên nói rõ hơn là do ko có lơp khi quyển để tạo ma sát với vật thể khi rơi nên vật thể rơi xuống mặt trăng sẽ ko bị đốt cháy nên mặt trăng hứng chịu trực tiếp gần như hoàn toàn năng lượng từ vật thể đó nên bề mặt mặt trăng bị oanh tạc tàn phá khủng khiếp như vậy .
@izzi_kaka thank bác!!!!
el.Vosque
ĐẠI BÀNG
12 năm
Bắn " Nhầm " thì dễ gây chiến tranh lắm 😃
Cháy không hết rơi xuống trái đất thì có mà ăn cám
Sent from my IM-A760S using Tinhte.vn
TTX_412
TÍCH CỰC
12 năm
@inumusha không có vệ tinh nhân tạo nào lớn đến mức đó đâu bác
nglocng
ĐẠI BÀNG
12 năm
Tre trau phat bieu that la nguy hiem :-S
luserbai
ĐẠI BÀNG
12 năm
@nglocng rất đáng buồn là tình hình tinhter ngày càng tinh tướng & trẻ trâu [​IMG]

vấn đề liên quan đến kiến thức lớp 9 [​IMG]
đề nghị các cháu bé tắt máy học bài đê [​IMG]

p/s: lần sau nhớ viết tiếng Việt có dấu nhé bác 😁
dọn mang về bán ve chai cũng được khối tiền...
@anhquynhs1990 Hay đó. . .haha 😁
chỉ mỹ mới nghĩ đến điều đó, nghèo như ta dọn rác trước nhà mình còn chưa xong nữa mà =))
vì mặt trăng không có bầu khí quyển để ma sát mà đốt cháy thiên thạch như trái đất 😁
iphoner13
ĐẠI BÀNG
12 năm
Rác ở đâu thì cũng là rác. Dưới đất có ảnh hưởng kiểu dưới đất, trên giời có ảnh hưởng kiểu trên giời. Cũng nên lo đi là vừa.
Ko sau này cả cái dự án như kiểu đưa người lên sao Hỏa tốn hàng tỉ đô và chất xám của hàng ngàn nhà khoa học hàng đầu + sự hi vọng của cả nhân loại vừa thò mặt ra khỏi bầu khí quyển thì ... BÙM! .. Chấm hết.
ngossonwp7
ĐẠI BÀNG
12 năm
Xin trả lời câu hỏi của luôn: Trên mặt trăng có nhiều hố va chạm là do mặt trăng ko có khí quyển bảo vệ nên mọi thiên thạch lớn nhỏ rơi vào mặt trăng đều để lại các hố va chạm. Một điều nữa là do mặt trăng ko có các hoạt động kiến tạo như trên trái đất nên mọi hố va chạm từ thời mặt trăng hình thành đều còn nguyên. 😁
ngossonwp7
ĐẠI BÀNG
12 năm
Cái mod gọi là núi lửa thực ra là các hố va chạm né.
Hix, vấn đề này hơi trừu tượng 😃
Vậy khỏe rồi, cứ 1-2 ngày em lại ném 1 bịch rác vào vũ trụ, yên tâm vì đã có người dọn rồi, bớt được tiền rác hàng tháng, thời buổi khó khăn, tiết kiệm đc đồng nào hay đồng ấy 😁
bài viết hay
heliosy
TÍCH CỰC
12 năm
nên nghĩ cách đem mấy cái thiết bị về TD tái chế lại vì đa phần toàn kim loại thôi còn rác trên TD thì cho lên tàu bắn lên trên kia lại 😁:D:D

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019