Với môn thể thao vua, không gian quảng cáo của các bảng hiệu trên sân là thứ cực kỳ giá trị, đáng giá hàng triệu USD mỗi lần hiển thị logo và sản phẩm vì mỗi trận đấu có đến cả tỷ người trên toàn thế giới theo dõi, và dĩ nhiên là khả năng tiếp cận ngần ấy khách hàng tiềm năng. Những cái đầu marketing muốn tối ưu chi phí luôn muốn sản phẩm bán ra ở từng vùng được hiển thị nhiều nhất, và thậm chí là bỏ luôn những thương hiệu không có mặt ở các vùng lãnh thổ ấy. Điều đó dẫn chúng ta đến với công nghệ mới của hãng Supponor, đơn vị đến từ nước Anh, thứ được mô tả rất chi tiết và chính xác trong đoạn clip dưới đây:
Vẫn góc máy quay ấy, vẫn từng bước chạy của cầu thủ giống hệt nhau nhưng bảng quảng cáo màn hình LED xung quanh đường pit lại chạy chữ và hiển thị logo rất khác. Anh em hãy để ý TV feed gốc máy quay ghi hình tại sân vận động, quảng cáo có sọc vì sai lệch giữa tốc độ quét của máy quay và tần số quét của màn hình LED, còn ba TV feed ảo đã được điều chỉnh để chạy mượt nhất, không bị sọc vì sai lệch tần số quét.
Đã có người đưa ra giải thích, cho rằng đây là thành quả của công nghệ AR, máy quay có cảm biến cân bằng để nhận diện đúng vị trí bảng quảng cáo để phần mềm tự động nhận diện và xóa nền quảng cáo gốc chạy, và cũng là phần mềm chèn quảng cáo mới phù hợp với tùng vùng tiếp sóng bóng đá để hình ảnh không bị chèn vào người cầu thủ.
Nhưng thật ra, giải pháp của Supponor đơn giản hơn nhiều, không kỳ diệu như công nghệ AR, thứ hiện giờ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và nâng cấp. Supponor phủ lên màn hình quảng cáo LED của họ một lớp phim có khả năng phản xạ lại bước sóng hồng ngoại. Những camera quay trên sân có tích hợp thêm camera hồng ngoại để chiếu vào bảng màn hình đèn LED. Khi ấy, tín hiệu hình ảnh đưa về trung tâm truyền hình sẽ có cả nguồn hình quay sân bóng với những màn hình được nhận diện tương đối chính xác, kể cả khi máy quay di chuyển và thay đổi góc nhìn. Rồi cuối cùng phần mềm chỉ việc làm một công việc đó là “key” những vùng ánh sáng hồng ngoại bị phản xạ lại, giống hệt như lúc anh em “key” phông màn xanh lúc quay phim để chèn background vào bằng Premiere hay iMovie ấy. Còn trong trường hợp này, phần mềm sẽ chèn quảng cáo mới phù hợp với từng vùng lãnh thổ.
Vậy là nhờ vào công nghệ này, ví dụ như trong hình trên đây, cùng một quảng cáo nhưng nó có thể hiển thị nhiều ngôn ngữ khác nhau phù hợp cho từng đối tượng người xem, hoặc thậm chí là thay đổi hoàn toàn quảng cáo để phù hợp, ví dụ như nước mình cấm quảng cáo các trang cá độ bóng đá chẳng hạn, thì sẽ thay đi bằng quảng cáo của hãng khác.
Supponor gọi công nghệ hiển thị của họ là digiBOARD Virtual Hybrid, và màn hình LED trong những đoạn clip kể trên được một hãng khác là ADI sản xuất. Công nghệ này kết hợp cả thật và ảo, nói chung cũng không khác nhiều so với AR, dẫn đến việc có người lầm tưởng như ở trên. Hiện giờ công nghệ này đã và đang được ứng dụng trong vòng khoảng 2 năm trở lại đây, tại các sân vận động ở Đức, của các đội tuyển tham gia giải vô địch quốc gia Bundesliga nước họ. Cùng lúc, nhiều giải đấu khác cũng đang ứng dụng công nghệ này của Supponor, như La Liga, giải khúc côn cầu NHL, NBA hay thậm chí cả Premier League nữa. Ấy vậy cho nên, anh em xem bóng đá trên TV, chưa chắc quảng cáo đã trùng với những gì người hâm mộ trên khán đài nhìn thấy đâu.
Vẫn góc máy quay ấy, vẫn từng bước chạy của cầu thủ giống hệt nhau nhưng bảng quảng cáo màn hình LED xung quanh đường pit lại chạy chữ và hiển thị logo rất khác. Anh em hãy để ý TV feed gốc máy quay ghi hình tại sân vận động, quảng cáo có sọc vì sai lệch giữa tốc độ quét của máy quay và tần số quét của màn hình LED, còn ba TV feed ảo đã được điều chỉnh để chạy mượt nhất, không bị sọc vì sai lệch tần số quét.
Đã có người đưa ra giải thích, cho rằng đây là thành quả của công nghệ AR, máy quay có cảm biến cân bằng để nhận diện đúng vị trí bảng quảng cáo để phần mềm tự động nhận diện và xóa nền quảng cáo gốc chạy, và cũng là phần mềm chèn quảng cáo mới phù hợp với tùng vùng tiếp sóng bóng đá để hình ảnh không bị chèn vào người cầu thủ.
Nhưng thật ra, giải pháp của Supponor đơn giản hơn nhiều, không kỳ diệu như công nghệ AR, thứ hiện giờ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và nâng cấp. Supponor phủ lên màn hình quảng cáo LED của họ một lớp phim có khả năng phản xạ lại bước sóng hồng ngoại. Những camera quay trên sân có tích hợp thêm camera hồng ngoại để chiếu vào bảng màn hình đèn LED. Khi ấy, tín hiệu hình ảnh đưa về trung tâm truyền hình sẽ có cả nguồn hình quay sân bóng với những màn hình được nhận diện tương đối chính xác, kể cả khi máy quay di chuyển và thay đổi góc nhìn. Rồi cuối cùng phần mềm chỉ việc làm một công việc đó là “key” những vùng ánh sáng hồng ngoại bị phản xạ lại, giống hệt như lúc anh em “key” phông màn xanh lúc quay phim để chèn background vào bằng Premiere hay iMovie ấy. Còn trong trường hợp này, phần mềm sẽ chèn quảng cáo mới phù hợp với từng vùng lãnh thổ.
Vậy là nhờ vào công nghệ này, ví dụ như trong hình trên đây, cùng một quảng cáo nhưng nó có thể hiển thị nhiều ngôn ngữ khác nhau phù hợp cho từng đối tượng người xem, hoặc thậm chí là thay đổi hoàn toàn quảng cáo để phù hợp, ví dụ như nước mình cấm quảng cáo các trang cá độ bóng đá chẳng hạn, thì sẽ thay đi bằng quảng cáo của hãng khác.
Supponor gọi công nghệ hiển thị của họ là digiBOARD Virtual Hybrid, và màn hình LED trong những đoạn clip kể trên được một hãng khác là ADI sản xuất. Công nghệ này kết hợp cả thật và ảo, nói chung cũng không khác nhiều so với AR, dẫn đến việc có người lầm tưởng như ở trên. Hiện giờ công nghệ này đã và đang được ứng dụng trong vòng khoảng 2 năm trở lại đây, tại các sân vận động ở Đức, của các đội tuyển tham gia giải vô địch quốc gia Bundesliga nước họ. Cùng lúc, nhiều giải đấu khác cũng đang ứng dụng công nghệ này của Supponor, như La Liga, giải khúc côn cầu NHL, NBA hay thậm chí cả Premier League nữa. Ấy vậy cho nên, anh em xem bóng đá trên TV, chưa chắc quảng cáo đã trùng với những gì người hâm mộ trên khán đài nhìn thấy đâu.