Cá nhân hoá bữa ăn bằng khoa học: Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia Mỹ

Nam Air
28/02/2023 01:02Phản hồi: 20
Cá nhân hoá bữa ăn bằng khoa học: Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia Mỹ
Dựa trên 3 yếu tố là gene, hệ vi khuẩn đường ruột và chế độ sinh hoạt hàng ngày, các nhà khoa học chuyên ngành dinh dưỡng ở Mỹ đang có tham vọng nghiên cứu ra 1 phương pháp cá nhân hóa bữa ăn bằng khoa học, thông qua chương trình nghiên cứu tên là All of Us, có kinh phí lên tới 170 triệu đô la Mỹ do NIH - Viện Dinh dưỡng quốc gia tài trợ.

Nếu có đi tập ở các phòng gym thì anh em thường thấy là rất nhiều PT (personal trainer - huấn luyện viên cá nhân) sẽ “kiêm luôn” chuyên gia dinh dưỡng, họ thường bày cho anh em ăn cái này để giảm mỡ, ăn cái kia để tăng cơ, tuy nhiên dinh dưỡng cá nhân là một phạm trù rất rộng mà không phải ai cũng có thể tư vấn được vì nó còn tùy thuộc thể trạng, khả năng hấp thu và đào thải của cơ thể.

Trên thực tế là anh em sẽ bắt gặp quanh chúng ta có nhiều người bạn ăn uống rất thoải mái nhưng không hề mập mạp tí nào, trái lại có những người chỉ thở không cũng đã mập. Chính vì vậy, các nhà khoa học dinh dưỡng ở Mỹ đang đặt mục tiêu sử dụng khoa học để có thể cá nhân hóa bữa ăn cho từng người.
[​IMG]

Dinh dưỡng chính xác

Nội dung của nghiên cứu này gọi là “dinh dưỡng chính xác cho sức khỏe” (Nutrition for Precision Health), được khởi động đầu năm 2023 trên 13 khu vực rải rác quanh nước Mỹ. Trước mắt họ sẽ nghiên cứu trên 10.000 tình nguyện viên ở các độ tuổi và thể trạng khác nhau. Mục đích của chương trình này cũng nghiên cứu chế độ dinh dưỡng cho những nhóm người thường bị bỏ qua trong các nghiên cứu trước đây, ví dụ người cao tuổi, người da màu, dân nông thôn, người khuyết tật, LGBTQ vv và vv.

Chương trình này đã mở link đăng ký cho ai cũng có thể đăng ký tham gia làm tình nguyện viên ở đây

Trước mắt, nghiên cứu này đang tiến hành giai đoạn đầu tiên gồm có 3 bước, thực hiện ngay tại nhà của họ:
  • Bước 1 của nghiên cứu kéo dài 2 tuần, các tình nguyện viên sẽ được cho ăn uống như thói quen thường ngày của họ.
  • Bước 2, chọn ra 1.500 trong số các tình nguyện viên kể trên, họ sẽ được chọn 1 trong các suất ăn kiêng, gởi trực tiếp về địa chỉ nhà của họ.
  • Bước 3, chọn ra 500 người và mời đến ở lại trung tâm nghiên cứu trong 2 tuần, ăn uống theo chế độ dinh dưỡng các chuyên gia đưa ra.

Tỏ ra lạc quan với nghiên cứu này, Sai Krupa Das, chuyên gia trao đổi chất ở trường đại học Tuffs, một trong 6 trung tâm nghiên cứu đang phối hợp với NIH cùng nghiên cứu đã nói: “(nghiên cứu này) giúp chúng tôi tiến thêm 1 bước trong việc đưa ra lời khuyên cho chế độ dinh dưỡng của từng nhóm người”.

Họ nghiên cứu như thế nào

Trong suốt thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học sẽ:
  • Thường xuyên lấy máu và nước tiểu của tình nguyện để xét nghiệm.
  • "Lập bản đồ” hoàn chỉnh hệ đường ruột của mỗi tình nguyện viên nhằm xác định thành phần vi khuẩn cư ngụ trong ruột của họ.
[​IMG]
  • Mỗi tnv sẽ đeo cảm biến đo chỉ số đường huyết để theo dõi sự tăng/giảm lượng đường huyết trong máu của họ. Việc này để giúp các nhà khoa học xác định được khả năng cơ thể của tnv xử lý carbohydrate như thế nào, carbohydrate thường được gọi tắt là carb, là thành phần có trong thức ăn, được cơ thể chuyển hóa thành năng lượng.
  • Ngoài ra, các chỉ số về giấc ngủ, mức độ căng thẳng, thời điểm ăn uống, và nhiều chỉ số khác cũng sẽ được theo dõi sát sao.

Bà Diana Thomas, giáo sư Toán học của Học viện Quân Sự Mỹ West Point, 1 trong những người tham gia vào nghiên cứu này, cho rằng nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia Mỹ sẽ giúp con người hiểu rõ hơn về chế độ ăn kiêng cá nhân.

Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra các biến số gây ảnh hưởng lên chế độ dinh dưỡng, từ đó các nhà nghiên cứu sẽ ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ra các thuật toán giúp đưa ra chế độ dinh dưỡng cho nhiều nhóm người có thể trạng và lối sống tương tự nhau.
tinhte-bua-an.jpg

Việc giúp mọi người có thể cá nhân hóa chế độ dinh dưỡng cho bản thân có ý nghĩa rất lớn trong sức khỏe cộng đồng. Phương pháp tiếp cận hiện nay thường làm cho người ta dễ dàng lờ đi lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng vì đôi khi họ thấy không có tác dụng thiết thực trên bản thân.

Quảng cáo


Ví dụ, các chuyên gia dinh dưỡng thường chỉ đưa ra những lời khuyên mang tính chung chung, ví dụ “ăn nhiều rau tốt cho đường ruột”, “không nên ăn nhiều đồ chiên xào”. Cà phê giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim, nhưng mà không phải ai cũng uống được cà phê, vv và vv.

Nghiên cứu sâu rộng về dinh dưỡng có thể so sánh với việc “đo ni đóng giày” trong may mặc vậy, thay vì 1 cái áo free size ai mặc cũng được. Thay vì nói “ăn kiểu người Nhật tốt cho sức khỏe”, các chuyên gia có thể tự tin đưa ra lời khuyên dinh dưỡng cho từng sắc tộc, từng độ tuổi, từng nhóm người cụ thể, và đây chính là mục tiêu chúng tôi hướng tới. Chuyên gia Sai Krupa Das của ĐH Tuff nói.


Chuyên gia trao đổi chất Sai Krupa Das cũng nói rằng, trước mắt nghiên cứu này không đủ sâu để có thể giúp đưa ra lời khuyên cụ thể cho việc cá nhân hóa bữa ăn cho từng người, vì vậy nghiên cứu mới được đặt tên là “dinh dưỡng chính xác”, thay vì là “cá nhân hóa bữa ăn”.

Nghiên cứu sẽ tập trung cho việc giúp mọi người ăn uống lành mạnh, thay vì ăn kiêng để giảm cân. Tuy nhiên, việc nghiên cứu kỹ về hệ vi khuẩn đường ruột có thể giúp chúng ta không phải ăn uống kiêng khem mà vẫn kiểm soát được cân nặng cơ thể một cách hiệu quả.
gut-microbiota.jpg

Gene so với lợi khuẩn

Nhiều thập kỉ qua, các nhà khoa học về di truyền học đều cho rằng yếu tố di truyền có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng của cơ thể. Tuy nhiên gần đây, người ta có vẻ đã ít quan tâm về gene hơn khi nghiên cứu về dinh dưỡng cá nhân.

Quảng cáo


Di truyền học có liên quan, nhưng nó sẽ không cung cấp các phương trình để đưa ra dự đóa về dinh dưỡng cá nhân, bởi vì cạnh đó còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng. Giáo sư Jose Ordovas, giám đốc khoa dinh dưỡng và gen ở ĐH Tuffs nói.

Hàng trăm nghiên cứu gần đây cho thấy hệ vi khuẩn đường ruột có vai trò quan trọng trong việc cơ thể chuyển hóa và hấp thụ thức ăn. Eran Elinav, chủ nhiệm khoa Hệ thống miễn dịch học của Viện Khoa học Weizmann ở Israel nói: Chúng ta vẫn cần phải nghiên cứu thêm về hệ vi sinh trong đường ruột, chúng hoạt động như thế nào và cách tối ưu chúng.

Lối sống cũng ảnh hưởng tới dinh dưỡng

Điều khó khăn nhất mà các nhà khoa học gặp phải khi nghiên cứu cách cá nhân hóa dinh dưỡng cho từng người đó là lối sống, thói quen hàng ngày, đôi khi nói rộng ra là tập quán của cộng đồng. Họ gọi đây là Exposome.

Khúc này mình lượt dịch từ CDC: Exposome là tập hợp tất cả những yếu tố con người tiếp xúc với môi trường (exposure) từ lúc sinh ra tới khi chết đi. Ví dụ thói quen ăn uống, khẩu vị mặn ngọt, giờ giấc sinh hoạt, tất tần tật những yếu tố này sẽ có tác động trực tiếp tới sức khỏe của mỗi người.

Eran Elinav nói rằng một trong những yếu tố kể trên đó là thời điểm lúc chúng ta ăn tối. Phòng thí nghiệm của ông đúc kết rằng hệ khuẩn đường ruột cũng có nhịp sinh học riêng. Số lượng lợi khuẩn trong ruột, tần suất hoạt động, cường độ làm việc của chúng có thể dự đoán được trong khoảng thời gian lên tới 24 tiếng.
tinhte-bua-an-kieng.jpg

Khi chúng ta bị đảo lộn nhịp học sinh, lấy ví dụ đơn giản là chuyến bay đường dài làm thay đổi giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ. Sự thay đổi này làm ảnh hưởng tới “quy trình làm việc” của hệ khuẩn đường ruột.

Các nghiên cứu trên chuột cho thấy tỷ lệ béo phì, tiểu đường type 2 và ung thư đều có liên quan mật thiết tới việc thay đổi bất thường và thường xuyên trong lịch trình ăn, ngủ. Tất cả đều bắt đầu từ thay đổi trong hệ khuẩn đường ruột.

Một giấc ngủ chập chờn, căng thẳng và mệt mỏi suốt đêm gây tác động tiêu cực lên hệ trao đổi chất của cả những người khỏe mạnh, có chế độ ăn uống lành mạnh. Giáo sư Das nói.

Nghiên cứu về dinh dưỡng chính xác này của VIH sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa gene, hệ vi khuẩn đường ruột và lối sống hàng ngày, từ đó giúp họ có thể đưa ra lời khuyên chính xác hơn về chế độ dinh dưỡng cho mọi người. “Trong vòng 5-10 năm tới, chúng ta sẽ đạt được những tiến bộ vượt bậc trong việc đề xuất chế độ ăn kiêng. Khi nghiên cứu của VIH cho kết quả, chúng ta sẽ biết thêm rất nhiều điều”. Giáo sư Thomas của HVQS West Point nói.

Theo NatGeo
20 bình luận

Xu hướng

mrqd
TÍCH CỰC
2 tháng
Sau 30 phút tôi uống 2 vại bia (khoảng 1kg), ăn khoảng 0.5kg thức ăn, nhưng nhảy lên cân thì... Chẳng lên tị gì? Nó đi đâu?
@mrqd Cân hỏng
Hệ vi sinh đường ruột khá quan trọng
@BambooTank Phải gọi là rất quan trọng, ko có nó chắc chắn chết, nó có vấn đề thì bệnh yếu. Mọi bệnh đường ruột đều có yếu tố do bất thường lợi khuẩn ruột.
@huykhanh95hup ăn sữa chua nhiều là hết bác nhỉ
MarkLuu
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@toilachi9 Không đâu, thực chất lợi khuẩn trong sữa chua có bổ sung cho lợi khuẩn đường ruột hay không thì chưa có nghiên cứu nào chắc chắn, vì phần lớn lợi khuẩn đều sẽ bị xem là dị vật và bị đào thải. Ăn sữa chua sẽ giúp bụng tốt hơn thực chất chỉ là marketing mà thôi.
Tôi có cơ địa lạ lùng là sở di ăn gạo dẻo hay xôi thì sẽ ngay lập tức đói dù ăn rất nhiều rất no sau 1.5 - 2 giờ. Nhưng chỉ ăn gói mì tôm hay ổ bánh mì nhỏ cũng no đến trưa mà không hề thấy đói nhanh. Đặc biệt là uống cafe trước buổi sáng hay không ăn sáng luôn cũng không đói đến trưa. Nhưng uống cf sau buổi ăn sáng thì y như là đói rất nhanh sau đó.
Tôi chân thành chia sẻ mong các bạn góp ý đặc biệt là các bạn có cơ địa về án uống giống như tôi
ttnq
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@CdqHung1901 Bạn ăn chất bột không kèm đạm với béo thì đói rất nhanh
Bánh mì có chất béo, mì tôm có chất béo nên no lâu
Cafe buổi sáng bạn uống với đường nên đói rất nhanh
Bạn thử cafe pha nước cốt dừa đi bạn sẽ no lâu thôi
@CdqHung1901 ăn xôi kèm tí thịt hoặc trứng là sẽ lâu đói
@BenGlo Có mà bác 2 gói xôi ga lạp xưởng và ruốc đây âp cũng vậy à bác. Cảm ơn bác tư vấn
Ăn uống đủ để cơ thể khoẻ mạnh thì rất đơn giản, ko quá phức tạp như khoa học. Cứ xem thành phần tế bào gồm có gì rồi cấp cho nó cái đó. Nói có thể ae hơi giật mình là chúng ta cần rất nhiều cholesterol , chất béo bão hoà để làm mới tế bào mỗi ngày. Chính vì thế những người bệnh ốm hay được cho dùng nước hầm gà, hầm xương hay cá hầm là như vậy. Ngoài ra thì hệ lợi khuản ruột cực kỳ quan trọng, ko có nó thì ruột coi như vứt, ko làm ăn gì được. Nên bổ sung bằng các loại đồ uống lên men. Cái ko cần mà hiện nay đang thừa quá nhiều là đường, tương lai thì bệnh tật nhiều do tuổi trẻ đã ăn quá nhiều đường.

Còn chế độ hiện nay hay dùng là đong đếm 3 nhóm chất, đường đạm mỡ, rồi calo. Phức tạp mà ko hiệu quả, ko cần thiết. Có khi mất cả ngày để chuẩn bị ăn cho chuẩn
@huykhanh95hup đường đạm mỡ: cơm cho đường, thịt hoặc cá cho đạm với mỡ và rau cho chất xơ:VV sao nó đơn giản thế, phức tạp gì
@BenGlo Bao nhiêu gam, lúc nào là tốt =))

Roi ở lượng và thời điểm. Tôi quen vài ng suốt ngày chỉ chuẩn bị cho bữa ăn 😂
@huykhanh95hup ăn 3 bữa mỗi ngày không bỏ bữa, ăn no thì thôi, mỗi thứ 1 ít
đâu phải quy trình sản xuất đâu mà phải quá chính xác

Mấy người kia đến khoa học có khi còn chịu nữa là 😂
hppl
TÍCH CỰC
2 tháng
bữa sáng rất quan trọng vậy mà chúng nó bắt con nít học 7h sáng ,tụi nhỏ ăn vội vàng thì sao học hành nổi
Im lặng đi
@hppl ĂN SỚM ĐI BÁC
hoang559
TÍCH CỰC
2 tháng
@hppl mấy em bên indo đang thử đi học lúc 5h sáng chắc chớt
Cười vô mặt
Bọn Mỹ ăn gì mà to vậy anh em, lứa người VN thuần chung ba mẹ mà đẻ ở Mỹ tụi nó lớn cũng to quá trời, chứng tỏ đồ ăn cũng buff phần nào
@bạn nhật Cơ thể tự điều chỉnh thôi, F3 VN hay châu Á đều bự như tụi nó. Đời F3 là Gene tự điều chỉnh hấp thu kiểu ăn uống Mỹ rồi.
@bạn nhật Chắc là ngũ cốc kèm sữa 😁
luu-y-khi-chon-mua-ngu-coc-an-sang-4_800x442.jpg

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2023 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02862713156
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019