Các tập đoàn công nghệ lớn nhất và các CEO của họ đã làm rất nhiều điều để lấy lòng Tổng thống Trumph: chẳng hạn như đã chi hàng triệu USD cho lễ nhậm chức, tổ chức những bữa tiệc sang trọng và những buổi vinh danh ông, đồng thời để ông đứng ra công bố và nhận công về các dự án sản xuất trị giá hàng tỷ USD. Nhưng chưa đầy 3 tháng sau nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Trumph vẫn phớt lờ những nỗ lực này.
Loạt thuế quan quy mô lớn mà ông Trump thông báo tuần trước đang gây áp lực lên chuỗi cung ứng iPhone của Apple và khiến Amazon, Meta, Google cùng Microsoft phải chi nhiều hơn để xây dựng các siêu máy tính phục vụ trí tuệ nhân tạo. Trumph cũng đã cắt giảm ngân sách liên bang dành cho nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử. Chính sách siết chặt nhập cư của ông cũng khiến giới công nghệ lo ngại chuyện khan hiếm nhân tài. Thêm nữa, chính quyền Trump cũng không buông lập trường cứng rắn về kiểm soát quyền lực của các tập đoàn công nghệ lớn, bắt đầu từ tuần tới với phiên tòa chống độc quyền nhằm chia tách Meta, công ty sở hữu Facebook, Instagram và WhatsApp.
Kể từ lễ nhậm chức, tổng giá trị thị trường của Amazon, Apple, Google, Meta và Microsoft đã giảm 22%, chỉ còn 10 nghìn tỷ USD. Chỉ số Nasdaq, nơi tập trung nhiều cổ phiếu công nghệ, cũng sụt 21%.
Nỗ lực lấy lòng ông Trump lần này trái ngược hẳn với cách ngành công nghệ phản ứng trong nhiệm kỳ đầu của ông. Lúc đó, nhiều lãnh đạo công nghệ thể hiện thái độ đối đầu. Họ hy vọng rằng với tiền quyên góp và nhiều hành động lấy lòng, lần này ông Trump sẽ đối xử nhẹ nhàng hơn với ngành công nghệ, chẳng hạn như nới lỏng quy định với các ngành như năng lượng và ô tô.
Loạt thuế quan quy mô lớn mà ông Trump thông báo tuần trước đang gây áp lực lên chuỗi cung ứng iPhone của Apple và khiến Amazon, Meta, Google cùng Microsoft phải chi nhiều hơn để xây dựng các siêu máy tính phục vụ trí tuệ nhân tạo. Trumph cũng đã cắt giảm ngân sách liên bang dành cho nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử. Chính sách siết chặt nhập cư của ông cũng khiến giới công nghệ lo ngại chuyện khan hiếm nhân tài. Thêm nữa, chính quyền Trump cũng không buông lập trường cứng rắn về kiểm soát quyền lực của các tập đoàn công nghệ lớn, bắt đầu từ tuần tới với phiên tòa chống độc quyền nhằm chia tách Meta, công ty sở hữu Facebook, Instagram và WhatsApp.

Kể từ lễ nhậm chức, tổng giá trị thị trường của Amazon, Apple, Google, Meta và Microsoft đã giảm 22%, chỉ còn 10 nghìn tỷ USD. Chỉ số Nasdaq, nơi tập trung nhiều cổ phiếu công nghệ, cũng sụt 21%.
Nỗ lực lấy lòng ông Trump lần này trái ngược hẳn với cách ngành công nghệ phản ứng trong nhiệm kỳ đầu của ông. Lúc đó, nhiều lãnh đạo công nghệ thể hiện thái độ đối đầu. Họ hy vọng rằng với tiền quyên góp và nhiều hành động lấy lòng, lần này ông Trump sẽ đối xử nhẹ nhàng hơn với ngành công nghệ, chẳng hạn như nới lỏng quy định với các ngành như năng lượng và ô tô.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự quy thuận này của giới lãnh đạo Thung lũng Silicon dường như là một sự hiểu sai về cách thành công trong chính trường của ông Trump. Một ý kiến cho rằng mối quan hệ giữa các lãnh đạo công nghệ với Tổng thống chỉ là con đường một chiều, có qua mà không có lại. Họ cho ông ấy mọi thứ, còn ông ấy chẳng hứa hẹn gì, mà trong trường hợp này lại là điều tốt.

Tuy vậy, điều đó vẫn không ngăn họ tiếp tục “ve vãn”. Tuần trước, CEO Meta Mark Zuckerberg đã đến Nhà Trắng để thuyết phục chính quyền dàn xếp vụ kiện chống độc quyền do Ủy ban Thương mại Liên bang khởi xướng chống lại Meta. Các lãnh đạo công nghệ khác, bao gồm cả CEO Google Sundar Pichai, cũng đã có mặt tại Nhà Trắng trong vài tuần gần đây. Các công ty cho biết họ muốn tham gia đối thoại với ông Trump về nhiều vấn đề và đang cân nhắc tác động dài hạn từ chính sách của ông.
Mối quan hệ căng thẳng giữa ngành công nghệ và ông Trump đã bắt đầu từ ít nhất năm 2016, khi nhiều lãnh đạo công nghệ công khai ủng hộ Hillary Clinton và quyên góp cho chiến dịch tranh cử của bà. Sau khi ông Trump đắc cử, các lãnh đạo công nghệ chỉ trích lệnh cấm nhập cảnh với người Hồi giáo và sự hoài nghi của ông về vắc xin Covid-19. Chính quyền Trump trong nhiệm kỳ đầu cũng đã có lập trường cứng rắn về mặt quy định đối với ngành công nghệ, đệ đơn kiện chống độc quyền với Google và Meta. Ông Trump liên tục chỉ trích mạng xã hội và các nền tảng internet khác vì kiểm duyệt ông và nắm quá nhiều quyền lực. Ông cũng đổ lỗi cho các nền tảng này góp phần khiến ông thất cử năm 2020.

Thái độ của giới công nghệ với ông Trump đã thay đổi đột ngột vào năm ngoái, sau khi ông bị thương trong một vụ ám sát. Ngay sau vụ việc đó, Zuckerberg gọi ông là một “người gan lì.” Jeff Bezos ca ngợi Trump vì “bình tĩnh giữa hiểm nguy.” Elon Musk đã công khai ủng hộ ông Trump, đồng thời đi vận động và quyên góp tới 300 triệu USD cho chiến dịch tranh cử của ông.
Sau cuộc bầu cử, CEO Apple Tim Cook, cùng với Meta, Google và Amazon, mỗi công ty đã quyên góp 1 triệu USD cho lễ nhậm chức. Nhiều lãnh đạo trong số này cũng đã đến khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump ở Palm Beach, Florida. Tại lễ nhậm chức, Musk, Bezos, Zuckerberg, Cook và Pichai đều xuất hiện trên khán đài bên cạnh các thành viên nội các. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Trumph nói rằng: “Nhìn vào lễ nhậm chức đi, nhìn những người có mặt trên sân khấu – đó là danh sách những cái tên từng hoàn toàn chống đối tôi trong nhiệm kỳ đầu."
Dù vậy, có người vẫn hái được quả ngọt. Musk giờ là cố vấn thân cận của tổng thống, và các doanh nghiệp của Musk có khả năng sẽ hưởng lợi từ mối quan hệ gần gũi này. Ông Trump cũng đã ký sắc lệnh hành pháp tạm hoãn việc bán hoặc cấm TikTok, vốn được yêu cầu bởi một đạo luật được thông qua năm ngoái do lo ngại an ninh liên quan đến ByteDance.
Quảng cáo

Dù đã cắt giảm tài trợ liên bang, ông Trump vẫn để ngỏ khả năng duy trì cách tiếp cận nới lỏng trong quản lý trí tuệ nhân tạo. Đây là thứ mà ông tuyên bố là ưu tiên hàng đầu để đánh bại Trung Quốc trong cuộc đua dẫn đầu công nghệ toàn cầu. Tháng trước, Google, Microsoft, Meta và nhiều “ông lớn” công nghệ khác đã gửi đề xuất kêu gọi chính quyền không can thiệp. Ngoài ra, các cơ quan quản lý Mỹ gần như đã dần buông bỏ hoàn toàn chiến dịch siết chặt kéo dài nhiều năm đối với ngành công nghiệp tiền điện tử. Đây là một lĩnh vực đầy biến động, thường xuyên vướng phải gian lận, lừa đảo và trộm cắp.
Tuy nhiên, các công ty công nghệ vẫn đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng dưới chính quyền Trump hiện tại. Những người mới được bổ nhiệm đứng đầu Bộ Tư pháp và Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) không có dấu hiệu sẽ giảm nhẹ loạt vụ kiện chống độc quyền đang được tiến hành đối với Google, Meta, Amazon và Apple.

Ông Trump đã bổ nhiệm Gail Slater làm người đứng đầu bộ phận chống độc quyền tại Bộ Tư pháp. Gail Slater một luật sư kỳ cựu và cũng là người thường xuyên chỉ trích ngành công nghệ. Trong thông báo bổ nhiệm, ông Trump nhấn mạnh vai trò quan trọng của bà trong việc kiểm soát các “ông lớn” Thung lũng Silicon. “Big Tech đã lộng hành suốt nhiều năm, kìm hãm cạnh tranh trong lĩnh vực sáng tạo nhất của chúng ta, và như tất cả chúng ta đều biết, lợi dụng sức mạnh thị trường để bóp nghẹt quyền lợi của rất nhiều người Mỹ, cũng như các công ty nhỏ!” ông Trump viết trên Truth Social.
Tổng thống cũng bổ nhiệm Andrew Ferguson làm Chủ tịch FTC. Ông là người từng bày tỏ lo ngại về quyền lực của các công ty mạng xã hội. Tuần tới, Ferguson sẽ dẫn đầu phiên tòa chống độc quyền với Meta, trong đó chính phủ cáo buộc Facebook đã thâu tóm Instagram và WhatsApp gần một thập kỷ trước để củng cố vị thế độc quyền trong lĩnh vực mạng xã hội. Chưa rõ nỗ lực của ông Zuckerberg nhằm đạt được thỏa thuận dàn xếp có thành công hay không. Nhưng quyết định cuối cùng về việc có tiếp tục vụ kiện hay không sẽ do Tổng thống quyết định. Ferguson cũng nói thêm rằng nhiều khả năng Trump sẽ không yêu cầu rút lại vụ kiện với Meta.
Quảng cáo

Có lẽ cú đánh mạnh nhất vào ngành công nghệ đến từ các mức thuế mới được công bố tuần trước. Apple chính là một trong những công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Apple sản xuất tới 90% iPhone bán ra toàn cầu tại Trung Quốc, nơi mức thuế vốn đã ở mức 20% và đã tăng lên 104% trong tuần này.
Nhiều chuyên gia cho rằng những mức thuế này sẽ đẩy giá tiêu dùng lên và khiến các đối tác thương mại của Apple và nước Mỹ trả đũa.
Theo NYT