Năm 2022 có 180 vệ tinh được phóng thành công lên quỹ đạo, chưa kể những cái thất bại. Tính tới giữa năm 2022, có khoảng 5.500 vệ tinh đang bay trên đầu của chúng ta, điều này khiến cho các nhà khoa học vũ trụ đau đầu tìm cách giảm rác thải vũ trụ từ hoạt động phóng vệ tinh.
Nếu anh em từng xem phim sci-fi Gravity (2013) thì có thể hình dung được rác thải ngoài vũ trụ nguy hiểm như thế nào. Nếu không được kiểm soát và bay tứ tung, chúng có thể va chạm và phá hủy các vệ tinh trị giá hàng tỷ đô đang cung cấp internet, định vị GPS, truyền hình số mặt đất vv cho chúng ta sử dụng mỗi ngày.
Lý do mà các nhà khoa học lo ngại là hoàn toàn có cơ sở. Rạng sáng ngày 2/4/2018, Thiên Cung 1 của Trung Quốc bị mất kiểm soát đã bị cho rơi tự do xuống nam Thái Bình Dương, gần đây nhất là tên lửa Trường Chinh 5B cũng bị bỏ để rơi xuống địa cầu hồi đầu tháng 11/22.
Hôm thứ Sáu 3/3, Bộ tư lệnh Vũ trụ (US Space Command) của Mỹ đã đưa ra bảng quy tắc ứng xử về rác thải không gian để các công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ của Mỹ thực hiện. “Ý tưởng của chúng tôi là các nước khác cũng làm như vậy” - thiếu tướng Richard Zellman, phó giám đốc bộ chỉ huy US Space Command cho biết.
Nếu anh em từng xem phim sci-fi Gravity (2013) thì có thể hình dung được rác thải ngoài vũ trụ nguy hiểm như thế nào. Nếu không được kiểm soát và bay tứ tung, chúng có thể va chạm và phá hủy các vệ tinh trị giá hàng tỷ đô đang cung cấp internet, định vị GPS, truyền hình số mặt đất vv cho chúng ta sử dụng mỗi ngày.

Lý do mà các nhà khoa học lo ngại là hoàn toàn có cơ sở. Rạng sáng ngày 2/4/2018, Thiên Cung 1 của Trung Quốc bị mất kiểm soát đã bị cho rơi tự do xuống nam Thái Bình Dương, gần đây nhất là tên lửa Trường Chinh 5B cũng bị bỏ để rơi xuống địa cầu hồi đầu tháng 11/22.
Hôm thứ Sáu 3/3, Bộ tư lệnh Vũ trụ (US Space Command) của Mỹ đã đưa ra bảng quy tắc ứng xử về rác thải không gian để các công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ của Mỹ thực hiện. “Ý tưởng của chúng tôi là các nước khác cũng làm như vậy” - thiếu tướng Richard Zellman, phó giám đốc bộ chỉ huy US Space Command cho biết.
Trước mắt, bộ quy tắc ứng xử yêu cầu các công ty hàng không vũ trụ có phương án an toàn để xử lý vệ tinh, tên lửa đã qua sử dụng, nếu không thể tiêu hủy thì ít nhất cũng phải điều khiển chúng bay tới những vị trí an toàn, không “đụng chạm tới ai”. Ngoài ra, họ cũng cần thông báo kịp thời cho các bên liên quan khi vệ tinh của họ bị sự cố, có thể dẫn tới mất an toàn cho các vệ tinh khác.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/03/6349655_tinhte-starlink.jpg)
Vệ tinh Starlink nhìn thấy trên bầu trời South Funen, Đan Mạch. Ảnh của tác giả Ritzau Scanpix/Mads Claus Rasmussen chụp đêm 21/4/2020 bằng kỹ thuật phơi sáng
Hiện nay rất nhiều công ty tư nhân tham gia chạy đua trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, nổi bật nhất có thể kể tới SpaceX của tỷ phú Elon Musk, họ đã phóng tổng cộng 3.055 vệ tinh lên hạ quỹ đạo của Trái đất cho hoạt động kinh doanh internet không dây toàn cầu. Mục tiêu dài hạn của Elon Musk là sẽ phóng 12.000 vệ tinh.
Để cạnh tranh với Starlink của SpaceX, Trung Quốc tuyên bố khởi động dự án GW, phóng 13.000 vệ tinh lên hạ quỹ đạo để phủ sóng internet.

Astroscale, Northrop Grumman, Maxar và Airbus là những công ty đang nghiên cứu công nghệ tái chế vệ tinh trên vũ trụ. 2 trong số những giải pháp mà họ đang đổ tiền thử nghiệm đó là phóng module tiếp nhiên liệu lên để kéo dài tuổi thọ của những vệ tinh "hết pin". Công nghệ còn lại là đưa thêm 1 vệ tinh lên ráp nối để nâng cấp, sửa chữa những vệ tinh bị lỗi.
Ngoài những cái tên kể trên, công ty Neumann Space của Úc còn nghiên cứu 1 giải pháp khác: tái chế các vệ tinh đã bị hư hỏng. Bằng cách nào đó, họ sẽ khai thác các thành phần kim loại trong những vệ tinh hư hỏng kia tạo thành nhiên liệu plasma, để tiếp thêm nhiên liệu cho các vệ tinh mới phóng lên.
"Điều tuyệt vời đó là chúng ta có thể kéo dài thêm sứ mệnh của các vệ tinh bằng cách tiếp thêm nhiên liệu cho chúng bằng những kim loại đang có sẵn trên đó." Ông Herve Astier, CEO của Neumann Space phát biểu. Dự kiến tháng 6 năm nay họ sẽ phóng vệ tinh lên để thử phương pháp này.
Quảng cáo