60 triệu năm trước đây, khi mảng lục địa Á-Âu va vào mảng lục địa Ấn Độ, các rặng núi bắt đầu hình thành. Bởi vì các mảng này có mật độ tương đương nhau nên cái này không thể thấp hơn cái kia, và như thế những ngọn núi không còn cách nào khác là cứ vươn cao. Bây giờ, dãy núi Himalaya là dãy núi cao nhất thế giới với đỉnh Everest là nóc nhà của thế giới với độ cao 8.848 m so với mực nước biển. Xếp sau Everest là K2, cao 8,6 km. Câu hỏi đặt ra là liệu những ngọn núi này có cao hơn nữa không? Và các ngọn núi có thể cao tối đa bao nhiêu trên Trái Đất? Về mặt lý thuyết, một ngọn núi có thể cao hơn kha khá đỉnh Everest, tuy nhiên, nó phải vượt qua được một số thử thách khi nó cao lên. Ví dụ, bởi vì lực hấp dẫn của Trái Đất, bất kỳ đống đá nào mọc lên thành núi sẽ có xu hướng trượt xuống, giống như một cục bột bánh mì sẽ từ từ xẹp xuống khi đặt trên bàn.
Ngọn núi Olympus Mons trên sao Hỏa với độ cao gấp 3 lần đỉnh Everest.
Các quá trình khác, như xói mòn, cũng làm cho các ngọn núi không phát triển quá cao. Các sông băng làm rất tốt trong việc khoét núi, khiến nó không thể cao thêm nhiều hơn được nữa. Hiện tượng xói mòn do băng này giống như một lưỡi cưa bởi vì từ từ nó làm khoét phần bên của một ngọn núi, làm cho núi có độ dốc cao, từ đó đất đá dễ bị sạt lở. Tác động của xói mòn và trọng lực nghĩa là núi càng cao và to thì áp lực do trọng lực tạo ra càng lớn và có xu hướng sụp đổ càng nhanh. Đỉnh Everest cho dù được cho là có thể cao hơn nữa nhưng sườn dốc phía nam của nó có vẻ không ổn định, điều này có thể dẫn tới việc sạt lở.
Tuy nhiên, có nhiều cách để một ngọn núi có thể cao hơn Everest, thậm chí cao hơn cả 1,6 km nhưng chỉ khi có đủ các điều kiện phù hợp. Đầu tiên, nó phải được hình thành từ quá trình phun trào núi lửa chứ không phải từ sự va chạm của các lục địa. Núi lửa phát triển khi chúng phun trào, giống như quần đảo Hawaii. Dung nham chảy ra từ núi lửa nguội dần theo từng lớp, khiến núi lửa ngày càng cao hơn. Và để ngọn núi tiếp tục cao hơn, nó sẽ cần một nguồn mắc-ma liên tục được bơm ngày càng hơn, cho phép nó phun trào, chảy xuống các sườn núi và nguội đi. Quá trình hoạt động của núi lửa này chính là cách mà ngọn núi cao nhất trong Hệ Mặt trời, ngọn Olympus Mon trên sao Hỏa, được hình thành. Cao tới 25 km, ngọn núi này cao đến mức nó thực sự chọc thủng bầu khí quyển của sao Hỏa.
Hoạt động phun trào của núi lửa ở Hawaii.
Olympus Mons có thể cao đến như vậy vì sao Hỏa thiếu các mảng kiến tạo, vốn là các mảng lớn của lớp vỏ chi phối các quá trình địa chất của Trái Đất. Olympus Mons hình thành trên một giếng sâu chứa mắc-ma liên tục phun trào. Giống như quần đảo Hawaii, dung nham phun trào này sẽ chảy xuống các sườn núi và sau đó nguội đi, hình thành một lớp đá mới. Tuy nhiên, ngay cả khi quần đảo Hawaii cũng được hình thành từ một giếng dung nham, mảng kiến tạo Thái Bình Dương vẫn tiếp tục di chuyển, nên các đảo ở Hawaii sẽ không ở “điểm nóng” đủ lâu để núi có thể cao bằng Olympus Mons.
Nhưng ngay cả những ngọn núi khổng lồ như Olympus Mons cũng có giới hạn. Nếu núi lửa vẫn còn hoạt động, nhiều khả năng là nó không còn cao hơn nhiều nữa, bởi vì áp lực cần thiết để bơm mắc-ma lên đỉnh núi sẽ không đủ mạnh để vượt qua các lực khác, chẳng hạn như độ cao của ngọn núi và lực hấp dẫn của sao Hỏa.
Ngọn núi Olympus Mons trên sao Hỏa với độ cao gấp 3 lần đỉnh Everest.
Các quá trình khác, như xói mòn, cũng làm cho các ngọn núi không phát triển quá cao. Các sông băng làm rất tốt trong việc khoét núi, khiến nó không thể cao thêm nhiều hơn được nữa. Hiện tượng xói mòn do băng này giống như một lưỡi cưa bởi vì từ từ nó làm khoét phần bên của một ngọn núi, làm cho núi có độ dốc cao, từ đó đất đá dễ bị sạt lở. Tác động của xói mòn và trọng lực nghĩa là núi càng cao và to thì áp lực do trọng lực tạo ra càng lớn và có xu hướng sụp đổ càng nhanh. Đỉnh Everest cho dù được cho là có thể cao hơn nữa nhưng sườn dốc phía nam của nó có vẻ không ổn định, điều này có thể dẫn tới việc sạt lở.
Tuy nhiên, có nhiều cách để một ngọn núi có thể cao hơn Everest, thậm chí cao hơn cả 1,6 km nhưng chỉ khi có đủ các điều kiện phù hợp. Đầu tiên, nó phải được hình thành từ quá trình phun trào núi lửa chứ không phải từ sự va chạm của các lục địa. Núi lửa phát triển khi chúng phun trào, giống như quần đảo Hawaii. Dung nham chảy ra từ núi lửa nguội dần theo từng lớp, khiến núi lửa ngày càng cao hơn. Và để ngọn núi tiếp tục cao hơn, nó sẽ cần một nguồn mắc-ma liên tục được bơm ngày càng hơn, cho phép nó phun trào, chảy xuống các sườn núi và nguội đi. Quá trình hoạt động của núi lửa này chính là cách mà ngọn núi cao nhất trong Hệ Mặt trời, ngọn Olympus Mon trên sao Hỏa, được hình thành. Cao tới 25 km, ngọn núi này cao đến mức nó thực sự chọc thủng bầu khí quyển của sao Hỏa.
Hoạt động phun trào của núi lửa ở Hawaii.
Olympus Mons có thể cao đến như vậy vì sao Hỏa thiếu các mảng kiến tạo, vốn là các mảng lớn của lớp vỏ chi phối các quá trình địa chất của Trái Đất. Olympus Mons hình thành trên một giếng sâu chứa mắc-ma liên tục phun trào. Giống như quần đảo Hawaii, dung nham phun trào này sẽ chảy xuống các sườn núi và sau đó nguội đi, hình thành một lớp đá mới. Tuy nhiên, ngay cả khi quần đảo Hawaii cũng được hình thành từ một giếng dung nham, mảng kiến tạo Thái Bình Dương vẫn tiếp tục di chuyển, nên các đảo ở Hawaii sẽ không ở “điểm nóng” đủ lâu để núi có thể cao bằng Olympus Mons.
Nhưng ngay cả những ngọn núi khổng lồ như Olympus Mons cũng có giới hạn. Nếu núi lửa vẫn còn hoạt động, nhiều khả năng là nó không còn cao hơn nhiều nữa, bởi vì áp lực cần thiết để bơm mắc-ma lên đỉnh núi sẽ không đủ mạnh để vượt qua các lực khác, chẳng hạn như độ cao của ngọn núi và lực hấp dẫn của sao Hỏa.