Các nhà khoa học chế tạo thành công chip máy tính từ gỗ

ND Minh Đức
28/5/2015 16:14Phản hồi: 31
Các nhà khoa học chế tạo thành công chip máy tính từ gỗ
Tinhte-chip-bang-go.jpg
Con chip có nguồn gốc từ gỗ với phần đế trong suốt đang được đặt trên một chiếc lá

Trong nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature, nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Wiscosin Madison tuyên bố đã chế tạo thành công chip máy tính từ gỗ. Theo đó, các nhà khoa học sử dụng những miếng nano cellulose (CNF) tạo ra từ gỗ, sau đó phủ lên một lớp epoxy nhằm cố định, chống ẩm và tạo thành lớp nền để đặt các vi mạch khác lên đó. Họ hy vọng rằng kỹ thuật này sẽ được tiếp tục phát triển nhằm tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường, có thể tái chế và hạn chế lãng phí.

Khác với những sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ vốn đang được sử dụng rộng rãi để chế tạo đế cho những con chip máy tính hiện nay, gỗ là một nguồn tài nguyên có thể tái tạo. Tuy nhiên, nó vẫn mắc phải nhược điểm là dễ bị thoái hóa sau thời gian sử dụng. Người dẫn đầu nghiên cứu Zhenqiang Ma cho biết: "Phần lớn các vật liệu trong một con chip đều mang tính hỗ trợ. Trong khi chúng ta chỉ sử dụng vài micro mét cho tất cả mọi thứ. Bằng công nghệ này, chúng ta có thể bỏ những con chip trong rừng hoặc bất cứ nơi nào khác và nấm mốc, vi khuẩn sẽ giải quyết phần còn lại. Chip máy tính giờ đây sẽ an toàn như phân bón vậy."


Nghiên cứu được nhóm thực hiện từ năm 2009 và mới đây, họ đã đạt được bước tiến hết sức khả quan. Đầu tiên, họ "chẻ" gỗ ra thành những đơn vị nhỏ hơn ở kích thước nano (bé hơn dạng sợi thường được dùng trong quy trình sản xuất giấy) nhằm tạo ra các miếng CNF với đặc tính bền, dẻo, trong suốt. Tiếp theo, họ phủ thêm một lớp keo epoxy nhằm ngăn chặn độ ẩm khiến miếng gỗ nở ra, đồng thời tạo độ nhám để đặt các vi mạch khác lên đó. Sản phẩm cuối cùng là con chip máy tính có "bệ đỡ" làm từ gỗ.

Nhóm nghiên cứu cho rằng đây là một ý tưởng đầy hứa hẹn và sẽ chính thức được thương mại hóa trong vài năm tới. Trước giờ, cộng đồng luôn xem các sản phẩm điện tử như một loại hàng hóa dùng 1 lần rồi vứt. Thật vậy, nếu như chai thủy tinh có thể tái chế hoặc thức ăn vứt đi sẽ tự phân hủy, nếu bạn vứt một chiếc laptop vào thùng rác, nó vẫn sẽ còn ở đó. Hàng năm tại Mỹ có 3,2 triệu tấn rác điện tử phát sinh. Nhiều tổ chức đã cố gắng tìm cách tái chế chúng, tận dụng lại những vật liệu giá trị cao như vàng, bạch kim,… nhưng hàng tấn rác thải vẫn còn đó. Do đó, nhóm nghiên cứu hy vọng rằng giải pháp sử dụng gỗ trong quy trình sản xuất chip của họ sẽ có thể giải quyết được phần nào lượng rác thải điện tử khổng lồ nói trên.

Tham khảo SD, Nature
31 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

cuongibra
ĐẠI BÀNG
9 năm
cảm thấy mình đang ở cách đây mấy thế kỷ KHCN 😕
Không hiểu nổi sao biết mà làm ra được như thế. Công nghệ ngày càng chóng mặt
À mới phát hiện cái này. AE xài WP mở Search lên xem nhé
wp_ss_20150529_0001[1].png
@vophuochigh-tech Phát hiện từ sáng vì dùng bing làm trang chủ và tìm kiếm mặc định. chỉ là cái đế chip thì giải quyết đc j vấn đề rác thải điện tử, quá nhỏ nhoi
@vophuochigh-tech Ý bác là động sơn doòng à?
legiondark
TÍCH CỰC
9 năm
@henry_1177 Mở lên cortana bác ạ @@
@legiondark Ừ thanks bác, mình cũng xài Bing mà sáng giờ không để ý 😁
vutoantrang
ĐẠI BÀNG
9 năm
cái này là dùng sợi gỗ siêu nhỏ phết keo epoxy lên rồi dán các vi mạch điện tử , mục đích chính là thay thế nhựa tổng hợp trên các mảng vi vạch hiện tại có phải không các bác
long2004
TÍCH CỰC
9 năm
@vutoantrang Có lẽ đúng như vậy vì mình cũng không phải kỹ sư!
Mấy bác nc ngoài này có y tưởng thật tuyệt để bảo vệ môi trường khi chẻ hay chế biến gỗ thành những sợi siêu nhỏ, tiết kiệm được hàng trăm mg gỗ, chỉ có điều mình thắc măc rằng công nghệ để tinh chế gỗ đến mức như thế thì có tốn điện, công chế tạo máy móc, chế biến epoxy như thế có cần công nghệ đặc biệt j không nhỉ?
Trước đây có nghe một người bạn làm 'tay to' của một viện ở Tây u gì đó chua xót nói: khoảng 3/4 công trình nghiên cứu thoạt nhìn thân thiện với môi trường nhưng khi xem xét kỹ thì còn tác động khủng khiếp hơn đến môi trường! Điển hình như những dự án về tế bào năng lượng mặt trời, tưởng là sạch, nhưng thực tế công nghệ để chế tạo ra nó còn hại gấp chục lần hiệu quả nó mang lại ! Đó là lý do đến giờ nó không phổ biến trên toàn thế giới!
@long2004 bác quên điện mặt trời à :3
@long2004 Năng lượng MT ngày xưa mình cũng nghiên cứu đề tài từ CĐ lên đến ĐH đây.
Ưu điểm đủ thứ. Nhưng 2 nhược điểm chính: 1 là thiết bị đắt (nhất là mấy tấm panel pin), 2 là phụ thuộc quá lớn vào thời tiết (có thể tích trữ điện vào bộ lưu, nhưng chi phí cũng vọt lên) cho nên đến giờ vẫn không thể ứng dụng đại trà được, kể cả các nước lớn. 😕
Rồi tiếp theo là nhiên liệu sinh học. Thân thiện môi trường đâu chưa thấy. Nhưng để sản xuất ra 1 lượng nhiên liệu thì phải tiêu tốn cả tấn mía tấn sắn, trong khi ăn còn chưa có đủ. :eek:
@yuyukenshi Điện mặt trời thì free thật, nhưng tấm pin mặt trời khi hết sử dụng là 1 loại rác thải nguy hiểm @@
vutoantrang
ĐẠI BÀNG
9 năm
@long2004 Sản xuất cái gì cũng cần nguyên liệu và năng lượng mà bạn, quan trọng cái mới tạo ra nó có đỡ hại môi trường hơn cái cũ không thôi. Đến sản xuất con người còn hại sức khoẻ và tiêu tốn tiền bạc của cải mà


Gửi từ ... của tôi sử dụng Tinhte.vn
chihieuphan
ĐẠI BÀNG
9 năm
túm váy lại là chuyển từ bệ đỡ bằng nhựa sang vật liệu khác làm từ gỗ. vậy mà đọc tít em cứ tưởng chip full gỗ chớ :v
mối mọt thích điều này, rồi sẽ có một ngày bạn phải xịt thuốc chống mối cho thiết bị công nghệ @@


gửi từ vỉa hè Việt Nam
thachgia
ĐẠI BÀNG
9 năm
Nguy cơ cháy nhà rất cao. Tạo công ăn việc làm cho bọn lính cứu hỏa. Ôi thật sự không thể tin nổi!. Rồi một ngày có thể chế tạo ra các linh kiện khác bằng cách tận dụng cán quốc cán xẻng
Không thể tin nôi 😆 ...
mikan293
TÍCH CỰC
9 năm
Ở VN thì vứt bất kì cái laptop nào vào thùng rác thì nó đều lên Nhật Tảo =)).
Ko thể tin được :v
Sài vừa vừa thì được vì epoxy rất bền, do ko thể bị phân hủy. Epoxy ứng dung rất nhiều rồi, nhưng không được sử dụng phổ biến vì quá bền---> o nhiễm môi trường
A.R.R.O.W
TÍCH CỰC
9 năm
Và sẽ có thuốc diệt mối cho chip:p
beautiful
ĐẠI BÀNG
9 năm
có thật!
Thật tuyệt vời! Ko thể tin nổi!
goldvn109
TÍCH CỰC
9 năm
that khong the tin noi.jpg
hungle1905
TÍCH CỰC
9 năm
Loại gỗ mà các nhà khoa học sử dụng là loại sợi nano cellulose (cellulose nanofibril - CNF). Loại sợi này mỏng, linh hoạt và khi được phủ một lớp epoxy thì nó sẽ không trương nở cũng như hút ẩm như các loại gỗ thông thường,đứng đầu nghiên cứu Zhenqiang “Jack” Ma nói trong báo cáo.
NamJP
ĐẠI BÀNG
9 năm
chip sẽ an toàn như phân bón 😁
Dự án nghe có vẻ khá là điên rồ nhưng có tính thực tế rất cao 😃
Ban đầu đọc title, mình tưởng người ta chế tạo cấu trúc chip xử lý bằng gỗ
kô rõ chổ nầy nhỉ?
Xin phép đăng lại câu của anh Quảng:" Tuyệt vời" ... thật không thể tin nổi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019